Gửi Câu Hỏi

Chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý – 5 lưu ý mà cha mẹ cần biết

Chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý như thế nào cho đúng? Đây là một trong những rối loạn phát triển phổ biến thường xuất hiện ở trẻ em. Nếu không được điều trị phù hợp, hành vi và tính cách cũng như tâm lý của bé có thể bị ảnh hưởng xấu. Vậy ba mẹ nên làm gì?

1/ Hướng dẫn chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ mắc bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) thường có biểu hiện như mất tập trung, hay quên, khó kiềm chế cảm xúc, thiếu tính tổ chức trong học tập, thường không chú ý đến các chi tiết nhỏ dễ gây ra lỗi... Việc chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý không hề đơn giản. Tuy nhiên, bạn có thể dựa trên những lời khuyên sau để giúp con nhanh chóng hòa nhập và bình thường như bạn bè.

chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý

Tạo điều kiện để trẻ hoàn thành nhiệm vụ

Trẻ bị tăng động giảm chú ý cần một định hướng rõ ràng về thời gian để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó được giao. Một trong những cách chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý được khuyến nghị chính là tạo điều kiện để con làm điều đó. Cụ thể, bạn hãy thực hiện một số việc sau:

+ Lập thời gian biểu và nhắc nhở con thực hiện

+ Cho bé tham gia thể dục thể thao vừa sức

+ Không cho con chơi game bạo lực

+ Không chế diễu con dù con làm không tốt

+ Kiên trì, nhưng nhẹ nhàng và dứt khoát

+ Phát huy những khả năng của bé

Tích cực khen trẻ

Cách chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả đôi khi chỉ đơn giản là lời khen tích cực của ba mẹ và người thân bé. Với tâm hồn non nớt và nhạy cảm, trẻ sẽ rất phấn khởi nếu nhận được những lời động viên thay vì sự quát mắng. Do vậy, hãy bình tĩnh và nhẹ nhàng nhắc nhở con nếu con làm sai, ngược lại động viên tinh thần trẻ bằng cách khen thưởng (có thể là đồ ăn hay đồ chơi) để tác động tích cực đến con.

nên tích cực khen con

Hướng dẫn nhắc nhở con

Khi trẻ tăng động giảm chú ý gặp khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ, hãy hướng dẫn và nhẹ nhàng nhắc nhở con. Ba mẹ phải thật kiên trì và kiểm soát được hành vi trong những tình huống như thế này. Hãy cố gắng giải thích để giúp trẻ hiểu được mình cần làm gì. Bên cạnh đó, cũng có thể đưa ra những hình phạt phù hợp nếu con không sửa lỗi. Tuy nhiên, những hình phạt này hãy thống nhất với con và bạn hoàn toàn không nên bộc phát đánh mắng con.

Tạo không gian yên tĩnh

Hãy loại bỏ những tiếng ồn khiến trẻ phiền não và phân tâm khi con đang cần tập trung học bài. Thông thường, trẻ tăng động giảm chú ý rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài dù là nhỏ nhất. Do vậy, việc hạn chế tiếng ồn làm con phân tâm là một cách chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý bạn có thể làm. Ngoài ra, sử dụng đồng hồ để căn chỉnh thời gian cho con xem lúc nào cần nghỉ ngơi sau mỗi giờ học bài.

chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý

Liên kết chặt chẽ với nhà trường

Việc chăm sóc trẻ bị tăng động và thường xuyên mất tập trung không chỉ quan trọng ở nhà mà còn ở trường học của bé. Ba mẹ nên trao đổi với giáo viên để có sự thống nhất trong cách giáo dục và theo dõi tình hình tiến triển của bé.

2/ Khi chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý cần lưu ý gì

Theo nhiều nghiên cứu, trẻ bị tăng động nếu không được khắc phục kịp thời có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong hiệu quả công việc về sau. Trong quá trình chăm sóc con mắc các biểu hiện của tăng động giảm chú ý, ba mẹ cần để tâm một số lưu ý quan trọng sau:

+ Cho trẻ làm bài trắc nghiệm tâm lý về cảm xúc, trí tuệ, hành vi để phần nào biết được tình trạng của con

+ Phối hợp với các chuyên gia để giúp trẻ với những hoạt động đặc thù

+ Thực hiện những cách chăm sóc bé tăng động mất tập trung tại nhà vì gia đình chính là nơi ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của con.

+ Đưa con đi khám để được bác sĩ đánh giá và tư vấn kỹ lưỡng....

đưa con đi khám để bác sĩ tư vấn

3/ Khi nào trẻ tăng động giảm chú ý cần được thăm khám

Sau khi áp dụng các hướng dẫn chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý, đa số trẻ em đều sẽ tập trung và hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập hơn. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nếu thấy bé không có tiến triển và còn tiếp tục có biểu hiện tăng động giảm chú ý, ba mẹ hãy đưa con đi khám ngay để biết được tình trạng bệnh.

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc con, nếu phát hiện bất kỳ biểu hiện nào bất thường ở trẻ như 2 tuổi rưỡi vẫn chưa biết phân biệt màu hay đặt câu hỏi hay bị rối loạn giấc ngủ... bạn cũng nên đưa bé đi khám.

Đây là căn bệnh không đơn giản vì nó liên quan đến rối loạn phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần. Nếu bé không được điều trị theo phương pháp phù hợp, bệnh của con sẽ nặng hơn, gây ra những rối loạn nghiêm trọng về sau.

chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý

Nhìn chung, chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý đòi hỏi ba mẹ phải thực sự linh hoạt và khéo léo. Đôi khi, bạn phải biết kiềm chế cảm xúc hay nhẹ nhàng bảo ban con nếu bé làm chưa tốt. Việc chăm sóc bé mắc bệnh này thực sự cần sự phối hợp của ba mẹ ở nhà và thầy cô bạn bè ở trường để giúp con nhanh chóng tiến triển tốt hơn. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu phần nào về cách chăm sóc trẻ tăng động tại nhà. Từ đó, có được những điều chỉnh kịp thời nhằm giúp con nhanh trở lại như bao bạn bè cùng tuổi khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9