Dấu hiệu chính của trẻ tự kỷ là thiếu hụt về ngôn ngữ, giao tiếp và tương tác xã hội. Thế nhưng chiều ngược lại, “trẻ ít nói chuyện có phải tự kỷ không” thì thế nào? Dưới đây là một số thông tin cha mẹ cần nắm rõ để hiểu đúng và phát hiện sớm các bất thường của con.
1/ Trẻ ít nói chuyện có phải tự kỷ không?
Trước hết, để tránh nhầm lẫn trẻ ít nói chuyện có phải tự kỷ thì chúng ta cần biết về các cột mốc phát triển bình thường của trẻ.
- Trẻ 0-3 tháng: Giật mình khi nghe tiếng động to. Mỉm cười hoặc im lặng khi có người khác bắt chuyện.
- Trẻ 4-6 tháng: Biết nhìn về phía có tiếng động, nhận biết các đồ chơi phát ra âm thanh. Bi bô một mình hoặc đáp lại lời nói của người khác.
- Trẻ 7-12 tháng: Thích chơi trò ú òa. Quay đầu về phía nguồn âm thanh Lắng nghe khi người khác bắt chuyện. Biết dùng lời nói hay âm thanh không phải tiếng khóc để đạt được sự chú ý. Dù chưa rõ ràng nhưng trẻ đã nói được được 1 hay 2 từ (bà, mẹ, chó…).
- Trẻ 12-15 tháng: Âm thanh trở nên rõ ràng hơn, kết hợp với cử chỉ khi nói chuyện.
- Trẻ 15-18 tháng: Bi bô hát theo các bài hát yêu thích, số lượng từ tăng dần lên.
- Trẻ 18 tháng – 2 tuổi: Nói được khoảng 20-25 từ đơn và có thể biết 1 vài từ đôi.
- Trẻ 2-3 tuổi: Biết dùng từ để chỉ hầu hết mọi vật, nói được câu có 2 hay 3 từ để thể hiện ý muốn hoặc yêu cầu. Trẻ biết cách gọi tên đồ vật và biết đặt câu hỏi “Vì sao?”.
Vì một số người vẫn hay trêu đùa khi thấy ai đó lầm lì, ít nói, ngại giao tiếp là “tự kỷ”. Nên một số cha mẹ không tránh khỏi lo lắng trẻ ít nói chuyện có phải tự kỷ không khi thấy con trẻ trong trường hợp này.
Thực tế, điều này là chưa đủ bởi nhiều trẻ có tính cách đã ít nói và không thích chơi đùa như các bạn khác. Trẻ ít giao tiếp với người lạ là điều hoàn toàn bình thường. Để biết trẻ chậm nói là bình thường hay bất thường, cha mẹ cần quan sát phản xạ của con trong giao tiếp. Nếu trẻ nghe hiểu và thực hiện được các mệnh lệnh đơn giản, các bé có phản xạ (quay đầu về phía âm thanh, cười khi nói chuyện, vẻ mặt đang lắng nghe…) nhưng không nói vì không thích thì không có gì đáng lo ngại. Ngược lại, nếu bé chậm nói chuyện và không có khả năng hoàn thành bất cứ một yêu cầu nào, không có phản xạ trước kích thích bên ngoài thì nguy cơ bé gặp các vấn đề về ngôn ngữ và tự kỷ sẽ cao.
2/ Biểu hiện ở trẻ tự kỷ
Để phân biệt trẻ ít nói bình thường hay bất thường rõ ràng hơn, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới đây:
- Không biết giao tiếp bằng mắt.
- Kém phản ứng với âm thanh.
- Không thích âu yếm hoặc được người khác chạm vào.
- Không quan tâm đến các trò chơi của bạn bè khác.
- Không biết dùng cử chỉ. Chẳng hạn như đưa tay về phía bạn khi muốn được bế, vẫy tay khi chào tạm biệt.
- Không nói bập bẹ khi dưới 12 tháng. Không nói được các từ đơn sau 16 tháng.
- Trẻ phớt lờ hoặc không chú ý đến những người xung quanh.
- Trẻ dường như không hiểu những điều mà mọi người nói với mình.
- Trẻ tự kỷ thích đi bằng ngón chân hoặc không thể bước đi.
- Trẻ hiếm khi bắt chước bạn.
- Các hành động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như vỗ cánh tay hoặc bàn tay liên tục.
- Rối loạn giấc ngủ: nhiều trẻ rất khó ngủ, dậy rất sớm và thường xuyên thức dậy vào ban đêm.
- ...
Hy vọng qua các dấu hiệu này, bạn đã giải đáp được băn khoăn trẻ ít nói chuyện có phải tự kỷ không.
Thực tế, ngoài các trẻ không thích nói chuyện thì còn có tới 1/4 trẻ bị chậm nói. Một số trẻ trong đó vẫn có thể phát triển bình thường, có thể đạt các mốc phát triển khi lên 2 tuổi. Để yên tâm hơn, cha mẹ nên cho trẻ đi khám để kiểm tra có cơ quan nào đang bị tổn thương và ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của bé không, như: lưỡi, vòm miệng, các cơ quan liên quan thính giác.
3/ Cách khắc phục khi trẻ ít nói chuyện
Khi bé ít nói chuyện, trước hết cha mẹ cần theo dõi các dấu hiệu khác kèm theo để loại trừ nguyên nhân liệu trẻ có đang gặp bệnh lý thực thể, hoặc rối loạn phổ tự kỷ không. Khi trẻ chỉ là chậm nói bình thường, bạn có thể áp dụng các cách dạy trẻ ít nói dưới đây để giúp con nhanh phản xạ, năng giao tiếp hơn:
- Đọc sách cho trẻ và dạy bé nhận biết các sự vật, hiện tượng. VD: bạn sẽ hỏi trẻ “con mèo đâu con” và trẻ sẽ chỉ vào hình con mèo. Hãy lựa chọn các sách có sự tương tác, giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ trong giai đoạn này.
- Khuyến khích trẻ nói “vâng, dạ” thay vì chỉ gật đầu.
- Trò chuyện với trẻ nhiều hơn và để “không gian” cho trẻ trả lời. Hãy ngưng lại một vài giây và nhìn vào mắt trẻ để con biết bạn đang mong đợi câu trả lời của bé.
- Lắng nghe không phán xét những câu trả lời của bé. Nếu bé nói sai, hãy góp ý trên tinh thần tích cực để trẻ cảm thấy bản thân được tôn trọng và nhìn nhận.
- Tích cực giao tiếp khi tham gia các trò chơi với trẻ để giúp con hiểu rằng đó cũng là một phần của trò chơi.
- Hạn chế tối đa các thiết bị điện tử.
Trên đây là câu trả lời cho vấn đề trẻ ít nói chuyện có phải tự kỷ không. Nếu trẻ vẫn có phản xạ giao tiếp bình thường thì không có gì đáng lo ngại đâu bạn nhé. Ngoài ra, nếu có bất kỳ băn khoăn nào khác, bạn có thể để lại câu hỏi cho Bengungon tại đây.