Gửi Câu Hỏi

Có nên thay bỉm cho bé khi bé đang ngủ? Cách làm mẹ cần biết

Mẹ có nên thay bỉm cho bé khi bé đang ngủ không? Bởi dường như trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ, và mỗi lần ngủ thì rất dễ bị thức giấc dù chỉ là tác động nhỏ bên ngoài. Nhưng không thay thì sợ con ẩm ướt, khó chịu. Cùng xem câu trả lời và cách khắc phục trong bài viết dưới đây.

1/ Có nên thay bỉm cho bé khi bé đang ngủ không?

Để biết được có nên thay bỉm cho bé khi bé đang ngủ không, trước hết bạn hãy kiểm tra bỉm của bé có đang bị ướt nhiều không bằng cách đưa một ngón tay sạch vào phía trong tã.

  • Nếu bỉm chỉ hơi ẩm, hãy đợi cho bé tỉnh dậy rồi mới thay.
  • Nếu bỉm đã ướt hết, nặng nước thì bạn nên nhanh chóng thay cho bé.

Thay bỉm sẽ giúp giấc ngủ sau đó của bé ngon hơn và tránh tình trạng bé bị hăm tã, cảm lạnh.

Có nên thay bỉm cho bé khi bé đang ngủ? Cách làm mẹ cần biết - Ảnh 1

2/ Cách thay bỉm cho bé khi đang ngủ không làm con thức giấc

Khi bé đang ngủ và cần thiết phải thay bỉm, bạn cần thực hiện nhẹ nhàng.

  • Bước 1: Đặt các vật dụng cần thiết ngay tầm với: khăn xô, khăn lau, túi đựng rác…
  • Bước 2: Trải một tấm khăn xô lót dưới mông bé để con thoải mái hơn.
  • Bước 3: Một tay đỡ 2 chân bé, tay còn lại tiến hành thao tác thay tã.
  • Bước 4: Nên lau cho bé bằng khăn ấm nếu như bé đã đi nặng ra bỉm trước khi thay bỉm mới. Lau từ phía trước, từ các nếp gấp vào theo hướng đi xuống.

Trong quá trình thay bỉm cho con bạn nên sử dụng ánh sáng vàng. Không nên thay trong môi trường ánh sáng mạnh làm bé tỉnh giấc. Đồng thời có thể hát ru cho bé trong lúc thay để bé có cảm giác an tâm, ngủ ngon hơn.

Có nên thay bỉm cho bé khi bé đang ngủ? Cách làm mẹ cần biết - Ảnh 2

Bên cạnh câu hỏi có nên thay bỉm cho bé khi bé đang ngủ không thì việc giúp con thoải mái hơn khi ngủ, không bị hăm tã khi dùng bỉm cũng quan trọng không kém. Bạn có thể tham khảo các gợi ý:

  • Chọn loại bỉm rõ nguồn gốc xuất xứ, thấm hút tốt, nguyên liệu an toàn không gây kích ứng cho bé.
  • Chọn bỉm có kích thước vừa vặn, ôm khít mông bé. Tránh tình trạng bé mặc bỉm quá rộng hay quá chật làm bé khó chịu và dễ bị hăm, ngủ không thoải mái.
  • Dùng đúng loại bỉm đúng với chức năng ban ngày, ban đêm. Bởi loại ban đêm sẽ cho khả năng thấp hút và chống tràn tốt hơn ban ngày. Thời gian thay bỉm ban ngày khoảng 4h, ban đêm khoảng 6-8h, thay trước khi đi ngủ và ngay sau khi bé thức dậy. Với trẻ sơ sinh nên thay sớm hơn sau 2-3h nếu ban ngày.
  • Buổi tối mẹ có thể chọn loại bỉm quần để thời gian sử dụng lâu hơn, hạn chế vấn đề xô lệch khi bé ngủ.
  • Khi trẻ đã lớn thì chỉ nên đóng bỉm vào ban đêm, đặc biệt là mùa hè.
  • Thường xuyên kiểm tra độ ẩm của bỉm.
  • Thay tã ngay sau khi bé đi vệ sinh.
  • Làm sạch vúng kín và mông sau mỗi lần thay tã cho bé. Đảm bảo vùng đóng tã luôn sạch sẽ và khô ráo trước khi thay tã mới.
  • Sử dụng khăn lau không chứa cồn.
  • Thi thoảng không đóng tã để vùng mông bé được khô thoáng.
  • Hạn chế sử dụng phấn rôm vì có thể gây ma sát và kích ứng da của trẻ.
  • Khi bé đang gặp các vấn đề viêm da, hăm da thì bạn không nên dùng bỉm cho bé nữa. Thay vào đó, bạn cần vệ sinh vùng kín cho bé sạch sẽ, khô thoáng, tránh tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

Mặc dù bỉm là một giải pháp tiện lợi cho cha mẹ và giúp bé yên tâm ngủ ngon hơn, nhưng việc mặc tã lớn và cồng kềnh cũng khiến nhiều bé khó chịu. Đo đó, bạn hãy thay tã cho bé vào buổi tối trước khi đi ngủ và nhanh chóng thay ngay khi trẻ thức dậy vào buổi sáng hôm sau nhé. Và lưu ý thường xuyên kiểm tra tình trạng bỉm của bé trước khi bé bắt đầu giấc ngủ.

Khi cho trẻ tập ngưng dùng bỉm, bạn cần đánh thức trẻ vài lần trong đêm để bé đi tè. Theo thời gian, trẻ sẽ dần hình thành thói quen không cần dùng bỉm nữa.

Như vậy, để biết có nên thay bỉm cho bé khi bé đang ngủ không thì bạn hãy kiểm tra bỉm của bé. Hy vọng với câu trả lời và gợi ý trên đây bạn đã có cho mình những chỉ dẫn cần thiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9