Gửi Câu Hỏi

Bé ngủ hay cười có sao không? Tìm hiểu những nguyên nhân chính

Bé ngủ hay cười thường xuất hiện khi trẻ lên 1 - 3 tháng tuổi. Và nhiều khi cha mẹ không biết là trẻ đang ngủ hay thức? Hay nó có phải đơn thuần là dấu hiệu của sự thông minh như nhiều người vẫn nói? Mong rằng những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn biết 'đọc vị', hiểu rõ hơn về nụ cười của con trẻ.

1/ Bé ngủ hay cười có sao không?

Bé ngủ hay cười

Bé ngủ hay cười là hiện tượng tương đối phổ biến và hầu như không có điều gì đáng lo ngại. Các nhà nghiên cứu tin rằng bé cười trong lúc ngủ là phản xạ tự nhiên trong giai đoạn chuyển động mắt nhanh - REM của giấc ngủ, và điều này hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, trong số ít trường hợp, đây có thể là triệu chứng liên quan tới rối loạn giấc ngủ ở trẻ hoặc bệnh lý thần kinh. 

2/ Em bé ngủ hay cười do nguyên nhân gì

Trẻ đang trong chu kỳ ngủ REM

Có nhiều nguyên nhân cho hiện tượng tại sao em bé ngủ hay cười nhưng đây là nguyên nhân phổ biến nhất. 

Năm 1952 tại Đại học Chicago, Giáo sư Nathaniel và Eugene Aserinsky (khi đó đang học lấy bằng thạc sĩ) đã thực hiện quan sát giấc ngủ của trẻ sơ sinh suốt cả ngày lẫn đêm và nhận thấy rằng có những khoảng thời gian khi trẻ ngủ, đôi mắt đảo qua đảo lại rất nhanh dưới mi mắt. Hơn nữa, các giai đoạn này luôn đi kèm với các sóng não tích cực khác thường, gần giống với những sóng não quan sát được từ một bộ não hoàn toàn khi tỉnh táo, trẻ dễ nằm mơ và có thể có các chuyển động không tự chủ như: cười, khóc, giật mình, đạp chân tay… Đan xen giữa các giai đoạn này là những lúc đôi mắt nhắm nghiền, sóng não êm đềm, dịch chuyển lên xuống chậm rãi. 

Không chỉ ở trẻ sơ sinh mà người lớn chúng ta cũng vậy, giấc ngủ không chỉ đơn thuần là ngủ mà là sự thay đổi qua lại theo chu kỳ giữa hai kiểu giấc ngủ hoàn toàn khác nhau này. Và người ta đã đặt tên cho chúng dựa trên việc xác định các đặc điểm của mắt:

  • Giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (giấc ngủ nông) - REM
  • Giấc ngủ mắt không chuyển động nhanh (giấc ngủ sâu) - NREM

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì giai đoạn REM chiếm tới 50%, trong khi người lớn chỉ khoảng 20 - 25%. Chính vì thế mà các hoạt động không tự chủ khi ngủ như: cười, khóc, giật mình… ở trẻ khá phổ biến và sẽ giảm dần khi lớn lên. 

Khi em bé ngủ hay cười, bạn không nên đánh thức trẻ vì sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của con. 

Bất thường ở hệ thần kinh

Trường hợp này rất hiếm, nhưng nếu em bé vừa ngủ vừa cười và xuất hiện các cơn cười khúc khích không kiểm soát được, co giật ngắn hoặc kéo dài 10 - 20 giây thường xuyên, nhiều lần trong ngày kèm theo ánh mắt trống rỗng, tiếng rên rỉ hoặc cơ thể vặn vẹo. Bạn nên cho bé đi khám và có thể tiến hành một số xét nghiệm để chẩn đoán chắc chắn về tình trạng của con. 

bé ngủ hay cười

Rối loạn giấc ngủ REM lúc này có thể liên quan tới các rối loạn khác, bao gồm chứng sa sút trí tuệ thể Lewy, bệnh Parkinson. 

Chứng mất ngủ giả (parasomnias)

Đôi khi bé cười thành tiếng khi ngủ có thể liên quan tới chứng mất ngủ giả - trạng thái nửa tỉnh nửa mơ như: mộng du, hội chứng giấc ngủ kinh hoàng. Các tình trạng này có xu hướng ngắn, hầu hết kéo dài dưới 1 giờ và phổ biến ở trẻ em. Chứng mất ngủ giả này có thể xuất phát từ các nguyên nhân như: 

  • Di truyền
  • Sử dụng thuốc an thần
  • Thiếu ngủ
  • Thay đổi lịch ngủ
  • Căng thẳng.

Nếu trẻ không chỉ hay cười khi ngủ mà còn khó ngủ, ngủ không sâu giấc và gặp phải các căng thẳng trong ngày (học tập, gia đình,...), bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin và L - theanin cho trẻ. 

Melatonin là hoạt chất hỗ trợ giấc ngủ hiệu quả (không phải thuốc ngủ) đã được chứng minh tác dụng thực tế trên lâm sàng giúp rút ngắn thời gian đi vào giấc ngủ, trẻ dễ ngủ và ngủ ngon sâu giấc hơn. Ngoài ra, L - theanin là thành phần chống oxy hóa tự nhiên trong trà xanh có tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi tốt cho bé.

3/ Bé hay cười khi ngủ có thông minh không?

Tiến sĩ Dr Caspar Addyman (giám đốc của Goldsmiths 'Infant Lab. Ông có bằng đại học về toán học và tâm lý học và là tác giả của cuốn sách ‘The Laughing Baby’) giải thích: Mỉm cười và cười là chỉ số thể hiện sự hiểu biết của chúng ta về thế giới. Người lớn cười vào điều gì đó khi họ thấy điều đó đáng ngạc nhiên hoặc bất thường; đối với trẻ sơ sinh thì điều đó cũng vậy. 

Nụ cười đầu tiên của trẻ sơ sinh thường được nhìn thấy khi trẻ từ một đến ba tháng tuổi, với nụ cười xã giao (mỉm cười với người khác). Và bé hay cười khi ngủ cũng là một tiêu chí mà bạn có thể sử dụng để đánh giá chỉ số thông minh của trẻ, bên cạnh các dấu hiệu nhận biết trẻ thông minh khác như: đôi mắt linh hoạt, giác quan nhạy bén, thích chơi đồ chơi nhưng chóng chán,...

Những trẻ biết cười sớm, hay cười, kể cả trong lúc ngủ thể hiện sự ý thức sớm trong não bộ, phản ứng nhanh nhẹn, hoạt bát, thông minh, lanh lợi. 

Những trẻ biết cười muộn, ít cười và nụ cười ngờ nghệch… có thể là dấu hiệu của thiểu năng trí tuệ. Bạn hãy cố gắng chăm sóc trẻ đầy đủ dinh dưỡng, đạt được các cột mốc bình thường. Nếu bé tới 3, 4 tháng nhưng vẫn không cười thì bạn hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được tư vấn. 

Nhìn chung, bé ngủ hay cười chính là một dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển não bộ của trẻ. Tuy nhiên, vẫn còn số ít trường hợp là dấu hiệu của sự bất thường ở hệ thần kinh. Nếu thấy có điều gì bất thường trong tiếng cười của trẻ và các hành vi trong ngày, bạn hãy sớm cho trẻ đi khám nhé.

Tham khảo thêm:

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là vấn đề gì?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều ít khóc có vấn đề gì không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9