Gửi Câu Hỏi

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ và cách xử lý

Ngắm nhìn em bé ngủ có thể rất thú vị. Tuy nhiên, ba mẹ có thể sẽ lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ ở một số bé. May mắn khi mặc dù trông kỳ lạ nhưng hầu hết các nghiên cứu đều tin rằng tình trạng này không gây hại.

1/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ

Trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ

Trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ là một rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ ở trẻ sơ sinh. Đặc trưng bởi những cú giật mạnh, lặp đi lặp lại của các cơ lớn (cánh tay, chân và thân) trong khi ngủ. Khác với chứng mộng du hoặc các rối loạn khi ngủ khác, chứng giật tay chân khi ngủ ở trẻ sơ sinh là những chuyện động đơn giản, ngắn, lặp lại và dường như không có mục tiêu cụ thể.

Các nhà nghiên cứu không chắc chắn về nguyên nhân gây ra chứng giật tay chân khi ngủ ở trẻ sơ sinh. Có giả thuyết rằng các cử động này có thể xảy ra khi lớp vỏ bảo vệ xung quanh tủy sống của em bé chưa phát triển đầy đủ. Cơ thể bị kích hoạt và thực hiện các xung động mà lẽ ra đã bị cản trở.

Ngoài ra, chứng giật cơ khi ngủ ở trẻ sơ sinh có thể di truyền, thường gặp hơn ở những trẻ được sinh ra từ mẹ nghiên opioid. Tuy nhiên, nếu mẹ nghiện opioid thì hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để được kiểm tra chi tiết hơn cho bé và loại trừ các nguyên nhân khác.

2/ Trẻ bị giật chân tay khi ngủ có nguy hiểm không?

trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ

Trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ hầu hết là lành tính, trẻ thường không gặp phải bất kỳ tác động lâu dài nào từ chứng co giật này.

Tuy nhiên, mẹ cũng nên phân biệt chúng với các rối loạn vận động khác. Sự khác biệt chính là chứng giật tay chân lành tính không bao giờ xảy ra khi trẻ thức, sẽ dừng lại ngay lập tức khi bé thức dậy. Và chứng động kinh giật cơ, bệnh giật mình, cai thuốc và bồn chồn... xảy ra khi trẻ thức.

Một rối loạn tương tự khác lúc ngủ là rối loạn cử động chân tay định kỳ (PLMD), nhưng các chuyển động lúc ngủ sẽ kéo dài hơn 10 giây, hay gặp ở chân hơn và thường đi kèm với những thay đổi trong hoạt động của não.

3/ Cách xử lý khi bé bị giật chân tay

Bé sơ sinh bị giật tay chân khi ngủ thường lành tính và tự khỏi mà không cần điều trị do đó ba mẹ không cần lo lắng quá. Việc cố gắng kẹp người lại hoặc uống thuốc chống co giật không có tác dụng gì, thậm chí có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Thay vào đó, hãy đảm bảo an toàn cho khu vực xung quanh bé nằm để không có nguy cơ gây hại khi bé cử động mẹ nhé!

Melatonin tinh khiết giúp trẻ ngủ ngon

Với những trẻ thường xuyên khó ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc... mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin tinh khiết. Đây là hormon giấc ngủ được tiết ra tự nhiên trong cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy bổ sung melatonin cho hiệu quả nhanh ngay từ những ngày đầu sử dụng, đồng thời an toàn, không ảnh hưởng tới hệ thần kinh, không gây lệ thuộc...

Như vậy, trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ là biểu hiện bình thường khi bé còn nhỏ. Tuy nhiên, mẹ cũng cần quan sát kỹ các dấu hiệu của bé khi ngủ cũng như lúc thức để loại trừ các trường hợp rối loạn vận động khác nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.sleepfoundation.org/baby-sleep/benign-neonatal-sleep-myoclonus

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9