Gửi Câu Hỏi

Tại sao trẻ cứ 12h đêm la khóc? Mẹ nên làm gì cho con ngon giấc

Ở một số bé, trẻ cứ 12h đêm la khóc và thường diễn ra phổ biến hơn trong giai đoạn 2 - 3 tháng đầu. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này, nó có phải do "tâm linh" như nhiều ba mẹ vẫn nghĩ?

1/ Tại sao trẻ cứ 12h đêm la khóc?

trẻ cứ 12h đêm la khóc

Theo quan niệm dân gian, trẻ cứ 12h đêm la khóc thường do yếu tố tâm linh. Cụ thể hơn là nó hay liên quan tới việc bé tiếp xúc với người vừa đi đám tang, trẻ tiếp xúc với người có vía nặng, nhà có nhiều khí âm hay sinh ra trong khung giờ xấu (giờ Ngọ mùa xuân, giờ Dần mùa hạ, giờ Tý mùa thu, giờ Mão mùa đông). Tuy nhiên, cho tới nay điều này là không có căn cứ và các nhà khoa học cũng chưa tìm thấy nguyên nhân chính xác nhất.

Một số giả thuyết cho rằng điều này có thể xuất phát từ:

  • Hệ thần kinh của bé còn chưa hoàn thiện nên rất nhạy cảm với những thứ xung quanh, dù chỉ là tiếng động nhỏ cũng có thể làm bé giật mình tỉnh giấc
  • Hệ tiêu hoá của bé còn chưa hoà thiện, dễ bị trào ngược, đầy hơi, chướng bụng... và ngủ không ngon giấc
  • Bé bị stress, căng thẳng nên dễ quấy khóc, la khi ngủ hơn
  • Bỉm bị ướt
  • Trẻ đói
  • Trẻ hoạt động quá mức vào ban ngày làm cho não bộ vẫn ở trạng thái hưng phấn khi đang ngủ
  • Trẻ đang gặp phải các bệnh lý như viêm họng, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp...
  • Nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh
  • Tiếng ồn
  • Ánh sáng mạnh

Với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi, việc quấy khóc, dễ thức giấc về đêm được coi là bình thường. Khi lên 3, 4 tháng tuổi lúc quá trình tiết melatonin - hormon giấc ngủ trong cơ thể - đã đi vào ổn định, bé cũng thích nghi hơn với môi trường thì các con sẽ ngủ ngon hơn.

Trẻ khóc đêm sẽ bất thường khi kèm theo các biểu hiện khác như: ngủ hay giật mình, la hét, ngủ ngáy, hoảng sợ, khóc thét... đặc biệt khi các dấu hiệu đã kéo dài. Lúc này, ba mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ kiểm tra và làm rõ nguyên nhân, cũng như hướng dẫn điều trị phù hợp.

2/ Làm gì để trẻ không la khóc lúc 12h đêm?

trẻ cứ 12h đêm la khóc

Khi trẻ cứ 12h đêm la khóc, trước hết ba mẹ nên chú ý thiết lập lại không gian ngủ thoải mái, dễ chịu cho giấc ngủ của bé:

  • Chuẩn bị giường ngủ, nệm thoải mái, hạn chế các yếu tố kích thích (âm thanh, ánh sáng)
  • Nhiệt độ phòng phù hợp, không gian thoáng mát
  • Cho bé đi ngủ vào khung giờ cố định trong ngày và đặt bé xuống giường khi con còn thức. Điều này sẽ giúp bé ý thức được không gian lúc ngủ, khi tỉnh dậy giữa đêm sẽ có cảm giác an toàn và dễ tự ngủ trở lại hơn
  • Giảm dần các hoạt động trước giờ đi ngủ
  • Tắm nước ấm, massage cho bé
  • Cho trẻ bú no trước khi đi ngủ. Tuy nhiên cần tránh cho bé bú quá no vì có thể làm con bị đầy hơi, chướng bụng và nên vỗ ợ hơi cho bé
  • Âu yếm, thủ thỉ, đọc sách cho bé nghe
  • Hát ru hoặc cho trẻ nghe nhạc êm dịu

Mẹ cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ vi chất cho trẻ, đặc biệt là Vitamin D - vi chất có rất ít trong sữa mẹ và không còn được khuyến cáo bổ sung bằng cách tắm nắng do hiệu quả không cao. Trẻ cần được bổ sung 400 IU vitamin D3/ngày liên tục từ 0 - 18 tháng tuổi.

Nếu từ 3, 4 tháng tuổi mà trẻ vẫn thường xuyên khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay thức giấc về đêm... thì mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho con. Điều này sẽ giúp bé dễ ngủ, ngủ ngon hơn và thiết lập lại nhịp sinh học một cách tự nhiên.

trẻ cứ 12h đêm la khóc

Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung melatonin cho hiệu quả nhanh ngay từ những ngày đầu sử dụng. Melatonin an toàn và không phải thuốc ngủ, không gây lệ thuộc, không ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Ở trẻ sơ sinh, melatonin tinh khiết dạng siro nhỏ giọt sẽ là lựa chọn an toàn và tiện dụng nhất.

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ cứ 12h đêm la khóc, cũng như biết cách xử trí sao cho phù hợp. Giấc ngủ không chỉ là thời gian để trẻ được nghỉ ngơi, thư giãn mà còn có vai trò quan trọng với sự phát triển thể chất và não bộ của trẻ trong những năm đầu đời. Vì vậy, hãy chú ý chăm sóc giấc ngủ tốt cho con mẹ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9