Gửi Câu Hỏi

Bé quơ tay chân liên tục khi bú có sao không? Nguyên nhân là gì

Bé quơ tay chân liên tục khi bú có sao không? Có phải dấu hiệu cho thấy con đang khó chịu, mệt mỏi, đói...? Bé ngủ ngon sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết.

1/ Nguyên nhân bé quơ tay chân liên tục khi bú

bé quơ tay chân liên tục khi bú

Trong những tháng đầu sau sinh, trẻ sẽ khó chịu đựng ở một tư thế quá lâu. Do đó, bé quơ tay chân liên tục khi bú thường là biểu hiện sinh lý bình thường của con mà ba mẹ không cần lo lắng quá nhé! Việc cử động tay và chân thường xuyên sẽ giúp máu lưu thông khắp cơ thể tốt hơn, giúp cơ thể khoẻ mạnh.

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh quơ tay chân liên tục ở mức độ nhiều thì đây cũng có thể là cử chỉ để bé muốn nói với bạn rằng:

  • Con đang đói, chưa bú đủ sữa
  • Mệt mỏi (việc khua tay múa chân giúp bé tỉnh táo hơn)
  • Đầy hơi, đau bụng: bé đá và vung tay đi kèm với tiếng khóc
  • Sữa đang chảy quá nhanh hay quá chậm

Trẻ sơ sinh quơ tay chân liên tục khi bú không phải là điều đáng lo ngại miễn là con không tỏ ra đau, đói hay buồn phiền gì. Đôi khi, chỉ đơn giản là trẻ đang muốn mẹ chơi cùng bé.

2/ Quá trình phát triển khả năng vận động của trẻ

bé quơ tay chân liên tục khi bú

Tới khoảng 8-10 tháng tuổi lúc hệ cơ của trẻ đã phát triển đủ thì khả năng phối hợp tay và chân sẽ nhịp nhàng hơn. Nhìn chung, bé quơ tay chân liên tục khi bú không phải là hành vi đáng lo ngại miễn nó không kéo dài sau 2 tuần tuổi.

Quá trình phát triển vận động của trẻ trong những tháng đầu sau sinh như sau:

  • Tháng đầu tiên: trẻ chưa thể kiểm soát nhiều chuyển động, các chuyển động có thể bị giật hoặc bồn chồn, mắt bé đã có thể nhìn về phía những âm thanh và giọng nói quen thuộc, trẻ đã có thể di chuyển đầu sang một bên nhưng vẫn cần sự giúp đỡ của mẹ để đỡ đầu
  • Tháng thứ 2: hệ thần kinh của trẻ đã trưởng thành hơn một chút, khả năng kiểm soát cơ bắp được cải thiện, chuyển động uyển chuyển và nhịp nhàng hơn, đã có thể ngẩng đầu lên khi nằm sấp, bắt đầu vẫy tay nhiều hơn khi bị kích thích tuy nhiên chuyển động của các ngón tay vẫn còn hạn chế, cười theo phản xạ
  • Tháng thứ 3: chuyển động tay và chân mượt mà hơn, phản xạ "giật mình" có thể biến mất, toàn bộ cơ thể của bé trông thoải mái hơn, một số trẻ đã có thể lật và có thể cầm lắc đồ chơi

Quá trình phát triển khả năng vận động sẽ hơi khác nhau một chút tuỳ từng bé. Tương tự như việc bé hay quơ tay chân khi bú, nếu bé nhà bạn chưa thành thạo chuyển động như những trẻ khác cùng lứa tuổi thì thường không phải do chậm phát triển hay vấn đề nào khác.

Trẻ sẽ cần đến gặp bác sĩ nhi khoa khi:

  • Ngừng làm một cái gì đó trẻ đã từng làm
  • Không sử dụng một phần hoặc một bên của cơ thể: trẻ sơ sinh thường chưa thể hiện chúng thuận tay phải hay tay trái. Do đó nếu bé chỉ dùng một tay hoặc một bên của cơ thể thì hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa mẹ nhé
  • Các cơ có vẻ quá mềm, khập khiễng hay rũ xuống khi không bị ốm
  • Bồn chồn hoặc lắc lư quá nhiều, toàn thân run rẩy

Như vậy, bé quơ tay chân liên tục khi bú sẽ là biểu hiện bình thường ở trẻ sơ sinh trước 2 tuần tuổi. Sau thời điểm này hoặc ngay khi trẻ kèm theo dấu hiệu vận động nào khác lạ làm mẹ lo lắng, hãy đưa bé đi khám bác sĩ để được kiểm tra chi tiết mẹ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9