Lo lắng trẻ tè dầm hay nhịn tiểu lâu gây sỏi thận, nhưng liệu ba mẹ có nên đánh thức trẻ dậy đi tiểu đêm? Hãy cùng tìm hiểu lợi & hại của điều này ba mẹ nhé!
1/ Có nên đánh thức trẻ dậy đi tiểu đêm không?
Đánh thức trẻ dậy đi tiểu đêm về cơ bản sẽ giúp hạn chế việc tè dầm của con. Thế nhưng với giấc ngủ và cả sức khỏe của trẻ thì điều này không hề tốt chút nào.
Có nên đánh thức trẻ dậy đi tiểu đêm không thì điều này là KHÔNG NÊN mẹ nhé!
Điều này sẽ làm:
- Ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ: việc đánh thức trẻ dậy, dù nhẹ nhàng nhưng vẫn làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bé thiếu ngủ, thiếu sức sống. Lâu dài thì điều này sẽ ảnh hưởng tới cả hệ miễn dịch và sự phát triển thể chất, tâm lý của con
- Làm suy yếu sự tiết hormon kháng bài niệu (ADH): Hormon này có tác dụng cân bằng huyết áp, lượng máu và nước trong cơ thể, kiểm soát lượng chất thải bài tiết ra ngoài. Khi trẻ lớn dần, khoảng 4 tuổi thì quá trình tiết hormon này mới cũng dần ổn định. Nó dần tăng tiết vào ban đêm và giúp trẻ có thể tự hết chứng tiểu dầm mà ba mẹ không cần can thiệp gì cả.
Hành động đánh thức trẻ dậy đi tiểu sẽ vô tình tác động vào quá trình này, khiến cơ thể dường như nhận ra rằng nó không cần tiết nhiều ADH nữa, lâu dài lại càng làm thói quen đi tiểu đêm của trẻ tệ hơn.
- Làm ảnh hưởng chức năng bàng quang: khi nước tiểu trong bàng quang đầy mới truyền tín hiệu tới vỏ não, tạo kích thích báo hiệu muốn đi tiểu. Và việc khiến trẻ đi tiểu lúc bàng quang chưa đầy sẽ làm chức năng bàng quang bị ảnh hưởng, trẻ không nhịn tiểu được lâu và có xu hướng tiểu nhiều lần hơn vào ban đêm
Chính vì thế, ba mẹ không nên đánh thức trẻ dậy đi tiểu đêm. Hãy để trẻ ngủ ngon, trọn giấc đến sáng hôm sau mẹ nhé. Nếu con lỡ tè dầm, hãy giúp trẻ nhẹ nhàng thay quần áo trong không gian yên tĩnh, ánh sáng nhẹ để không làm gián đoạn giấc ngủ của con. Theo thời gian, khi trẻ khoảng 4 tuổi thì tình trạng tè dầm này sẽ hết.
2/ Nếu bé nhịn tiểu qua đêm quá lâu có sao không?
Nhịn tiểu sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận do nước tiểu tiểu ứ đọng quá lâu. Lâu dài còn có thể gây biến chứng sẹo thận, vỡ bàng quang, cao huyết áp, tạo thói quen tiểu són, tiểu rắt...
Tuy nhiên, nếu mẹ lo lắng có nên đánh thức trẻ dậy đi tiểu đêm vì những điều này thì nó lại hoàn toàn khác.
Cơ thể chúng ta đã có các cơ chế sinh lý tự nhiên, khi bàng quang đủ đầy thì nó mới tạo kích tới não để báo hiệu muốn đi tiểu. Vào ban đêm, quá trình tiết hormon kháng bài niệu tăng lên giúp lượng nước tiểu trong bàng quang cô đặc và ít hơn. Do đó mà bàng quang lâu đầy, trẻ lâu có cảm giác đi ngoài vào ban đêm hơn chứ không phải là con đang nhịn tiểu.
Vẫn có trường hợp trẻ nhịn tiểu vào ban đêm và điều này không tốt chút nào, nhưng mẹ có thể dễ dàng nhận ra vì lúc này bé sẽ tỉnh táo hơn. Đây mới là lúc mẹ cần giúp bé đi tiểu đêm nhé.
3/ Những điều cần lưu ý khi bé hay dậy tiểu đêm
Với những bé hay dậy đi tiểu đêm thì ba mẹ hãy cố gắng để con được phát triển tự nhiên với những thói quen này, đồng thời chú ý một số điểm để hạn chế tình trạng này như:
- Hạn chế cho trẻ ăn uống sau bữa tối, đặc biệt là các chất lỏng như nước lọc, nước trái cây, súp... Nếu trẻ khát thì hãy cho con uống từng ngụm nhỏ thay vì uống luôn một lượng lớn
- Không cho trẻ uống nước ngọt có ga vào buổi tối vì nó sẽ khiến trẻ khát nước và đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm
- Nhắc nhở trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ
- Cho trẻ mặc quần áo đơn giản, thoải mái khi đi ngủ. Bởi nếu con đi tiểu đêm hoặc tè dầm thì việc thay/ cởi quần áo cũng đơn giản hơn nhiều và hạn chế ảnh hưởng tới giấc ngủ
Nếu trẻ đi tiểu đêm nhiều kèm theo rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc, hay buồn ngủ vào ban ngày...) thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho con.
Melatonin là một thành phần được tiết ra tự nhiên trong cơ thể, tăng cao vào ban đêm và giảm vào ban ngày để điều chỉnh sinh học thức - ngủ. Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung melatonin giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc và thiết lập lại nhịp sinh học một cách tự nhiên, an toàn.
Nhìn chung, có nên đánh thức trẻ dậy đi tiểu đêm thì không nên ba mẹ nhé! Việc tè dầm là bình thường ở các bé và lớn lên con sẽ hết. Ba mẹ hãy kiên nhẫn và giúp con hạn chế tình trạng này một cách tự nhiên. Chỉ khi tình trạng vẫn tiếp diễn sau 7 tuổi thì ba mẹ sẽ cần cho con đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị phù hợp.