Gửi Câu Hỏi

9 cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ hiệu quả. Tại sao trẻ hay gắt ngủ?

Có những cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ nào hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng cho bé? Tại sao các bé hay gặp tình trạng này? Bé ngủ ngon sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1/ Cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ hiệu quả

cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ

Dưới đây là các cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ hiệu quả mà mẹ có thể tham khảo:

1.1. Tạo thói quen ngủ đúng giờ cho bé

Khi trẻ được 3 tháng tuổi, mẹ nên bắt đầu rèn ngủ cho bé để con có thói quen ngủ tốt. Để bắt đầu, mẹ hãy ghi lại các khoảng thời gian buổi tối mà trẻ hay buồn ngủ, lựa chọn mốc phù hợp rồi chú ý chủ động chuẩn bị trước không gian ngủ thích hợp cho bé: yên tĩnh, ít ánh sáng, thoáng mát... hay đảm bảo bé đã được bú no và tắm trước đó.

Mẹ cũng nên thiết lập các nghi thức ngủ để gợi nhắc bé đã đến giờ đi ngủ, bằng các cách như: đọc sách cho bé, nói những câu giống nhau nhắc nhở bé đi ngủ...

1.2. Đảm bảo bé đã được bú đủ no trước khi đi ngủ

Trẻ sơ sinh có thể gắt ngủ, dễ thức giấc về đêm hơn nếu bị đói. Do đó, mẹ hãy nhớ cho bé bú đủ no trước khi đi ngủ. Ngoài ra, với các bé sơ sinh những tháng đầu còn hay nôn trớ thì mẹ hãy vỗ ợ hơi hoặc nhẹ nhàng xoa lưng cho con.

1.3. Đặt bé xuống giường ngủ khi con còn thức

Bé sẽ dễ chìm vào giấc ngủ hơn khi đang bú hay đang trong vòng tay của mẹ. Nhưng để con ngủ ngoan hơn, dễ ngủ trở lại và hạn chế gắt ngủ thì mẹ hãy đặt bé xuống giường khi con còn ý thức.

Mẹ hãy quan sát các dấu hiệu buồn ngủ của bé (lờ đờ, ngáp, tỏ ra chậm chạp...) rồi cho bé đi ngủ trước khi con chìm vào giấc ngủ. Khi ý thức được không gian xung quanh, trẻ sẽ có cảm giác an toàn và dễ ngủ trở lại hơn nếu thức giấc.

1.4. Tuyệt đối không đung đưa, rung lắc để ru trẻ ngủ

Mặc dù đung đưa, rung lắc có thể giúp bé dễ ngủ hơn nhưng bé sẽ dễ ngủ khi còn đang trong tay mẹ, đặc biệt là giấc ngủ sẽ khó được sâu và lâu dần bé dễ bị phụ thuộc, chỉ khi được đung đưa, rung lắc thì con mới chịu ngủ. Do đó, để tránh bé bị gắt ngủ thì mẹ hãy tránh thói quen này. Môi trường ngủ tốt cho bé sẽ là mặt phẳng êm ái, thoáng mát.

1.5. Cho bé ngủ ở vị trí, không gian quen thuộc

Khi ngủ ở vị trí và không gian quen thuộc, trẻ sẽ có cảm giác an toàn và ngủ ngon hơn.

1.6. Sử dụng tiếng ồn trắng

cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ hiệu quả

Nếu trẻ khó ngủ, hay thức giấc, quấy khóc về đêm thì mẹ hãy nhờ tới sự hỗ trợ của nhứng tiếng ồn trắng, những âm thanh lặp đi lặp lại như tiếng nhạc không lời, tiếng quạt, tiếng máy sấy tóc... Những âm thanh này có tác dụng giúp bé thoải mái, cảm giác an toàn, dễ đi vào giấc ngủ hơn.

1.7. Đợi một lát trước khi đến gần bé đang gắt ngủ

Khi thấy trẻ sơ sinh gắt ngủ, mẹ khoan hãy dỗ bé ngay mà nên đứng từ xa quan sát bé. Hay đợi khoảng 2-3 phút để bé tự ngủ trở lại. Sau đó nếu trẻ vẫn còn khóc hay khóc lớn hơn, hãy đến bên dỗ dành bé bằng một giọng nói nhỏ nhẹ và cái chạm nhẹ nhàng. Chú ý không tương tác nhiều với bé trong đêm và đảm bảo không gian xung quanh vẫn được yên tĩnh, ít ánh sáng.

1.8. Mẹo dân gian trị gắt ngủ cho trẻ sơ sinh

Bên cạnh những cách kể trên, mẹ có thể tham khảo áp dụng một số mẹo dân gian trị gắt ngủ cho trẻ như:

  • Dùng gối đinh lăng: có tác dụng an thần, hỗ trợ trẻ ngủ ngon giấc hơn. Lá đinh lăng sẽ được phơi khô rồi trộn với bông để làm ruột gối
  • Đặt dao cùn ở đầu giường: theo dân gian, trẻ gắt ngủ là do tà khí quấy nhiều. Đặt dao cùn ở đầu giường xua đuổi các tà khí này có thể giúp bé ngủ ngon hơn
  • Đặt vỏ cam, quýt, chanh trong phòng: mùi tinh dầu từ các loại vỏ này sẽ giúp trẻ thoải mái, dễ chịu, ngủ ngon hơn
  • Treo tỏi đầu giường: theo dân gian tỏi có chứa nhiều dương khí giúp xua đuổi tà khí. Do đó treo tỏi đầu giường cũng là một cách giúp bé ngủ ngon, bớt gắt ngủ hơn
  • Dùng cành dâu tằm để xua đuổi tà khí
  • Xông phòng với tinh dầu hoặc bồ kết nướng

1.9. Bổ sung melatonin cho trẻ

Melatonin giúp trẻ ngủ ngon

Nếu trẻ hay gắt ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc... thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho con. Đây là hormon được tiết ra tự nhiên trong cơ thể, giúp cơ thể buồn ngủ, ngủ sâu giấc vào ban đêm.

Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung melatonin cho hiệu quả cải thiện chất lượng giấc ngủ nhanh ngay từ những ngày đầu sử dụng. Đặc biệt, bổ sung melatonin là an toàn, không ảnh hưởng tới hệ thần kinh, không gây lệ thuộc.

2/ Các biểu hiện trẻ sơ sinh gắt ngủ là gì?

Mỗi trẻ sẽ có các biểu hiện khác nhau như: nằm im, nhìn chằm chằm vào một chỗ, khóc rấm rứt một lúc lâu hay gào khóc dữ dội. Gắt ngủ là phản xạ sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh nên trong phần lớn trường hợp ba mẹ không cần lo lắng quá.

Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên gắt ngủ dẫn tới ngủ không đủ giấc, ảnh hưởng đến sức khoẻ hay hành vi trong ngày (mệt mỏi, biếng ăn, ít bú, da xanh xao...) thì mẹ nên đưa bé tới khám bác sĩ để được kiểm tra cụ thể.

Rất khó để nói khi nào trẻ sơ sinh hết gắt ngủ vì mỗi trẻ sống trong môi trường, điều kiện và có tính cách khác nhau. Nhưng thường tình trạng này sẽ nhiều nhất trong 3 tháng đầu và thuyên giảm sau 12 tháng.

3/ Tại sao trẻ sơ sinh hay gắt ngủ?

Việc áp dụng các cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ không chỉ giúp trẻ ngủ ngon hơn mà cũng giúp ba mẹ có những thời gian ngủ chất lượng cho bản thân.

Theo các Bác sĩ nhi khoa, trẻ sơ sinh hay gắt ngủ do một số nguyên nhân như:

  • Nguyên nhân sinh lý: trong 3 tháng đầu, giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường là các giấc ngủ ngắn, không sâu giấc. Quá trình tiết melatonin trong cơ thể cũng chưa ổn định
  • Dạ dày của trẻ còn nhỏ nên nhanh đói, bé dễ gắt ngủ, khó duy trì giấc ngủ lâu dài
  • Bé bị ốm nên cơ thể khó chịu, khó ngủ
  • Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh còn chưa hoàn thiện nên dễ giật mình, quấy khóc

Trên đây là những cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng tại nhà cho bé. Nếu còn điều gì băn khoăn, mẹ hãy để lại câu hỏi trong phần bình luận để Dược sĩ Bé ngủ ngon có thể hỗ trợ thêm cho mình!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9