Trẻ tự kỷ gặp rất nhiều khó khăn trong ngôn ngữ, giao tiếp, kỹ năng xã hội… và dường như không thể tự mình chăm sóc bản thân. Vậy trẻ tự kỷ có phải khuyết tật không? Xã hội hiện có các chính sách hỗ trợ nào với nhóm đối tượng đặc biệt này?
1/ Trẻ tự kỷ có phải khuyết tật không?
Theo kết quả từ Tổng cục Tống Kê công bố tháng 01 - 2019, Việt Nam có khoảng 1 triệu người tự kỷ, tỷ lệ trẻ em mắc chứng bệnh này vào khoảng 1%. Đây là con số không hề nhỏ và đang có xu hướng gia tăng.
Trẻ tự kỷ gặp rất nhiều khó khăn trong hòa nhập cuộc sống, với biểu hiện đặc trưng là thiếu hụt khả năng giao tiếp và ngôn ngữ. Đây là vấn đề lớn mà trẻ tự kỷ gặp phải, nên trẻ tự kỷ có nói được không cũng là câu hỏi của hầu hết phụ huynh. Ngoài ra, trẻ có thể có những biểu hiện lâm sàng khác như: rối loạn vị giác, âm thanh, giấc ngủ, tăng động giảm chú ý, tiêu hóa kém, thường xuyên lo lắng, bồn chồn, động kinh, co giật…
Việc được công nhận trẻ tự kỷ có phải khuyết tật không về mặt pháp luật sẽ giúp các bé có cơ hội được bình đẳng trong tiếp cận, được hưởng các dịch vụ Y tế, giáo dục và chính sách an sinh xã hội của Nhà nước như các trẻ em khuyết tật khác.
Theo luật Người khuyết tật được Quốc hội thông qua từ 17/6/2010 và có hiệu lực từ 01/01/2011, với 10 chương và 53 điều, đã đề cập đến việc hỗ trợ, chăm sóc cho người khuyết tật. Tại khoản 1, Điều 3 có phân loại 6 nhóm khuyết tật là:
- Khuyết tật vận động.
- Khuyết tật nghe, nói.
- Khuyết tật nhìn.
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần.
- Khuyết tật trí tuệ.
- Khuyết tật khác.
Chính vì tự kỷ là một dạng khuyết tật cực kỳ phức tạp, phổ rộng và không giới hạn lĩnh vực ảnh hưởng nên theo phân loại, tự kỷ không phải một dạng khuyết tật riêng biệt mà sẽ thuộc một trong 6 dạng khuyết tật kể trên. Chưa có quy định cụ thể với nhóm đối tượng đặc biệt này mà còn ẩn khuất trong các nhóm đối tượng khác. Chỉ những trẻ tự kỷ được xác nhận là khuyết tật đặc biệt nặng thì gia đình mới được hỗ trợ kinh phí nuôi dưỡng. Còn những trường hợp chưa được xếp loại hoặc thuộc dạng nhẹ thì chưa được hỗ trợ.
Sau 10 năm, vì những bất cập quan sát thấy trong quá trình thực thi, tới năm 2/1/2019, Cục Bảo trợ - Bộ Lao động thương binh xã hội đã chính thức bổ sung thêm thuật ngữ “tự kỷ” vào Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH. Theo đó đã xác định dạng tật rối loạn phổ tự kỷ và đưa vào nhóm dạng tật khuyết tật khác.
Đây có thể coi là dấu hiệu đáng mừng cho người tự kỷ và gia đình khi quyền lợi đã được nhìn nhận. Tuy nhiên, ngay cả trong văn bản mới nhất hiện nay này, trẻ tự kỷ vẫ chưa được đề cập một cách cụ thể mà chủ yếu lồng ghép trong các đối tượng khuyết tật khác.
Trên đây Bengungon đã giải đáp cho bạn vấn đề trẻ tự kỷ có phải khuyết tật không. Cùng tìm hiểu những chính sách và những quyền lợi mà trẻ tự kỷ được hưởng.
2/ Khi trẻ mắc chứng tự kỷ được hưởng những chính sách nào
Trợ cấp xã hội
Mức trợ cấp căn cứ vào mức độ khuyết tật của người khuyết tật được quy định tại điều 3 NĐ 2/-2012/NĐ-CP:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
- Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
- Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Mức độ trợ cấp hàng tháng căn cứ theo điều 16 NĐ 2/-2012/NĐ-CP: Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật sống tại hộ gia đình được quy định như sau:
- Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng.
- Hệ số hai phẩy năm (2,5) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em.
- Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật nặng.
- Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật nặng là người cao tuổi, người khuyết tật nặng là trẻ em. Mức trợ cấp xã hội chuẩn theo NĐ 136/2013/NĐ là 270.000 đồng. Nên nếu trẻ được Hội đồng xác nhận mức độ khuyết tật xác nhận là mức khuyết tật là nặng thì mức trợ cấp hàng tháng của bé sẽ là: 2.x 270.000 =540.000 đồng.
Chính sách giáo dục cho trẻ tự kỷ
Về chính sách giáo dục, Bộ GD-ĐT đã ban hành theo thẩm quyền và phối hợp ban hành các văn bản về chính sách giáo dục đối với trẻ khuyết tật, trong đó có trẻ rối loạn phổ tự kỷ, như:
- Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật
- Thông tư liên tịch số 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH quy định điều kiện và thủ tục thành lập, hoạt động, đình chỉ hoạt động, tổ chức lại, giải thể trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
- Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT ban hành quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật
- Quyết định số 338/2018/QĐ-BGDĐT ban hành Kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018 - 2020 của ngành Giáo dục. Bên cạnh đó, các văn bản hướng dẫn địa phương thực hiện nhiệm vụ từng năm học đều có hướng dẫn về công tác giáo dục trẻ khuyết tật, trong đó có trẻ rối loạn phổ tự kỷ…
Những thông tin trên đây dù chưa thực sự đầy đủ nhưng hy vọng đã giúp bạn trả lời được câu hỏi trẻ tự kỷ có phải khuyết tật không. Cũng như rõ hơn trong một số vấn đề về chính sách cho trẻ tự kỷ. Bạn hãy liên hệ với các tổ chức xã hội gần nhất để có thông tin chi tiết hơn và được hướng dẫn thủ tục cần thiết.