Gửi Câu Hỏi

Bé ngủ xuyên đêm có tốt không? 8 cách an toàn mà mẹ cần biết

Bé ngủ xuyên đêm có tốt không? Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ khiến nhiều bà mẹ lo con bị đói vì cả đêm không bú.

Ngủ xuyên đêm là hiện tượng bé ngủ liên tục trong 8-12 giờ cả đêm mà không ăn uống gì thêm. Khi lớn lên, bé sẽ ngủ ít hơn, chúng có thể ngủ liền 6-7 tiếng vào ban đêm.

Bé không ăn uống và chỉ ngủ trong nhiều giờ đồng hồ chắc chắn khiến nhiều ba mẹ bận tâm lo lắng sợ con bị đói. Họ quan ngại rằng nếu trẻ bị đói, con sẽ mệt mỏi và quấy khóc vào hôm sau. Hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây.

1/ Tình trạng bé ngủ xuyên đêm có tốt không?

Các chuyên gia cho rằng "ngủ xuyên đêm" thường là ngủ từ 6-9 giờ đối với cả trẻ em và người lớn. Đối với trẻ sơ sinh, con vẫn cần bú sữa trong khi ngủ suốt đêm và có thể ngủ bù giờ sau đó. Điều này nghĩa rằng nếu bé ngủ xuyên đêm trong tình trạng bị đói, con sẽ quấy khóc và ngủ không ngon giấc.

Về cơ bản, bé ngủ xuyên đêm có tốt không phụ thuộc vào mối tương quan giữa độ tuổi của bé và số giờ ngủ được khuyến cáo. Nếu bé ở độ tuổi cần ngủ khoảng 6-8 giờ, nhưng lại ngủ suốt đêm tới 12 tiếng, tình trạng này tất nhiên là không tốt vì có thể ảnh hưởng đến phát triển não bộ và hoạt động của cơ quan cơ thể.

Trong trường hợp bé ngủ ngon giấc cả đêm và đủ số giờ yêu cầu, các mẹ thực sự không cần lo lắng bé ngủ xuyên đêm có tốt không vì giấc ngủ ngon ấy chính là câu trả lời.

bé ngủ xuyên đêm có tốt không

2/ Khi nào trẻ ngủ xuyên đêm

Thông thường, trẻ ngủ xuyên đêm khi đã được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng mỗi bé khác nhau và mốc tuổi bắt đầu ngủ xuyên đêm vì thế cũng không giống nhau.

Theo nhiều nghiên cứu, trẻ 3 tháng tuổi sẽ ngủ từ 6-8 tiếng, nhưng cũng có những trẻ được 1 tuổi mới ngủ đủ số giờ này. Ngoài ra, có đến 70% trẻ sơ sinh thường ngủ xuyên đêm trước khi được 9 tháng tuổi.

Nhiều ý kiến cho rằng khi trẻ ăn no, việc bé ngủ xuyên đêm là hoàn toàn có thể xảy ra. Thế nhưng, trên thực tế điều này không đúng, khả năng ngủ suốt đêm phụ thuộc chủ yếu vào độ tuổi, mà không phải là bữa ăn của bé.

Hơn thế nữa, khi trẻ ăn thức ăn thô từ quá sớm, con có thể gặp nguy hiểm và không nhận được chất dinh dưỡng phù hợp. Theo khuyến cáo, trẻ sơ sinh nên bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên là tốt nhất.

khi nào trẻ ngủ xuyên đêm

Sau khi đã có lời giải đáp cho vấn đề bé ngủ xuyên đêm có tốt không. Hãy cùng Bengungon tham khảo thêm những phương pháp giúp trẻ ngủ đêm hữu hiệu.

3/ 8 cách cho trẻ ngủ xuyên đêm an toàn hiệu quả

Làm thế nào để bé ngủ xuyên đêm an toàn và hiệu quả? Đây là một kỹ năng không hề đơn giản đòi hỏi ba mẹ phải khéo léo và kiên trì trong việc rèn luyện khả năng ngủ của con. Nhiều trẻ có thể thích nghi tốt với các biện pháp của mẹ, nhưng cũng có không ít trẻ gặp khó khăn khi ổn định giấc ngủ.

Tham khảo một số cách dưới đây để giúp trẻ ngủ xuyên đêm mà không quấy khóc ồn ào và ba mẹ cũng đỡ vất vả hơn.

Cách 1: Cho trẻ ngủ trưa hợp lý

Giấc ngủ ban ngày là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến giờ ngủ ban đêm của bé. Nếu ngủ quá nhiều vào buổi trưa, bé sẽ ngủ ít hơn vào ban đêm hoặc thậm chí, thức thao láo. Vì vậy, ba mẹ chỉ nên cho trẻ ngủ trưa khoảng 30-45 phút và không nên để bé ngủ quá 3 giờ đồng hồ.

bé ngủ xuyên đêm có tốt không

Ở một mặt khác, bạn cũng không nên để bé ngủ trưa quá ít hoặc không ngủ, vì như vậy sẽ khiến con mệt mỏi và ngủ không ngon, không xuyên đêm. Tham khảo thời gian ngủ dành cho trẻ tùy theo độ tuổi như dưới đây:

+ Trẻ sơ sinh: Ngày 8-10 tiếng, đêm 12 tiếng

+ Trẻ 1 tháng tuổi: Ngày 7-8 tiếng, đêm 12 tiếng

+ Trẻ 3 tháng tuổi: Ngày 5-7 tiếng, đêm 11 tiếng

+ Trẻ 6 tháng tuổi: Ngày 3,5 tiếng, đêm 11 tiếng

+ Trẻ 9 tháng tuổi: Ngày 3 tiếng, đêm 11 tiếng

+ Trẻ 1 tuổi: Ngày 3 tiếng, đêm 11 tiếng

Cách 2: Cho trẻ đi ngủ sớm hơn

Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ nhiều hơn và ít bị giật mình nếu mẹ cho con đi ngủ sớm vào khoảng 7:30 - 8:00 tối. Việc đi ngủ sớm không khiến con dậy sớm vào sáng hôm sau nên các mẹ không cần bận tâm điều này.

Cách 3: Cho bú trước khi con ngủ

Khi chuẩn bị cho trẻ đi ngủ, các mẹ hãy cho con bú đủ no để con không bị đói lúc đang ngủ. Nếu con no bụng, bé có thể ngủ xuyên đêm mà không cọ quậy, hay khó chịu.

cho bú trước khi con ngủ

Cách 4: Thiết lập giờ đi ngủ đều đặn

Các mẹ hãy tạo giờ giấc đi ngủ đều đặn cho bé mỗi ngày và nghiêm túc thực hiện. Một lịch trình ngủ đúng giờ hàng ngày sẽ tạo thói quen cho bé và giúp con nhanh chóng thích nghi. Bạn có thể rời lịch tắm vào buối tối để cho con biết đã kết thúc một ngày. Hơn nữa, nước ấm giúp con giải tỏa căng cơ và dễ đi sâu vào giấc ngủ.

Cách 5: Giúp con thư giãn trước khi ngủ

Thư giãn và vui vẻ trước khi ngủ sẽ giúp bé ngủ xuyên đêm ngon và sâu hơn. Vì vậy, các mẹ đừng gây áp lực cho trẻ như bắt con phải ngủ bằng cách quát mắng. Thay vào đó, bạn có thể hát hay đọc truyện kể cho con nghe. Hãy làm mọi thứ nhẹ nhàng và chiều theo ý con một chút để trẻ ngủ xuyên đêm dễ dàng và hiệu quả hơn.

Cách 6: Hạn chế bế ru con ngủ

Bế ru trên tay sẽ khiến bé phụ thuộc vào mẹ và phải có mẹ ru - lắc lư mới ngủ. Hãy đặt con ngủ khi bé buồn ngủ nhưng vẫn tỉnh táo. Bằng cách này, bạn như đang giúp con tự chìm vào giấc ngủ và học cách quay trở lại giấc ngủ của mình mà không cần ba mẹ dỗ. Hãy cho bé bú no, thay tã và để ánh sáng yếu để giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon.

bé ngủ xuyên đêm có tốt không

Cách 7: Giúp trẻ phân biệt ngày và đêm

Vào thời điểm ban ngày, các mẹ hãy kéo rèm và đánh thức - chơi đùa cùng bé. Ngược lại, hãy cho bé bú nó và tắt bớt đèn để con dễ dàng đi vào giấc ngủ và nhận thức được đã đến giờ đi ngủ vào ban đêm.

Cách 8: Duy trì không gian yên tĩnh

Để bé ngủ xuyên đêm mà không bị giật mình tỉnh giấc, các mẹ cần chú ý không gây ra tiếng động và âm thanh lớn. Hãy làm mọi thứ nhẹ nhàng để hạn chế khả năng vô tình đánh thức con lúc nửa đêm.

Chung quy lại, để biết bé ngủ xuyên đêm có tốt không, các mẹ cần ghi nhớ thời gian ngủ phù hợp với con và đảm bảo con không bị đói hay khó chịu lúc ngủ. Hãy thử thực hiện các biện pháp đơn giản và hiệu quả trên để giúp bé ngủ dễ dàng và an toàn hơn. Các mẹ cũng cần tạo thói quen ngủ đúng giờ cho bé để con thích nghi với lịch sinh hoạt hợp lý và không phụ thuộc vào mẹ quá nhiều khi ngủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9