Gửi Câu Hỏi

Bé thức khuya không chịu ngủ nguyên nhân là gì? Ảnh hưởng thế nào

Bé thức khuya không chịu ngủ khiến nhiều ba mẹ thức trắng rất vất vả để chăm con. Tình trạng này xảy ra do đâu và bạn nên làm gì để giúp con ngủ ngon một mạch tới sáng?

Theo chia sẻ từ nhiều bà mẹ, họ hay gặp hiện tượng trẻ thức khuya và ngủ rất muộn. Vấn đề không chịu ngủ của con xảy ra nhiều tháng khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Hãy tìm hiểu những nguyên nhân dưới đây để biết được liệu con bạn có giống như vậy không. Qua đó, thực hiện một số giải pháp tích cực để cải thiện giấc ngủ của con tốt hơn.

1/ Nguyên nhân bé thức khuya không chịu ngủ

Về cơ bản, bé thức khuya không chịu ngủ có thể do nhiều lý do khác nhau. Mỗi đứa trẻ đều có nhu cầu giấc ngủ không giống nhau, vì vậy có trẻ chỉ cần 9 tiếng để ngủ, trong khi có những trẻ cần tới 11 tiếng.

Để biết được bé đang gặp vấn đề gì khi thường xuyên thức khuya, ba mẹ ru nhưng không ngủ thì cần quan sát kỹ các biểu hiện của con để có kết luận:

Bé thức khuya không ngủ vì quá mệt

Một trong những nguyên nhân khiến hàng đầu khiến trẻ thức đêm muộn là con quá mệt sau ngày dài hoạt động. Lý giải cho điều này, các bé chơi đùa quá nhiều vào ban ngày hay nghịch nước với mẹ trong lúc tắm cũng gây nên tình trạng này xảy ra. Bé có thể nghĩ rằng đi ngủ sẽ làm lỡ mất những trò vui, khiến con khó ngủ vào ban đêm hoặc đơn giản con quá mệt mỏi và não bộ đang bị hưng phấn quá mức nên chưa thể ngủ.

bé thức khuya không chịu ngủ

Bé không tiếp xúc với ánh sáng

Những đứa trẻ trong căn phòng tối cả ngày có thể khiến con không chịu ngủ vào ban đêm vì trằn trọc và khó chịu. Việc không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon của bé.

Bé nhạy cảm với tiếng động xung quanh

Nhiều đứa trẻ thức khuya và không chịu ngủ có thể do ảnh hưởng từ những tiếng ồn ở môi trường xung quanh. Ví dụ như tiếng chuông, tiếng người nói, tiếng còi xe, hay bất kỳ tiếng động nào cũng có thể khiến những đứa bé nhạy cảm trở nên khó ngủ và tiếp tục thức muộn.

Do mẹ cho bú lúc đêm muộn

Bé thức khuya không chịu ngủ cũng có thể do vừa được cho bú. Thông thường, trẻ sẽ cần một khoảng thời gian để tiêu hóa và cân bằng sau khi ăn rồi mới có thể đi vào giấc ngủ. Các mẹ sẽ thật sự gặp rắc rối nếu cho bé ăn vì con đang thức dậy lúc 3 giờ sáng, lúc này con có thể thức một mạch tới sáng rồi ngủ bù vào sáng hôm sau.

do mẹ cho con bú lúc đêm muộn

Bé thức đêm vì đã ngủ trưa quá nhiều

Việc ngủ trưa vài tiếng đồng hồ là hơi nhiều so với bé. Nếu con bạn ngủ trưa tới khoảng 4-5h chiều, có thể con sẽ thức đêm rất muộn vì chưa buồn ngủ.

Bé không chịu ngủ vì thiếu mẹ bên cạnh

Đôi khi, do quá quen ngủ với hơi ấm của mẹ, nhiều đứa trẻ khó đi vào giấc ngủ nếu mẹ không nằm bên cạnh. Nhiều bà mẹ có thói quen xoa lưng và ru bé ngủ. Chính điều này đã khiến con trở nên phụ thuộc và cần có mẹ mới ngủ được.

2/ Trẻ em thức khuya có tốt không, ảnh hưởng gì không

Trẻ em thức khuya không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện. Hơn thể nữa, thức khuya đồng nghĩa với việc bé không có một giấc ngủ ngon, điều này sẽ gây nên nhiều tác hại không mong muốn. Dưới đây là một số tác hại khi để bé thức khuya không chịu ngủ.

trẻ em thức khuya có tốt không

+ Hạn chế sự phát triển chiều cao của trẻ: Giấc ngủ có ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao trẻ nhỏ. Khi ngủ đủ giấc, hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều sẽ giúp cơ thể phát triển tốt.

+ Làm hệ miễn dịch suy giảm khiến bé dễ mắc cảm lạnh và bệnh vặt: Giấc ngủ ngon có thể ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật ở trẻ. Do vậy, nếu trẻ nghỉ ngơi không đầy đủ, con sẽ bị giảm sức đề kháng, và có thể mắc bệnh truyền nhiễm dễ hơn.

+ Gây tổn thương cho tim: Bé không ngủ đủ giấc trong thời gian dài sẽ bị căng thẳng  Chính sự mệt mỏi và khó chịu này sẽ gây áp lực cho tim, làm tăng huyết áp và có thể gây ra bệnh tim mạch.

+ Có thể gây béo phì: Trẻ ăn nhiều nhưng không ngủ đủ giấc có thể làm ức chế leptin và bị béo phì. Ngoài ra, trẻ cũng không có tinh thần vận động hay tập thể dục vì thiếu ngủ nên càng dễ chậm lớn và ở tình trạng ốm yếu.

3/ Giải pháp cho trẻ hay thức đêm khuya làm thế nào

Có nhiều giải pháp cải thiện tình trạng bé thức khuya không chịu ngủ. Dựa trên những nguyên nhân đã được chỉ ra, ba mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây để hạn chế tình trạng thức đêm muộn của con, qua đó, giúp bé dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

Tránh trò chơi tác động mạnh

Vào ban ngày, các mẹ không nên cho bé chơi nhiều các trò ồn ào và náo nhiệt quá mức. Thay vào đó hãy hát ru và kể chuyện cho con nghe. Khi cho con đi ngủ, bạn phải đặc biệt nhẹ nhàng và thả lòng vì tâm trạng căng thẳng của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến con.

tránh trò chơi tác động mạnh

Tạo không gian ngủ thoải mái

Hãy đảm bảo không gian phòng ngủ thoải mái với đệm và chăn mềm, sạch sẽ. Lưu ý rằng bạn cũng nên cắt bỏ mác quần áo để hạn chế khả năng gây ngứa và khó chịu cho con.

Mẹ cũng không nên mặc cho bé quá nhiều lớp áo, vì điều này có thể khiến con toát mồ hôi và dễ bị cảm lạnh.

Cho bé tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng

Hãy cho con chơi ở khu vực có nhiều ánh sáng mặt trời để con cải thiện giấc ngủ vào ban đêm. Thậm chí vào ngày trời không có nắng và nhiều mây, ba mẹ cũng có thể bế con và đi dạo, đặc biệt không được dùng đèn thay cho ánh nắng mặt trời.

Cho bé ăn no 1-2 giờ trước khi đi ngủ

Hãy điều chỉnh thời gian để cho bé bú no cách thời gian đi ngủ khoảng 1-2 giờ đồng hồ. Cách này vừa khiến bé không bị đói, vừa tạo tiền đề giúp con có một giấc ngủ sâu và ngon ngay từ khi bắt đầu ngủ.

bé thức khuya không chịu ngủ

Tạo thói quen đi ngủ vào giờ cố định

Các mẹ nên tập cho bé quen với việc đi ngủ vào một thời điểm nhất định. Để thực hiện cách này, ba mẹ có thể đọc sách và kể chuyện cho bé nghe trước giờ đi ngủ. Bằng cách này, con có thể đi ngủ đều đặn theo thói quen và có một giấc ngủ chất lượng.

Không nên cho bé ngủ trưa nhiều

Chỉ nên cho bé ngủ trưa theo số lượng giờ đã khuyến cáo để hạn chế khả năng con không chịu ngủ vào ban đêm "do không buồn ngủ". Việc ngủ quá nhiều ban trưa sẽ khiến con thức và chơi muộn vào ban đêm khiến mẹ rất mệt mỏi và vất vả.

Hạn chế ôm ấp và xoa lưng bé khi ngủ

Để giảm thiểu khả năng bé phụ thuộc vào mẹ, bạn hãy dần dần tách bé ra ngủ phòng riêng. Cách này sẽ giúp con độc lập trong giấc ngủ và ít cần mẹ bên cạnh hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho bé từ 6 tháng tuổi ngủ 1 mình, vì trẻ nhỏ hơn sẽ dễ gặp tình trạng đột tử.

Tóm lại, bé thức khuya không chịu ngủ là hiện tượng hay gặp cả ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng này xảy ra nhiều lần hay không tùy thuộc phần lớn vào các mẹ chăm sóc và tập thói quen cho bé như thế nào. Hãy cố gắng thử những gợi ý trên để đạt được hiệu quả cao trong việc giúp bé hạn chế thức khuya và sớm đi vào giấc ngủ ngon.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9