Hãy cùng Bé ngủ ngon khám phá 6 tư thế ngủ của trẻ thông minh ba mẹ nhé. Biểu hiện của bé khi ngủ không chỉ là hành vi vô thức mà còn có thể phần nào phản ánh sự phát triển não bộ và tâm lý, sức khỏe của con.
1/ 6 tư thế ngủ của trẻ thông minh
Trẻ nằm nghiêng sang phải hoặc sang trái
Nằm nghiêng là 1 trong 6 tư thế ngủ của trẻ thông minh và còn tốt cho sức khỏe đường hô hấp của con.
Theo Tiến sĩ Benveniste (Khoa Gây mê và X quang, Trường Đại học Y Stony Brook, New York, Mỹ), tư thế ngủ nằm nghiêng có thể giúp loại bỏ các chất thải trong não hiệu quả hơn, giảm nguy cơ Alzheimer, Parkinson và các bệnh thần kinh khác so với tư thế nằm ngửa hoặc nằm sấp.
Điều này rất tốt cho sự phát triển não bộ và tâm lý của trẻ. Mặt khác, tư thế này hạn chế được áp lực lên phổi và các cơ quan nội tạng khác, giúp trẻ hô hấp và tiêu hóa tốt hơn.
Tư thế nằm sấp
Theo một nghiên cứu của ĐH Harvard trên 350 trẻ em có sức khỏe bình thường, các trẻ có thói quen ngủ nằm sấp thường có chỉ số thông minh IQ cao hơn và nhanh nhẹn hơn các trẻ khác.
Các chuyên gia tâm lý cho biết: trẻ nằm sấp khi ngủ thường hiếu động hơn, có cá tính riêng, nội tâm, rất nhạy cảm, dễ thích nghi, dũng cảm nhưng cũng dễ cáu gắt và hơi liều lĩnh.
Để trí thông minh của trẻ phát triển, bạn cũng cần kích thích liên tục từ môi trường bên ngoài. Một số trẻ hướng nội hơn, có nhiều suy nghĩ bên trong nên thoạt nhìn sẽ thông minh hơn. Nhưng theo thời gian, lợi thế này sẽ giảm đi. Do đó, hãy kết hợp cùng các kích thích bên ngoài để con phát huy tốt lợi thế của trí thông minh sẵn có.
Bên cạnh đó, tư thế này không tốt cho sức khỏe của trẻ vì dễ gây ngạt thở. Nếu đây thực sự là tư thế yêu thích của trẻ, khi chuyển qua tư thế khác con ngủ không ngon thì bạn hãy đảm bảo không gian ngủ xung quanh trẻ thật an toàn, không để khăn, đồ chơi... hay cá đồ vật khác trên giường ngủ của bé.
Tư thế ngủ dang rộng chân tay
Ngủ dang rộng chân tay cũng là một trong 6 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh thông minh. Trẻ hoàn toàn tự do khi ngủ, điều này cho thấy con nhận thức được môi trường xung quanh và trạng thái của chính mình.
Theo các chuyên gia tâm lý, hầu hết trẻ có thói quen ngủ dạng rộng chân tay đều hoạt bát, hướng ngoại, hiếu động. Khi lớn lên, trẻ thường rất tự tin, dũng cảm và dám thể hiện bản thân. So với tốc độ phát triển não bộ thì tư thế này sẽ kém tư thế nằm sấp một bậc, nhưng lại khá an toàn cho sức khỏe đường hô hấp và tiêu hóa của con.
Tư thế ngủ cuộn tròn
Nằm cuộn tròn hay còn gọi là tư thế bào thai, trẻ nằm cuộn tròn tự nhiên như con tôm nhỏ, mô phỏng lại hình dáng trẻ lúc còn trong bụng mẹ. Đây là tư thế bẩm sinh giúp trẻ cảm thấy được bảo vệ và an toàn nhất.
Thường khi ngủ ở tư thế này, trẻ sẽ có tính cách nhạy cảm, tâm lý có chút bất an, xa lạ với môi trường xung quanh. Do đó, khi thấy bé thường ngủ trong tư thế này, bạn hãy kiểm tra xem con có đang gặp khó chịu do phòng ngủ lạnh, ồn ào... hay gặp vấn đề thể chất nào không. Nếu con vẫn thường xuyên ngủ trong tư thế này thì ba mẹ nên quan tâm, nhẹ nhàng chia sẻ cùng con nhiều hơn. Vì đây có thể là dấu hiệu dự báo tính cách nghi ngờ, nhạy cảm, hung hăng... khi trẻ lớn lên. Khi đó, sự phát triển IQ cũng bị hạn chế.
Trẻ dễ chìm vào giấc ngủ khi nghe mẹ hát ru
Tuy không phải tư thế ngủ nhưng điều này cũng cho thấy sự phát triển trí não của trẻ. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã có thể cảm thụ được âm nhạc. Và khi chào đời, với những trẻ yêu thích âm nhạc, đặc biệt là lời ru của mẹ và chìm vào giấc ngủ sẽ có xu hướng phát triển trí não tốt hơn.
Trẻ thích ngủ cùng bố mẹ
Việc ngủ cùng bố mẹ hay không vẫn còn gặp nhiều ý kiến trái chiều. Cho con ngủ riêng sẽ giúp bé tự lập hơn, nhưng việc ngủ cùng lại giúp tạo sự gắn kết giữa cha mẹ và bé. Thế nên, ba mẹ hãy quyết định dựa trên mức độ hợp tác của con.
2/ Những mẹo cho bé ngủ đúng giờ phát triển tốt
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng với sự phát triển não bộ của trẻ. Nếu như 6 tư thế ngủ của trẻ thông minh trên đây chỉ là những dấu hiệu nhỏ mang tính chất gợi ý thì việc giúp trẻ được ngủ ngon, ngủ đủ và khoa học rất quan trọng.
Để giúp trẻ ngủ đúng giờ, trước hết ba mẹ hãy quan sát thói quen ngủ của con để tìm ra mốc thời gian phù hợp cho việc luyện ngủ. Thời gian đi ngủ phù hợp cần gần khoảng thời gian mà trẻ hay cảm thấy buồn ngủ, với các biểu hiện như: trẻ dụi mắt, ngáp, nhìn xa xăm, mắt nặng xuống, quấy khóc, hay làm nũng...
Hãy chuẩn bị cho trẻ một không gian ngủ tốt:
- Không gian yên tĩnh, ít ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp.
- Giường nệm thoải mái và an toàn, không để đồ chơi trên giường.
- Không cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ. Bởi ánh sáng xanh từ các thiết bị này sẽ ức chế quá trình tiết melatonin trong cơ thể, khiến trẻ khó ngủ và ngủ không sâu giấc.
- Chỗ ngủ nhất quán, giường chỉ dành riêng cho việc ngủ.
Sau đó, thiết lập để hình thành phản xạ có điều kiện liên quan tới giấc ngủ trong não bộ của trẻ, bằng các hoạt động đơn giản như: đọc sách, hát ru... Tránh dỗ bé bằng cho ngậm ti giả hay bú mẹ.
Bên cạnh đó, bạn hãy giúp con phân biệt rõ ngày - đêm bằng cách khiến không gian, hoạt động giữa ngày và đêm thực sự khác biệt. Khi trẻ thức dậy, nên mở hết rèm và bế con ra khỏi giường ngủ để đi dạo tiếp xúc với âm thanh bên ngoài, làm các hoạt động buổi sáng. Tối đến, hãy để con trong không gian yên tĩnh.
Nếu như sau 6 tháng tuổi mà trẻ vẫn chưa có nhịp sinh học tốt, gặp các khó khăn liên quan đến việc ngủ buổi tối như: khó ngủ, hay thức giấc về đêm, ngủ ít... thì ba mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung melatonin cho con.
Trong cơ thể, melatonin được tiết ra bởi tuyến tùng và ảnh hưởng mật trực tiếp đến chu kỳ thức - ngủ. Một số thảo dược, thực phẩm tốt cho giấc ngủ cũng là nhờ chứa thành phần này, như: trà hoa cúc, trà hoa lạc tiên, hạnh nhân, óc chó, gạo trắng... Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng melatonin tinh khiết cho hiệu quả nhanh và đặc biệt an toàn với sức khỏe của con, không gây lệ thuộc hay ảnh hưởng đến não bộ.
Trên đây là 6 tư thế ngủ của trẻ thông minh. Tuy nhiên, đây chỉ là những dấu hiệu nhỏ để ba mẹ có thể xem sự phát triển não bộ của con. Mỗi đứa trẻ đều thông minh theo một cách riêng, sở trường riêng. Chỉ số thông minh IQ hoàn toàn cải thiện được và phụ thuộc rất nhiều vào môi trường giáo dục, sức khỏe thể chất. Do đó, ba mẹ hãy bên cạnh nuôi dưỡng và dạy dỗ để các con phát huy được hết khả năng tiềm ẩn của mình nhé.