Bé hay gồng cứng người là biểu hiện nói lên điều gì? Nhiều ba mẹ không khỏi lo lắng khi thấy con nhỏ gồng mình bất thường. Nhiều em bé có biểu hiện gồng cứng người khiến các phụ huynh hoang mang và lo sợ, đặc biệt khi tình trạng này kéo dài. Chúng ta đều muốn tìm hiểu nguyên nhân tại sao khiến bé hay gồng mình, quấy khóc vì không biết liệu nó có gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con hay không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đang quanh quẩn trong đầu.
1/ Tình trạng bé hay gồng cứng người
Khi bé hay gồng cứng người là một phản ứng mà nhiều trẻ sơ sinh thường xuyên có. Đây được xem là một phản xạ cơ thể của bé đang tìm cách thích nghi với môi trường ngoài bụng mẹ.
Theo các chuyên gia lý giải, vặn mình, gồng hay rướn người chính là cách mà con đang khám khá thế giới xung quanh. Ở một số trường hợp, bạn cũng sẽ thấy con gồng mình trong lúc đi tè. Điều này là bình thường vì trẻ sơ sinh chưa biết tự tè và đi ngoài.
Về cơ bản, nếu trẻ gồng mình cứng người nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe và lên cân tốt, ba mẹ không cần lo lắng vì hiện tượng này sẽ sớm kết thúc khi còn được khoảng 3 tháng tuổi.
2/ Nguyên nhân khiến bé hay gồng mình cứng người
Bé hay gồng cứng người có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến nhất mà mẹ cần lưu tâm:
Tác động bên ngoài
Những yếu tố bên ngoài có thể khiến trẻ gồng người, quấy khóc. Đó là tiếng ồn xung quanh, ánh sáng, chỗ ngủ không thoải mái, hay quần áo và tã lót gây cảm giác khó chịu. Do vậy, ba mẹ nên kiểm tra kỹ các yếu tố để giúp bé bớt gồng người.
Do yếu tố sinh lý
Việc bé hay gồng cứng người cũng có thể được coi là điều hết sức bình thường bởi đây là biểu hiện sinh lý tự nhiên của hoạt động thần kinh. Thông thường, trẻ sơ sinh thường gồng cứng trong 3-5 phút rồi tự khỏi. Khi càng lớn lên, bé sẽ không còn có biểu hiện này nữa vì đó là lúc bé đã quen với môi trường xung quanh.
Do bé khó ngủ
Nhiều trẻ hay bị khó ngủ và tình trạng này cũng có thể khiến con gồng mình, lên gân trong lúc ngủ. Thông thường, trẻ sơ sinh cần 15-17 tiếng để ngủ. Việc thiếu ngủ hay khó ngủ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và dễ khiến con gồng mình báo hiệu cảm giác khó chịu cho ba mẹ biết.
Do thiếu canxi
Canxi là một trong những chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thiếu canxi có thể là một trong những lý do khiến cơ thể bé cứng đơ mà các mẹ cần đặc biệt lưu ý. Khi trẻ bị thiếu canxi, khả năng làm việc của hệ thần kinh sẽ yếu đi, khiến năng suất giảm. Do đó, hiện tượng bé hay gồng cứng người được lý giải do hệ thần kinh rối loạn hoặc bé bị thiếu canxi.
Bé mắc một số bệnh khác
Ngoài ra, việc bé gồng cứng cũng có thể do con đang mắc một số loại bệnh lý khác gây khó chịu và quấy khóc. Da em bé rất nhạy cảm, và khi bị ngứa hay rát, con sẽ vô cùng khó chịu. Ví dụ,loại bệnh bé có thể đang mắc bao gồm tình trạng da gây ngứa, côn trùng cắn...
3/ Khi trẻ hay gồng cứng người cần phải làm gì
Như đã đề cập, ba mẹ không cần quá lo lắng khi bắt gặp tình trạng trẻ hay gồng cứng người. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan vì nhiều trường hợp bé có thể gặp nguy hiểm do mắc bệnh lý nào đó. Nếu thấy bé hay gồng cứng người, ba mẹ có thể thực hiện một số cách làm dưới đây để theo dõi và có giải pháp phù hợp ngay sau đó.
Kiểm tra điều kiện xung quanh
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Chúng chưa thể thích nghi được ngay và cần thời gian cho điều đó. Khi thấy bé bị cứng ở phần chân hoặc tay, mẹ cần lập tức kiểm tra các yếu tố bên ngoài. Hãy xem lại chỗ ngủ của con có thoải mái không, ánh sáng ổn hay chưa và tiếng ồn liệu có là điều đang ảnh hưởng đến bé không.
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
Nếu bé bị cứng khớp, mẹ nên kiểm tra lại thực đơn của bé. Tình trạng bé hay gồng cứng người và khớp bị cứng có thể do con thiếu chất canxi. Do đó, mẹ hãy xem lại thức ăn của con để biết được bé có đủ dưỡng chất chưa. Lưu ý, bạn cần cân đối trong thực đơn hàng ngày của con để bé không bị thiếu chất dinh dưỡng khác, ngoài canxi.
Đưa con đi khám
Khi thấy hiện tượng bé hay gồng cứng người xảy ra liên tục, kèm theo biểu hiện quấy khóc, nôn trớ, chậm phát triển; mẹ nên đưa bé đi khám sớm càng tốt. Chỉ khi được khám, bạn mới biết nguyên nhân thực sự của tình trạng gồng cứng này.
Nhìn chung, bé gồng mình là biểu hiện không phải hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Ba mẹ nên quan sát quá trình con gồng cứng người và xem thời gian diễn ra trong bao lâu. Nếu bé vẫn tăng cân và phát triển tốt, bạn không cần phải lo lắng điều gì. Tuy nhiên, nếu thấy bé gồng người và kèm theo các dấu hiệu nôn trớ khác, hãy đưa con đi khám để biết rõ nguyên nhân.