Trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt khi thức làm ba mẹ lo lắng, tự hỏi điều này là có bình thường hay không. Ba mẹ cần làm gì trong trường hợp này? Bé ngủ ngon sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết.
1/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt khi thức
Phản xạ Moro
Nếu trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt khi thức và cả khi ngủ thì trước hết, điều này có thể đến từ phản ứng giật mình không chủ ý, hay còn gọi là phản xạ Moro. Đây là phản xạ bình thường, xuất hiện trong vài tháng đầu và tự hết sau khoảng 3-6 tháng.
Phản xạ Moro có thể xuất hiện mà không rõ lý do, và dễ xuất hiện hơn khi bị kích thích (VD: tiếng động lớn, chuyển động đột ngột, cảm giác ngã...), có thể xuất hiện cả khi bé ngủ và khi thức.
Co thắt ở trẻ sơ sinh
Trong một số ít trường hợp, trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt khi thức có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn được gọi là co thắt ở trẻ sơ sinh. Đây là một loại bệnh động kinh ở trẻ em hiếm gặp, ảnh hưởng đến 1/2000 trẻ được sinh ra tại Mỹ mỗi năm. Thường gặp ở giai đoạn trẻ 3-12 tháng tuổi, có thể tự hết khi trẻ được 5 tuổi nhưng thường bị thay thế bởi các cơn co giật khác. Có nguy cơ gặp phải cao hơn ở trẻ mắc hội chứng Down hay bệnh xơ cứng củ.
Những cơn co thắt này có thể gây ra những thay đổi nghiêm trọng, lâu dài với não bộ đang phát triển của trẻ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hyperekplexia
Hyperekplexia là một rối loạn thần kinh di truyền hiếm gặp không phải động kinh, có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh hoặc em bé ngay khi còn trong bụng mẹ. Tăng trương lực cơ chủ yếu ở thân mình, giảm dần khi ngủ và ít nổi bật hơn sau 1 tuổi.
2/ Quá trình trẻ giật mình hoảng hốt như thế nào?
Trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt khi thức thường xảy ra với biểu hiện bé bị giật mình bởi một tiếng động lớn, chuyển động đột ngột hoặc cảm giác như sắp té ngã. Sau đó, trẻ thường đột ngột duỗi tay và chân, cong lưng rồi cuộn tròn lại, có thể khóc hoặc không. Đây thường là phản xạ Mono bình thường ở trẻ.
Tuy nhiên, ba mẹ vẫn cần quan sát kỹ để tránh những trường hợp bệnh lý nguy hiểm:
- Cơn co thắt ở trẻ sơ sinh: trẻ có thể cứng người, duỗi tay, đồng thời co đầu gối và cúi cổ về phía trước. Thường kéo dài 1-2 giây nhưng xuất hiện với nhiều cơn co thắt liên tiếp, từng đợt có thể kéo dài vài phút. Hay xảy ra lúc bé mới thức dậy và cả khi ngủ, sau đó bé hay cáu kỉnh và quấy khóc. Tuy nhiên, nó cũng có thể nhẹ, trẻ như chỉ lắc lư đầu hay đôi mắt trợn ngược. Trẻ chậm phát triển, không còn làm những việc mà bé hay làm trước đây, ít giao tiếp bằng mắt hay ít mỉm cười hơn
- Hyperekplexia: đặc trưng bởi phản ứng giật mình dai dẳng quá mức (chớp mắt, co giật cơ thể) trước những kích thích (tiếng động, chuyển động hay va chạm bất ngờ). Hyperekplexia ngăn cản chuyển động và có thể khiến người bệnh ngã cứng như một khúc gỗ nhưng vẫn còn ý thức.
3/ Cần làm gì để trẻ sơ sinh không giật mình hoảng hốt?
Để hạn chế trẻ giật mình hoảng hốt, mẹ có thể thử các cách sau:
- Hạn chế các tác nhân kích thích dễ làm trẻ giật mình trong môi trường xung quanh như tiếng ồn đột ngột, âm thanh lớn...
- Bé em bé gần với cơ thể của mẹ càng lâu càng tốt trước khi đặt bé xuống. Sau đó đặt bé nhẹ nhàng vào nệm. Điều này sẽ giúp hạn chế cảm giác như sắp té ngã - điều kích hoạt phản xạ giật mình - ở trẻ
- Quấn chũn, mô phỏng không gian ấm áp, gần gũi như khi còn trong bụng mẹ, giúp bé có cảm giác an toàn và ngủ lâu hơn
- Dành thời gian giúp trẻ vận động mỗi ngày, cho bé không gian để duỗi tay và chân. Điều này sẽ giúp trẻ kiểm soát được các chuyển động của mình tốt hơn, ít bị giật mình hơn, đồng thời săn chắc và tăng cường cơ bắp
- Thiết lập không gian ngủ tốt: yên tĩnh, ít ánh sáng, giường ngủ thoải mái, phòng thoáng mát...
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý quan sát các dấu hiệu của trẻ và gọi hỏi ý kiến bác sĩ khi thấy trẻ không có phản xạ bình thường, như: chỉ phản xạ một bên, cơn co thắt lặp lại và kéo dài từng đợt vài phút, phản ứng giật mình dai dẳng quá mức... Nếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, việc chẩn đoán và điều trị sớm rất quan trọng. Mẹ nên quay lại video một số lần trẻ giật mình hoảng hốt, ghi lại thời điểm, khoảng thời gian kéo dài, những thay đổi (VD: mỉm cười, tương tác...) và gửi bác sĩ.
Nếu các tiêu chí sức khoẻ khác của trẻ vẫn bình thường, nhưng con thường xuyên ngủ ít, ngủ không sâu giấc, hay giật mình về đêm thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho con. Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung melatonin cho hiệu quả cải thiện chất lượng giấc ngủ nhanh ngay từ những ngày đầu sử dụng, đồng thời an toàn, không gây lệ thuộc, không ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt khi thức. Nếu còn điều gì băn khoăn, mẹ hãy để lại câu hỏi trong phần bình luận để Dược sĩ Bé ngủ ngon tư vấn miễn phí!