Khi áp dụng các bài tập cho trẻ giảm chú ý, các phụ huynh đã nhận thấy cải thiện tích cực trong sự tập trung của trẻ, hoàn thành các mục tiêu đúng hạn và có sự cải thiện trong kết quả học tập.
1/ Tầm quan trọng của bài tập cho trẻ giảm chú ý
Kém tập trung là khó khăn lớn mà trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) gặp phải. Trẻ hay ngọ nguậy, vặn vẹo và khó ngồi yên trong khoảng thời gian dù ngắn.
Trẻ dường như rất nhiều năng lượng và cần phải vận động liên tục để giải phóng chúng. Nghiên cứu phát hiện ra rằng việc duy trì các hoạt động thể dục thể thao, bài tập cho trẻ giảm chú ý không chỉ giúp trẻ ADHD đốt cháy năng lượng dư thừa mà còn có thể giúp:
- Tăng sự tập trung.
- Giảm sự bốc đồng.
- Giảm lo lắng.
- Tăng cường trí nhớ.
- Tăng tốc độ xử lý của não.
Khi áp dụng các bài tập cho trẻ kém chú cùng với các phương pháp điều trị ADHD truyền thống như liêu pháp tâm lý, sử dụng thuốc… có thể có tác động tích cực đến các triệu chứng ADHD của trẻ.
Có bằng chứng cho thấy việc ra ngoài, dành thời gian hòa mình với thiên nhiên có thể làm dịu cảm xúc của một số trẻ tăng động giảm chú ý, giúp các bé tập trung hơn. Trong quá trình tập thể dục, chất dẫn truyền thần kinh dopamin liên quan tới sự chú ý được tiết ra nhiều hơn. Không chỉ giúp các cơ vận động dẻo dai mà vận động còn giúp não bộ linh hoạt hơn.
2/ Các bài tập cho trẻ giảm chú ý tốt nhất
Cũng giống như việc dùng thuốc, hiệu quả của các bài tập chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định nên chúng ta cần tạo thói quen hàng ngày cho trẻ. Bạn có thể tham khảo và áp dụng các bài tập để cải thiện hành vi, tâm trạng cho bé như:
Bài tập 1: Thiết lập các nguyên tắc cụ thể.
Thay vì chỉ nhắc nhở hoặc đưa ra một yêu cầu chung chung, bạn hãy giải thích và hướng dẫn trẻ cách cụ thể.
VD: cần làm 1 bài toán, 1 bài văn trong 1 ngày; cần đi ngủ trước 10h tối…
Để tăng sự chú ý và giúp bé ghi nhớ tốt hơn, bạn có thể ghi các yêu cầu lên giấy nhớ hoặc sử dụng các kẹp giấy có hình dáng nổi bật, bắt mắt. Sau đó dán vào tủ lạnh, bàn học… những nơi trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy.
Bài tập 2: Xây dựng thời gian biểu khoa học
Khi có một thời gian biểu khoa học, trẻ sẽ tập trung hơn vào các hoạt động trong ngày cần thực hiện. Việc cụ thể và chia nhỏ vấn đề cũng giúp trẻ cảm thấy an toàn, dễ dàng hơn khi hoàn thành các mục tiêu ấy.
Khi lập thời gian biểu cho trẻ, hãy ghi mốc thời gian cụ thể cho từng hoạt động để trẻ dễ theo dõi, ví dụ như: 6h thức dậy, 6h15 ăn sáng, 6h45 đi học…
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tâm lý học gia đình cho thấy, khi được cha mẹ xây dựng một thời gian biểu khoa học thì các bé ít gặp các vấn đề hành vi hơn. Vì vậy, đây là một trong những bài tập cho trẻ giảm chú ý hiệu quả nhất mà bạn hãy nhớ áp dụng nhé.
Bài tập 3: Khen ngợi, khích lệ trẻ thường xuyên
Sơ với trẻ bình thường, trẻ giảm chú ý cần rất nhiều thời gian hơn để hoàn thành một nhiệm vụ. Do đó, đừng quên khen ngợi khi trẻ hoàn thành chúng hoặc có hành vi tốt nào đó để tạo động lực cho trẻ trong những mục tiêu tiếp theo.
Bài tập 4: Đưa ra hình thức kỷ luật cho các hành vi tiêu cực
Bên cạnh hình thức khen ngợi, bạn cũng nên áp dụng cả các phương thức kỷ luật cho những hành vi tiêu cực của trẻ. Tuy nhiên, hãy áp dụng các nhẹ nhàng (phạt không cho trẻ được ăn những món, chơi những trờ yêu thích…). Và hình thức phạt cần cụ thể, rõ ràng. Hãy thông báo trước cho trẻ và áp dụng đúng với những gì bạn đã đưa ra ngay từ lần đầu tiên.
Bài tập 5: Chia nhỏ công việc, chỉ giải quyết một vấn đề tại một thời điểm
Trẻ tăng động, giảm chú ý rất khó tập trung vào một việc trong thời gian dài. Vì thế, với các nhiệm vụ lớn hoặc tùy mức độ giảm chú ý của từng trẻ, hãy chia nhỏ thành các việc nhỏ sao cho phù hợp với sức tập trung của bé.
Bài tập 6: Giúp trẻ loại bỏ phiền nhiễu khi học tập
Cha mẹ nên tạo cho trẻ một không gian yên tĩnh, tránh tiếng ồn để trẻ bớt phân tâm khi học tập.
Bài tập 7: Tập các bài tập thể dục thể thao cùng trẻ
Với các bài tập cho trẻ giảm chú ý vận động, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo trẻ tự kỷ nên tập thể dục khoảng 30-40 phút mỗi ngày, 4-5 ngày/tuần, với cường độ vừa phải đến cường độ cao. Một số bài tập thể dục cho trẻ giảm chú ý tốt nhất bạn có thể tham khảo như:
- Chạy bộ.
- Đi bộ nhanh.
- Đạp xe
- Bơi lội.
- Tập võ.
- Yoga.
- Nhảy.
- Đẩy tạ.
- Squats
- ... Tập yoga 1-2 lần mỗi tuần có thể giúp trẻ điều chỉnh các hành vi, kiểm soát hơi thở, tập trung tinh thần và thư giãn sâu. Từ đó ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tinh thần nhờ việc thúc đẩy sự tự chủ, sự chú ý và tập trung, nhận thức về cơ thể và giảm căng thẳng. Thực hành các bài tập yoga làm giảm kích hoạt hệ thần kinh giao cảm (trạng thái hoạt động) và tăng hoạt hóa hệ thần kinh phó giao cảm (trạng thái thư giãn) dẫn đến tăng khả năng tự điều chỉnh cảm xúc của trẻ.
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu chứng ADHD cần cho trẻ đi khám chuyên khoa để được đánh giá cụ thể và có hướng điều trị. Cách điều trị hiện nay chủ yếu vẫn là tâm lý liệu pháp kèm các biện pháp trị liệu. Việc trị liệu cho trẻ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà chuyên môn với gia đình và nhà trường. Cần áp dụng liệu pháp tâm lý kết hợp với giáo dục phù hợp.
Trên đây là 7 bài tập cho trẻ giảm chú ý mà bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà. Đừng quên lưu lại và thực hành chúng thường xuyên để biến các bài tập tích cực này thành thói quen tốt ở trẻ, giúp trẻ duy trì sự tập trung mỗi ngày nhé.