Gửi Câu Hỏi

3 Cách giúp bé tự chuyển giấc hiệu quả nhanh chóng và dễ áp dụng

Việc trẻ ngủ ngày cày đêm, trẻ thức giấc về đêm không chịu ngủ luôn khiến ba mẹ đau đầu, mệt mỏi. Vậy có cách giúp bé tự chuyển giấc nào hiệu quả và dễ áp dụng không? Mẹ cùng Bé ngủ ngon tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1/ Vì sao bé không tự chuyển giấc?

Việc bé không tự chuyển giấc đến từ nhiều nguyên nhân, có do giấc ngủ sinh lý bình thường của bé còn chưa ổn định hay đến từ cách chăm sóc chưa tốt của cha mẹ.

cách giúp bé tự chuyển giấc

Để áp dụng cách giúp bé tự chuyển giấc hiệu quả, trước hết chúng ta cần hiểu rõ về giấc ngủ của trẻ. Chúng sẽ thay đổi rất nhanh theo từng giai đoạn:

  • Trẻ dưới 1 tháng tuổi: trẻ dành phần lớn thời gian để ngủ và thường chỉ thức dậy để bú (2-3 tiếng/lần). Vì melatonin - hormon kiểm soát chu kỳ thức ngủ ở trẻ chưa được tiết ra đều đặn nên trẻ vẫn chưa phân biệt được ngày và đêm, nhiều trẻ ngủ ngày cày đêm và khiến ba mẹ mệt mỏi.
  • Trẻ từ 3 tháng tuổi: giấc ngủ đã bắt đầu ổn định hơn do quá trình tiết melatonin đã bắt đầu nhịp đi vào chu kỳ. Trẻ có thể ngủ ngoan cả đêm mà không tỉnh giấc. Lúc này nếu trẻ không có dấu hiệu đói thì bạn không nên tự đánh thức trẻ dậy để bú. Với trẻ thiếu tháng, nhẹ cân, hay nôn trớ thi bạn nên cho bé bú thường xuyên hơn để vẫn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.

Giấc ngủ ở trẻ cũng khác biệt nhiều so với người lớn. Bình thường, giấc ngủ được chia làm 2 giai đoạn:

  • Giấc ngủ nhanh (giấc ngủ REM): là giấc ngủ nông, lúc này trẻ chưa ngủ sâu mà mắt vẫn chuyển động. Giấc ngủ nhanh chiếm đến 50% thời gian ngủ trong 1 ngày của trẻ. Do vậy, dù trẻ ngủ 16 tiếng mỗi ngày nhưng chỉ có 8 tiếng là thực sự ngủ sâu.

  • Giấc ngủ chậm (giấc ngủ Non-REM): trong giai đoạn này lại chia thành 4 giai đoạn nhỏ:

    • Giai đoạn 1: buồn ngủ – mắt trẻ díp lại, lờ đờ.
    • Giai đoạn 2: mơ màng – trẻ có những cử động vặn mình, giật mình hay rên nhẹ.
    • Giai đoạn 3: ngủ sâu – trẻ đã chìm dần vào giấc ngủ và không cử động.
    • Giai đoạn 4: ngủ rất sâu – trẻ không cử động.

Giấc ngủ sẽ diễn ra theo 4 giai đoạn, sau đó quay lại giai đoạn 2 và chuyển về giấc ngủ REM. Đây là chu kỳ bình thường.

Nhưng đối với trẻ sơ sinh, trong mấy tháng đầu bé khó tự chuyển giấc, hay bị giật mình khi chuyển tiếp giữa giai đoạn ngủ sâu với ngủ lơ mơ và khó ngủ trở lại. Nguyên nhân là vì giấc ngủ REM ở trẻ chiếm tới 50%, trong khi người lớn chỉ có 25%. Nên trẻ dễ thức giấc về đêm hơn.

Thế nhưng lý do vì sao bé không tự chuyển giấc chính thường đến từ việc thỏa hiệp của cha mẹ. Phần lớn trường hợp bé có thể tự mình ngủ lại được. Nhưng khi ba mẹ cảm thấy lo lắng và bế bé lên dỗ dành, thỏa hiệp với trẻ thì có thể khiến con bị phụ thuộc, không thể tự chuyển giấc khi không có sự hỗ trợ của ba mẹ.

Các vấn đề về giấc ngủ cũng khó khăn hơn khi trẻ ngủ trưa muộn chuyển sang chiều hoặc bị kích thích quá mức trước giờ đi ngủ, như các trò chơi vận động mạnh, đánh đập va la mắng trẻ.

2/ Cách giúp bé tự chuyển giấc ngủ ngon.

Cùng tìm hiểu và thực hiển 3 cách giúp bé tự chuyển giấc sau đây để giúp con ngủ ngon, phát triển tốt:

Chuẩn bị tốt cho giờ ngủ của trẻ

Để tập cho bé tự chuyển giấc thì việc đầu tiên bạn cần làm là chuẩn bị cho trẻ một không gian ngủ tốt để bé ngủ ngon và sâu giấc hơn. Bằng các cách như:

- Cho trẻ ăn vừa đủ trước khi đi ngủ. Không nên để trẻ đói vì bé dễ thức dậy vào đêm đòi bú, nhưng cũng không nên quá no vì có thể khiến đường tiêu hóa của bé khó chịu, dễ nôn trớ khi ngủ.

- Tạo không gian phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát, ít ánh sáng. Giường nệm sạch sẽ, thoải mái.

- Không cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử ít nhất 1-2h trước khi đi ngủ vì ánh sáng xanh từ các thiết bị này sẽ ức chế quá trình tiết melatonin của cơ thể, khiến bé khó có cảm giác buồn ngủ và ngủ không được sâu giấc.

- Cho trẻ mặc đồ ngủ rộng rãi, thoải mái. Nếu có thể hãy sử dụng đồ ngủ khác biệt với đồ mặc ban ngày.

- Nhiệt độ phòng vừa phải với độ ẩm thích hợp, đặc biệt vào mùa đông.

cách giúp bé tự chuyển giấc

Dạy cho trẻ cách phân biệt ngày - đêm

Để dạy cách giúp bé tự chuyển giấc điều quan trọng là bạn cần giúp con phân biệt được thời gian ngày và đêm đồng thời ổn định đồng hồ sinh học:

  • Vào ban ngày, bạn hãy chơi, bắt chuyện với trẻ nhiều hơn. Cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng và âm thanh tự nhiên.
  • Vào ban đêm, hãy giữ không gian yên tĩnh, ít ánh sáng. Tránh các trò chơi vận động mạnh mà hãy đọc sách, massage bụng cho trẻ.

Cách giúp bé tự ngủ

Khi trẻ được 6-8 tuần tuổi thì bạn có thể dạy các bé tự ngủ bằng cách:

  • Cho trẻ lên giường ngay khi có dấu hiệu buồn ngủ (liên tục chớp mắt, mắt lim dim, ngáp…) và vào các khung giờ cố định. Điều này giúp hạn chế việc trẻ cảm thấy lo lắng khi thức dậy giữa đêm và hình thành thói quen đi ngủ tốt.
  • Đọc sách, hát ru, xoa lưng hay vỗ nhẹ mông bé. Không nên ru trẻ ngủ trên tay rồi mới đặt xuống nôi vì sẽ tạo thói quen xấu, trẻ cần có mẹ mới ngủ được. Lúc thức dậy giữa đêm nếu không thấy mẹ cũng làm bé lo lắng hơn.

cách giúp bé tự chuyển giấc

Nếu từ 6 tháng tuổi mà trẻ vẫn thường xuyên thức giấc về đêm, ngủ ít, ngủ không sâu giấc thì bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho trẻ. Hiệu quả có thể thấy được ngay từ những ngày đầu sử dụng, nhưng bạn nên bổ sung liên tục cho bé theo liệu trình khoảng 3-4 tuần để con dần hình thành được thói quen đi ngủ tốt. Melatonin không phải là thuốc ngủ. Nghiên cứu cho thấy, bổ sung melatonin an toàn và hiệu quả, hoạt động trên cơ chế sinh lý tự nhiên của cơ thể và không ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé.

Bạn hãy lưu lại và đều đặn áp dụng các cách giúp bé tự chuyển giấc trên đây để giúp con lấy lại được giấc ngủ ngon trọn vẹn nhé. Những giấc ngủ ngon sẽ giúp con thêm khỏe mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trí tuệ của bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9