Trẻ sơ sinh nắm chặt tay khi ngủ có sao không? Tuy chưa biết nói nhưng trẻ sơ sinh luôn có những "ngôn ngữ không lời" để giao tiếp với bố mẹ rằng con đang đói, đang mệt... hay đã no rồi, con đang vui... Hãy cùng Simbiosistem đọc vị cử chỉ này của bé mẹ nhé!
1/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh nắm chặt tay khi ngủ
Trẻ sơ sinh nắm chặt tay khi ngủ khá phổ biến và hầu hết là hiện tượng sinh lý bình thường. Việc bé nắm chặt tay là bản năng, phản ánh tư thế nắm chặt tay và cuộn tròn khi bé còn nằm trong bụng mẹ.
Ngoài ra, đây có thể là dấu hiệu của đói hoặc căng thẳng. Khi trẻ được ăn no thì bàn tay của con sẽ mở ra và thả lỏng hơn. Cũng tương tự như khi con bú bình, ban đầu tay của con sẽ năm chặt bình rồi từ từ thả lỏng cho tới khi được bú no.
2/ Khi trẻ sơ sinh nắm chặt tay khi ngủ có sao không?
Nếu con chỉ nắm chặt tay khi ngủ thì đây là hiện tượng sinh lý bình thường và theo thời gian, khi các cơ ở tay của con linh hoạt hơn thì tình trạng này sẽ hết mẹ nhé!
Tuy vậy, nếu bé luôn nắm chặt tay ngay cả khi ngủ và cả khi tỉnh táo thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh bại não. Trong tình trạng này, một phần não đảm nhiệm chức năng vận động của cơ thể bị tổn thương nên ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ. Ngoài việc trẻ nắm chặt tay thường xuyên thì bé có các dấu hiệu như: yếu đuối, kiểm soát cơ kém, chậm phản xạ, chân và tay cứng.
3/ Khi nào bé sơ sinh hết nắm chặt tay khi ngủ?
Nếu bạn cảm thấy lo lắng về hành vi này của trẻ thì tin vui là hành vi này không kéo dài. Đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường và sẽ kết thúc khi trẻ được 3 - 4 háng, lúc hệ thần kinh và cơ của bé đã phát triển hơn. Đặc biệt là lúc con lên 5 - 6 tháng và đã có khả năng nắm, thả đồ vật.
Nếu như trẻ tiếp tục nắm nay khi ngủ lâu hơn dự kiến và các cơ tay vẫn chứng nhắc thì ba mẹ nên cho bé đi khám để loại trừ nguyên nhân bại não. Cứ khoảng 1000 trẻ thì có 2 trẻ sinh ra với căn bệnh bại não.
Bên cạnh đó, khi trẻ sơ sinh nắm chặt tay khi ngủ thì mẹ có thể giúp bé nới lỏng tay, thư giãn bằng cách xoa bóp bàn tay của bé. Dùng ngón tay cái ấn vào lòng bàn tay con rồi nhẹ nhàng massage theo vòng tròn, từ trung tâm ra ngoài như một cách khuyến khích trẻ tự mở ngón tay ra mà không cần dùng lực.
Khi bàn tay con đã mở, mẹ hãy cho bé cho bé chạn vào các đồ vật khác nhau như đồ chơi, đồ vật, thảm, mặt bàn... với kết cấu khác nhau. Điều này sẽ giúp kích thích các dây thần kinh và cơ vùng bàn tay, bé cũng học được những cảm giác mới của xúc giác. Nhưng hãy thử với những thứ ẩm hoặc mát, không quá lạnh hay quá nóng để đảm bào an toàn cho con mẹ nhé!
Một cách nâng cao hơn, mẹ hãy đưa ra món đồ chơi hấp dẫn và khuyến khích trẻ đưa tay ra để nắm lấy. Và ngược lại, khuyến khích trẻ đưa món đồ chơi đó lại tặng mẹ. Các hoạt động mở tay ra, nắm tay vào này sẽ tốt cho các cơ vùng tay của bé.
Và đừng quên cho bé bú đủ no, giảm các căng thẳng mẹ nhé!
Trên đây là các nguyên nhân trẻ sơ sinh nắm chặt tay khi ngủ. Mong rằng những chia sẻ này đã giúp ba mẹ bớt lo lắng. Và hãy luôn nhớ cho trẻ thăm khám, tiêm phòng đầy đủ theo lịch trình để theo dõi sự tăng tưởng, phát triển của bé và kịp thời phát hiện bất thường xảy ra mẹ nhé!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.webmd.com/baby/why-are-a-babys-hands-clenched
- https://www.healthline.com/health/baby/baby-clenching-fist#bottom-line