Gửi Câu Hỏi

Bé ngủ ngáy có đờm do nguyên nhân nào? Giải pháp khắc phục

Có tới 15% trẻ em ngủ ngáy và thường là tình trạng sinh lý bình thường. Nhưng bé ngủ ngáy có đờm thì sao và ba mẹ có thể làm gì để giúp con khắc phục tình trạng này? Bé ngủ ngon sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết.

1/ Tình trạng bé ngủ ngáy có đờm

Bé ngủ ngáy có đờm

Tiếng thở của trẻ sơ sinh khi ngủ thường lớn, gần giống như tiếng ngáy hoặc là tiếng ngáy. Trong hầu hết các trường hợp thì những tiếng ồn này không phải là dấu hiệu của điều gì đó nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng bé ngủ ngáy có đờm thường liên quan tới tắc nghẽn mũi hay có thể là một số bệnh lý mũi họng khác mà ba mẹ nên khắc phục để giúp bé dễ chịu hơn.

2/ Nguyên nhân khiến bé ngủ ngáy có đờm

Đường thở của trẻ còn rất nhỏ và hẹp, chỉ cần một chút chất nhầy hay chút khô trong mũi cũng có thể làm bé khụt khịt hay ngáy khi ngủ. Bé cũng thường thở chậm và sâu hơn so với khi thức. Đây là tình trạng bình thường mà ba mẹ không cần lo lắng quá. Khi em bé lớn dần, kích thước lỗ mũi tăng lên nên vấn đề ngáy sẽ thường tự giảm dần.

Nhưng nếu bé ngủ ngáy có đờm thì có thể trẻ đang bị cảm lạnh hoặc nghẹt mũi. Khi có virus, vi khuẩn tấn công, cơ thể sẽ tiết ra nhiều chất nhầy hơn để bám dính và tiêu diệt các tác nhân này. Và đồng thời, đờm nhầy có thể làm hẹp đường thở của trẻ, tiếng thở và tiếng ngáy có xu hướng to hơn bình thường.

Ngoài ra, trong một số ít trường hợp, tiếng ngáy có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn như:

  • Amidan hoặc adenoids mở rộng
  • Lệch vách ngăn mũi (khoảng gần 20% trẻ trong những ngày đầu sau sinh bị lệch vách ngăn mũi, nhưng phần lớn không có triệu chứng gì và có thể tự khỏi theo thời gian)
  • Chứng ngưng thở khi ngủ (mặc dù có nhiều trẻ ngáy khi ngủ nhưng chỉ có khoảng 1-3% trẻ bị ngưng thở khi ngủ và thường ở 3-6 tuổi)
  • Nhuyễn thanh quản: cấu trúc thanh quản bị mềm và dị dạng khiến các mô rơi xuống và chặn một phần lỗ thông khí. Trẻ thường tự khỏi khi được 18-20 tháng tuổi, nhưng một số ít có thể bị nhuyễn thanh quản nghiêm trọng hơn, cản trở việc thở hoặc ăn uống sẽ cần sử dụng ống thở hoặc phẫu thuật tái tạo

3/ Bé ngủ ngáy có đờm có nguy hiểm không?

Trẻ ngủ ngáy có đờm thường hiếm khi là kết quả của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Trong đó nghẹt mũi là nguyên nhân phổ biến nhất có thể được kiểm soát dễ dàng bằng các biện pháp đơn giản tại nhà. Lệch vách ngăn mũi hoặc nhuyễn thanh quản cũng có thể không cần điều trị.

Tuy nhiên, nếu trẻ gặp một trong các triệu chứng dưới đây thì mẹ cần đưa con tới bác sĩ nhi khoa để được đánh giá một cách đầy đủ nhất:

  • Thở hổn hển hoặc khó thở vào ban đêm
  • Khó thở trong ngày
  • Gặp khó khăn trong việc ăn uống
  • Chậm tăng cân
  • Ngáy với những khoảng dừng dài (> 10s) giữa các hơi thở
  • Ngáy > 3 đêm/tuần
  • Da hơi xanh
  • Đau đầu vào buổi sáng
  • Hay ngủ ngày, mệt mỏi, khó tập trung vào ban ngày
  • Chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
  • Béo phì

4/ Cách xử lý khi bé ngủ ngáy có đờm

Bé ngủ ngáy có đờm

Chất lượng giấc ngủ thấp, thiếu ngủ có thể gây bất lợi cho quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Mẹ có thể áp dụng các cách sau để giúp con ngủ ngon hơn và hạn chế ngủ ngáy có đờm:

  • Khuyến khích trẻ nằm nghiêng thay vì nằm ngửa. Tư thế này có thể giúp hạn chế ngáy
  • Nhỏ mũi cho trẻ với nước muối sinh lý hoặc nước muối ưu trương 3% để làm sạch dịch nhầy, thông thoáng đường thở (nếu bé nghẹt, sổ mũi nhiều thì nên dùng nước muối ưu trương 3%, với nồng độ muối cao sẽ cho hiệu quả làm loãng dịch nhầy mũi nhanh, làm sạch, giảm nghẹt mũi, sưng viêm niêm mạc mũi tốt hơn)
  • Sử dụng máy tạo đổ ẩm nếu không khí khô hanh, độ ẩm thấp
  • Cho trẻ uống đủ nước trong ngày

Nếu trẻ thường khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ ít... mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin tinh khiết. Đây là một hormon giấc ngủ được tiết ra tự nhiên trong cơ thể và đóng vai trò mật thiết nhất với giấc ngủ.

Melatonin giúp trẻ ngủ ngon
Melatonin giúp trẻ ngủ ngon

Các nghiên cứu cho thấy bổ sung melatonin cho hiệu quả cải thiện chất lượng giấc ngủ nhanh ngay từ những ngày đầu sử dụng, và đặc biệt an toàn, không gây lệ thuộc, không ảnh hưởng tới hệ thần kinh, sáng dậy sảng khoái không bị mệt.

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ có thêm cho mình những thông tin hữu ích về tình trạng bé ngủ ngáy có đờm và biết cách khắc phục để con có những giấc ngủ ngon, trọn vẹn hơn. Nếu còn điều gì băn khoăn, mẹ có thể để lại câu hỏi trong phần bình luận để được giải đáp nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health/parenting/newborn-snoring#takeaway
  • https://www.healthline.com/health/parenting/baby-wheezing
  • https://www.sleepfoundation.org/snoring/snoring-children
  • https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/snoring

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9