Trẻ em khó ngủ thiếu chất gì là điều mà không ít ba mẹ quan tâm. Hiện tượng khó ngủ ở bé dường như bóc mẽ sự thật rằng họ đang chăm sóc con không tốt.
Tình trạng khó ngủ vẫn thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Trẻ em từ 1-3 tuổi thường xuyên bị giật mình, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khó ngủ ở trẻ, ví dụ như thiếu dinh dưỡng hay do môi trường và thời tiết bên ngoài.
Nếu thấy con hay bị khó ngủ và quấy khóc nửa đêm, các bậc phụ huynh cần nhìn là nguyên do và tìm ra giải pháp phù hợp giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
1/ Trẻ em khó ngủ thiếu chất gì
Khó ngủ hay mất ngủ là tình trạng không thể ngủ và trằn trọc vào ban đêm, khiến ngủ không ngon giấc. Thông thường, vấn đề này sẽ tự giải quyết qua thời gian. Tuy nhiên, nếu con bạn khó ngủ hơn 3 lần / 1 tuần trong vài tháng, có thể con đang mắc chứng rối loạn giấc ngủ và nguyên nhân gây ra do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt.
Các bậc cha mẹ khó có thể biết chính xác trẻ em khó ngủ thiếu chất gì. Tuy nhiên, để phân biệt loại chất dinh dưỡng mà con đang thiếu, hãy quan sát kỹ biểu hiện của bé.
Thiếu Canxi
Thiếu canxi là tình trạng dễ gặp ở trẻ nhỏ. Canxi là chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của xương khớp. Do vậy, nếu bé thiếu canxi, con sẽ thường bị mỏi cơ, và khó ngủ/ ngủ không sâu giấc.
Biểu hiện: Chậm mọc răng, rụng tóc, còi xương, hay bị chuột rút, khó ngủ.
Nếu thấy bé có những dấu hiệu trên, ba mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi cho bé như rau xanh, sữa chua, pho mát, sữa, tôm, cua, ghẹ...
Trẻ khó ngủ do thiếu Protein
Trẻ bị khó ngủ cũng có thể do thiếu protein. Theo khoa học chứng minh, protein có chứa các axit amin giúp cơ thể bình tĩnh, thoải mãi và đi vào giấc ngủ ngon hơn.
Biểu hiện của trẻ: rụng tóc, trí nhớ kém, da có đốm nâu, móng tay có dải trắng, khó ngủ, mệt mỏi.
Các mẹ có thể bổ sung cho con các loại thực phẩm giàu protein như thịt bò, cá, trứng, bông cải xanh, hạnh nhân, yến mạch...
Thiếu chất béo
Chất béo là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn dinh dưỡng lành mạnh. Chất béo chứa omega 3 giúp cân bằng hoóc môn và ổn định tâm trí, sẽ khiến cơ thể giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi và khó ngủ.
Biểu hiện: Đói bụng, thèm ăn, chán nản, da khô xỉn, đau nhức cơ thể, phản ứng chậm.
Bổ sung các thực phẩm chất béo: thịt nạc, thịt mỡ (nên dùng với lượng được khuyến cáo); cá hồi, mỡ gan can; váng sữa, phô mai, bơ, trứng gà...
Thiếu Vitamin C
Khi xem xét vấn đề trẻ em khó ngủ thiếu chất gì, không thể bỏ qua vitamin C. Loại vitamin này tạo ra collagen giúp nâng đỡ xương, mô dưới da, mạch máu và tăng cường khả năng hấp thu sắt. Nếu thiếu vitamin C, trẻ em sẽ thường bị mất ngủ, hoặc ngủ không sâu giấc.
Biểu hiện thiếu vitamin C: da dễ bị bầm, vết thương lâu lành, sún răng, răng vàng, mệt mỏi, mỏi cơ.
Các mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C cho bé khó ngủ như: trái cây có múi, cà chua, dâu tây, ớt xanh, bông cải xanh, khoai lang...
Thiếu Vitamin D
Nếu thấy bé có biểu hiện chậm biết đi, mọc răng, dễ quấy khóc..., bạn có thể sẽ biết ngay trẻ em khó ngủ thiếu chất gì. Nhiều khả năng, con đang thiếu vitamin D - một chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình cơ thể hấp thu canxi.
Để cải thiện tình trạng này, hãy bổ sung các món ăn làm từ cá, lòng đỏ trứng, sữa vào chế độ ăn của bé.
Thiếu chất sắt
Nguyên nhân dẫn đến bé bị khó ngủ cũng có thể xuất phát từ việc thiếu chất sắt. Khi bé thiếu sắt, não bộ bị ảnh hưởng và gây nên tình trạng sợ hãi hay suy giảm nhận thức. Và mất ngủ chính là hậu quả của căng thẳng.
Biểu hiện: người xanh xao, kém tập trung, hay buồn ngủ, ngủ nhiều vào ban ngày, sụt cân, rối loạn tiêu hóa...
Thực phẩm giàu sắt: thịt gà, thịt bò, cá, trứng, súp lơ, bơ, đậu nành...
Thiếu Magie
Magie đóng vai trò quan trọng để hoàn thiện bộ não và tim mạch. Khi thiếu magie, trẻ sẽ khó đi vào giấc ngủ, thậm chí cảm thấy buồn chán, uể oải và thường gặp một số bệnh lý về da và đau đầu.
Thực phẩm giàu Magie: rau lá xanh, ngũ cốc, thịt, cá, sữa.
Thiếu Vitamin B12
Trẻ em khó ngủ thiếu chất gì nếu có biểu hiện khó ngủ, khóe miệng nứt nẻ, táo bón hay kém ăn? Rất có thể con đang thiếu vitamin B12 - vi chất góp phần quan trọng để hình thành và phát triển hệ thần kinh.
Thực phẩm giàu vitamin B12: tim, gan, thịt nạc, cá, nấm, phô mai, sữa.
2/ Tình trạng bé khó ngủ thiếu chất có nguy hiểm không
Đối với các trường hợp trẻ em khó ngủ thiếu chất sẽ gây nên một số biểu hiện nhất định ở con. Bé có thể bị còi xương, mỏi cơ, chán ăn, rụng tóc, sún răng hay da dễ bị bầm, xanh xao...
Hiện tượng này vẫn thường thấy ở trẻ nhỏ và khó có thể khẳng định được ngay vấn đề này thực sự nguy hiểm không. Tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt nhóm chất dinh dưỡng nào và những triệu chứng mà con đang gặp phải, các mẹ có thể nhận thấy tình trạng khó ngủ ở con đang diễn biến xấu đi như thể nào.
Khi đã bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho con nhưng bé vẫn có những biểu hiện mệt mỏi, chán ăn và xanh xao, hãy đưa con đến cơ sở y tế kiểm tra để tìm ra giải pháp phù hợp hơn.
3/ Mẹ cần làm gì khi trẻ khó ngủ do thiếu chất
Biết được trẻ em khó ngủ thiếu chất gì, các cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng bổ sung hàng ngày cho con. Thông thường, trẻ dưới 5 tuổi có biểu hiện biếng ăn và chỉ thích uống sữa thay cơm. Do đó, ngoài việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, các mẹ cũng cần thực hiện một số thói quen khác để giúp bé ngủ ngon giấc hơn.
Cách 1: Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Thông qua các biểu hiện ở trẻ khó ngủ, các mẹ nên cân nhắc bổ sung các thực phẩm có chứa chất dinh dưỡng mà con đang thiếu để giúp bé ngủ ngon hơn. Trẻ thường rất lười ăn, do đó, bạn nên chia nhỏ thành nhiều bữa và đa dạng hóa các món ăn để giúp con ăn ngon miệng hơn và không bị chán.
Cách 2: Đảm bảo không gian ngủ yên tĩnh
Môi trường cũng là yếu tố quyết định đến giấc ngủ ngon của bé. Hãy chú ý tắt các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ 2 tiếng và giữ cho môi trường thông thoáng, yên tĩnh. Cha mẹ cũng nên nằm cạnh bé và ôm con một lúc để bé ngủ bớt sợ hãi.
Cách 3 :Tạo thói quen ngủ đúng giờ
Thói quen đi ngủ đúng giờ rất quan trọng cho trẻ để có giấc ngủ không bị gián đoạn. Ba mẹ nên tập cho bé ngủ theo giờ cố định để con sẽ tự buồn ngủ khi đến giờ đó. Ngoài ra, cũng không nên để bé ngủ ngày quá nhiều vì sẽ làm giảm giờ ngủ vào ban đêm gây mất cân bằng.
Khi con ngủ, cố gắng vỗ về và đung đưa giúp con dễ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Cách 4: Không để trẻ đi ngủ khi quá đói hoặc quá no
Nên cho bé ăn cách giờ đi ngủ ít nhất 2 giờ đồng hồ để con không bị tức bụng và cảm thấy khó chịu. Nếu bé bị đói, hãy cho con uống sữa ấm hoặc ăn nhẹ thứ gì đó. Nếu để trẻ đi ngủ với tình trạng quá đói hoặc quá no, con sẽ có biểu hiện trằn trọc, khó ngủ và quấy khóc.
Cách 5: Khuyến khích con tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa tình trạng bồn chồn vào ban đêm. Hãy tạo cho con thói quen tập luyện mỗi ngày để con có nguồn năng lượng dồi dào và lối sống năng động. Tuy nhiên, không nên cho con bạn hoạt động mạnh trong vòng ba giờ trước khi đi ngủ.
Cách 6: Chú ý giấc ngủ trưa và thời lượng ngủ của con
Trẻ em thường cần ít nhất 4 giờ tỉnh táo giữa các giai đoạn ngủ, hoặc trừ khi chúng quá mệt sẽ tự động buồn ngủ. Điều này nghĩa rằng, bạn không nên cho con ngủ trưa quá nhiều và không để giấc ngủ trưa cách giấc ngủ ban đêm ít hơn 4 tiếng.
Để hoạt động tốt nhất, trẻ em và thanh thiếu niên thường cần ngủ nhiều hơn người lớn.
+ Trẻ sơ sinh từ 4-12 tháng tuổi: Cần 12-16 tiếng (đã bao gồm ngủ trưa)
+ Trẻ mới biết đi 1-2 tuổi: Cần 11-14 tiếng (đã bao gồm ngủ trưa)
+ Trẻ từ 3-5 tuổi: Cần 10-13 tiếng (đã bao gồm ngủ trưa)
+ Trẻ từ 6-12 tuổi: Cần 9-12 tiếng
+ Thanh thiếu niên từ 13-18 tuổi: Cần 8-12 tiếng
Nhìn chung, trẻ em khó ngủ thiếu chất gì thì cha mẹ cần xác định các nguyên nhân phổ biến vẫn thường gặp. Các phụ huynh cần chú ý chăm sóc và xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con để bé có giấc ngủ ngon và hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tạo cho con những thói quen tốt trong sinh hoạt để lối sống của bé trở nên năng động và lành mạnh hơn.