Gửi Câu Hỏi

Bé hay ưỡn cong người khi ngủ: Nguyên nhân sinh lý và bệnh lý

Bé hay ưỡn cong người khi ngủ là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh, nó thường xảy ra một vài giây rồi trẻ lại ngủ ngoan bình thường. Thế nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, nhất là khi kèm theo giật mình thì cha mẹ cần tìm hiểu rõ. Dưới đây là các nguyên nhân sinh lý và bệnh lý của tình trạng này mà bạn có thể tham khảo.

1/ Nguyên nhân bé hay ưỡn cong người khi ngủ

Tình trạng bé hay ưỡn cong người khi ngủ, ngủ vặn mình phần lớn là do nguyên nhân sinh lý, nhưng trong một số ít trường hợp, đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó.

Bé hay ưỡn cong người khi ngủ

Bé ưỡn cong người khi ngủ do sinh lý

Trẻ sơ sinh chưa biết nói nên sẽ giao tiếp bằng các hình thức khác như quấy khóc, vặn mình, ưỡn người... để thông báo cho cha mẹ biết là trẻ đang khó chịu, có thể vì:

  • Chỗ ngủ không thoải mái: nhiều tiếng ồn, ánh sáng mạnh, giường không thoải mái, quần áo cộm...
  • Do tã ướt hoặc quần áo, chăn quấn quanh người trẻ quá chặt.
  • Tư thế không thoái mãi nên vặn mình để thay đổi.
  • Nhiệt độ phòng quá cao hay quá thấp.
  • Trẻ đã bú quá no hoặc đang đói bụng.
  • Trẻ đang tiểu tiện hay đại tiện, lúc này bé dễ vặn mình để rặn tống chất thải ra ngoài.

Ngoài ra, trẻ ngủ ưỡn cong người, vặn mình cũng có thể do trào ngược dạ dày. Lúc này, không chỉ trong lúc ngủ mà trẻ còn vặn mình, ưỡn cong người ngay sau khi bú. Tuy theo tên gọi thì đây là bệnh lý, nhưng ở trẻ sơ sinh, do dạ dày còn nằm ngang thì đây là hiện tượng sinh lý bình thường, hầu hết các bé sẽ tự khỏi trước 1 tuổi mà không cần điều trị gì.

Bé ưỡn cong người khi ngủ do bệnh lý

  • Trẻ bị vàng da nặng, cơ thể tiết bilirubin quá mức và ngấm vào mô não, khiến não bộ tổn thương và gây co giật. Đây là một dạng rối loạn động kinh hiếm gặp ở trẻ dưới 1 tuổi và thường gặp nhất ở trẻ 4 tháng tuổi.
  • Bệnh rối loạn thần kinh bẩm sinh như bại não. Trẻ sẽ có các cơn gồng mình, ưỡn cong người, ngửa đầu, co tay nhiều lần...
  • Hội chứng nhai lại. Thường gặp ở trẻ lớn đang có các vấn đề tâm lý như trầm cảm, chậm phát triển, bị bạo hành... Trẻ thường nuốt xong rồi lại trớ lên, nhai rồi nuốt lại hay nhả ra. Khi trẻ cố gắng trớ lên sẽ gây ưỡn người.
  • Da trẻ bị tổn thương, ngứa, nóng rát, bị côn trùng đốt.

Đôi khi, bé ngủ ưỡn cong người cũng có thể là dấu hiệu sớm của chứng rối loạn phổ tự kỷ. Tuy nhiên, đây không phải là triệu chứng đặc hiệu nên không được dùng để chẩn đoán. Để xác định chính xác thì cần có các rối loạn giao tiếp xã hội kèm theo như: không biết giao tiếp bằng mắt, không cười, chậm nói...

Chuyện bé hay ưỡn cong người khi ngủ rất ít khi liên quan tới việc thiếu canxi. Do đó, nếu chế độ ăn của con đa dạng, cân bằng thì cha mẹ không nhất thiết phải bổ sung canxi thêm. Thay vào đó, ba mẹ hãy bổ sung vitamin D liên tục cho trẻ cho tới khi con 18 tháng tuổi và theo đợt 3 - 4 tháng vào các thời điểm ít nắng sau đó theo khuyến cáo. Vitamin D là vi chất thiếu hụt ở sữa mẹ và thực phẩm.

Bổ sung vitamin D sẽ giúp trẻ hấp thu canxi tốt hơn, tăng cường miễn dịch đường hô hấp... Bạn có thể tham khảo các sản phẩm vitamin D có thêm DHA để hỗ trợ cả chiều cao lẫn trí não cho con.

2/ Khi ngủ bé hay ưỡn cong người có sao không

Bé hay ưỡn cong người khi ngủ

Trong các nguyên nhân bé hay ưỡn cong người khi ngủ thì nguyên nhân sinh lý là phổ biến nhất. Nếu con vẫn đạt các cột mốc thể chất, vẫn bú tốt, khả năng giao tiếp, nhận thức theo độ tuổi là bình thường thì cha mẹ không cần lo lắng quá. Nhưng bạn vẫn nên chuẩn bị cho bé một không gian ngủ tốt, đặc biệt là luôn quan sát trẻ để phát hiện kịp thời các bất thường nếu có.

3/ Cần làm gì khi trẻ ưỡn cong người trong lúc ngủ

cần làm gì

Khi trẻ ngủ vặn mình thường xuyên thì ba mẹ nên:

  • Chuẩn bị cho trẻ không gian ngủ thoải mái: yên tĩnh, ít ánh sáng, quần áo ngủ thoải mái, giường nệm êm và sạch sẽ, nhiệt độ phù hợp...
  • Không cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ.
  • Kiểm tra xem bé có bị ướt tã rồi hay không.
  • Tránh cho trẻ ăn quá no hay quá đói trước giờ đi ngủ. Nếu bé đói, bạn hãy cho bé bú nhưng vẫn trong không gian yên tĩnh, ít ánh sáng.
  • Nếu trẻ hay trào ngược, hãy vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú để giảm hiện tượng này.

Nếu trẻ hay vặn mình kèm theo ngủ ít, khó ngủ, ngủ không sâu giấc thì bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho trẻ.

Bé hay ưỡn cong người khi ngủ

Trong cơ thể của chúng ta, để điều chỉnh chu kỳ thức ngủ thì tuyến tùng sẽ tăng tiết melatonin vào ban đêm để tạo cảm giác buồn ngủ, và giảm tiết melatonin vào ban ngày. Nó cũng có mặt trong một số thực phẩm như cơm, chuối, yến mạch, hạnh nhân, gà, hoa cúc, kiwi, anh đào... Ở trẻ nhỏ, quá trình tiết melatonin còn chưa ổn định nên các bé có thể gặp phải hiện tượng rối loạn giấc ngủ.

Trên đây là những nguyên nhân sinh lý, bệnh lý cũng như cách xử lý khi bé hay ưỡn cong người khi ngủ. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của Bé ngủ ngon để cập nhật những kiến thức chăm sóc giấc ngủ bổ ích và thú vị cho bé ba mẹ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9