Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh đóng vai trò quan trọng giúp ba mẹ chăm sóc con chuẩn khoa học hơn. Con bạn cần ngủ mấy tiếng 1 ngày? Việc cho bé đi ngủ đúng như lịch trình có thể là chìa khóa cho giấc ngủ lành mạnh và đây chính là lý do vì sao chúng ta nên thiết lập thời gian ngủ cho bé.
Nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh thay đổi tùy theo độ tuổi. Trẻ sơ sinh thường ngủ nhiều nhưng theo từng giấc ngắn. Khi lớn lên, thời lượng ngủ sẽ giảm dần và độ dài giấc ngủ ban đêm sẽ tăng lên. Nhiều ba mẹ chăm con không biết nên cho trẻ sơ sinh ngủ mấy giờ một ngày là tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về thời gian ngủ của bé chuẩn khoa học và hợp lý nhất.
1/ Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn khoa học
Về cơ bản, trẻ sơ sinh ngủ trong khoảng 8-9 tiếng vào ban ngày và khoảng 8 tiếng vào ban đêm. Tuy nhiên, mỗi lần bé chỉ ngủ từ 1-2 tiếng, tỉnh dậy rồi lại ngủ tiếp. Hầu hết em bé đều thức giấc lúc nửa đêm mà không thể ngủ trọn vẹn suốt 6-8 tiếng cho đến khi được 3 tháng tuổi.
Em bé có chu kỳ ngủ khác với người lớn. Do vậy, bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh cũng rất khác biệt. Dưới đây là chi tiết nhu cầu về giấc ngủ ban ngày và ban đêm thông thường của trẻ sơ sinh cho đến lúc 2 tuổi.
Độ tuổi em bé | Tổng thời gian ngủ (tiếng) | Thời gian ngủ ngày (tiếng) | Thời gian ngủ đêm (tiếng) |
Mới sinh | 16 | 8 | 8-9 |
1 tháng tuổi | 15.5 | 7 | 8-9 |
3 tháng tuổi | 15 | 4-5 | 9-10 |
6 tháng tuổi | 14 | 4 | 10 |
9 tháng tuổi | 14 | 3 | 11 |
1 tuổi | 14 | 3 | 11 |
1.5 tuổi | 13.5 | 2.5 | 11 |
2 tuổi | 13 | 2 | 11 |
2/ Mục tiêu áp dụng bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh
Ngủ đủ giấc là rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh để quá trình phát triển của con diễn ra tốt hơn. Khoa học đã chỉ ra rằng giấc ngủ không chỉ giúp bé phát triển trí não, hệ thần kinh trung ương mà còn giúp bé tăng chiều cao và có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Áp dụng bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chính là một cách giúp mẹ đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc và đạt được những lợi ích tối ưu từ giấc ngủ.
Trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều hay ngủ ít đều không tốt. Cụ thể, khi trẻ thiếu ngủ, não bộ và chiều cao của bé sẽ bị ảnh hưởng. Không những thế, bé còn hay mệt mỏi, cáu gắt và mất tập trung, học hỏi kém. Trong khi đó, nếu ngủ nhiều, trẻ sơ sinh có thể phát triển cả thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, nếu để bé ngủ li bì vượt số giờ đồng hồ được khuyến cáo, bé sẽ hoạt động kém, không muốn giao tiếp và thường trong trạng thái lười vận động.
3/ Những lưu ý về thời gian ngủ của bé sơ sinh
Khi áp dụng bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, ba mẹ cần lưu ý một số điểm sau để nhận lại tối đa lợi ích của lịch trình này.
Không áp dụng lịch trình ngủ quá sớm
Trẻ sơ sinh không thể tuân theo lịch trình ngủ ngay nhưng bạn có thể điều chỉnh dần dần khi con được 2 tháng tuổi. Lúc này, mẹ hãy lên thời gian biểu cho việc ăn uống và ngủ nghỉ phù hợp dựa trên tính cách và thói quen ngủ nướng của trẻ.
Ghi nhớ thời gian ngủ của bé
Hãy ghi lại thời gian mà con bạn thường ngủ để có thể sắp xếp và tạo bảng thời gian ngủ cho bé phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến khoảng thời gian mà bé tỉnh táo. Thông thường, trẻ sơ sinh chỉ tỉnh giấc trong khoảng 3 phút sau mỗi giờ, trẻ 1 tháng tuổi là khoảng 1 giờ và trẻ 3 tháng tuổi có thể tỉnh táo 2 giờ đồng hồ.
Thực hiện thói quen trước khi ngủ
Các thói quen sẽ báo hiệu cho bé đã đến giờ đi ngủ. Ba mẹ có thể thực hiện một số thói quên tốt trước khi cho bé ngủ như âu yếm, đọc sách, massage hay hát ru.
Đừng vội bế nếu con quấy khóc
Khi trẻ được 3 tháng tuổi, con có thể tự nín khóc. Do vậy, ba mẹ đừng vội bế con lên khi thấy bé quấy khóc vào ban đêm. Hãy thử đợi vài phút xem bé có tự trở lại giấc ngủ không trước khi vỗ về và an ủi bé.
Điều chỉnh thời gian ngủ khi cần thiết
Việc áp dụng bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh sẽ thay đổi theo thời gian và độ tuổi. Do vậy, bạn cần chú ý để tìm ra số lượng giờ ngủ phù hợp nhất với em bé.
Sai lầm khi để trẻ "ngủ bù"
Một vài bà mẹ đã cho trẻ ngủ nhiều hơn vào ban đêm khi thấy con không ngủ vào ban ngày. Đây là một sai lầm không nên mắc phải vì sự cân bằng giấc ngủ giữa ngày và đêm là rất quan trọng. Ở nhiều trường hợp khác, nhiều bà mẹ lại cho bé ngủ nhiều vào ban ngày, và để bé ngủ ít hơn vào ban đêm.
Nhìn chung, làm theo cách nào cũng không nên vì điều này sẽ khiến con không có giờ ngủ cố định và khó bắt nhịp với bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh vào những ngày sau.
Áp dụng thời gian ngủ quá khắt khe
Mặc dù thấy bé có biểu hiện buồn ngủ như dụi mắt, ngáp hay lim dim,... nhiều bà mẹ vẫn không cho con đi ngủ vì đó chưa phải giờ đi ngủ trong bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh. Cách làm này là hoàn toàn không nên vì nếu bé bị "quá giấc", con sẽ khó ngủ và thậm chí mất ngủ cả đêm hôm đó.
Nhìn chung, lịch trình ngủ cho bé sơ sinh không hẳn nhất thiết phải có. Tuy nhiên, nếu muốn chăm sóc con chuẩn khoa học và điều độ, ba mẹ hãy xem xét tạo ra một bảng thời gian phù hợp để tạo thói quen ngủ đúng giờ cho con ngay từ khi con bé. Điều này sẽ tạo tiền đề giúp trẻ tuân theo một chế độ như bạn đã đề ra, ngay cả khi lớn lên. Bằng cách nào đó, bảng thời gian ngủ là quan trọng, ba mẹ nên áp dụng số lượng giờ hợp lý để đảm bảo con có giấc ngủ đủ và chất lượng nhất.