Gửi Câu Hỏi

Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em có thể được nhận ra thông qua biểu hiện cảm xúc buồn bã, cáu kỉnh hay ít nói bất thường. Trầm cảm có thể điều trị không? Trẻ em giống như người lớn, cũng trải qua những thăng trầm cảm xúc là điều bình thường. Quan tâm con nhiều hơn, bạn có thể gần đây trẻ có vẻ buồn bã hay ít nói bất thường không? Thay đổi tâm trạng như vậy có thể là do căng thẳng tạm thời trong cuộc sống. Tuy nhiên, cũng không thể ngoại trừ khả năng trẻ bị trầm cảm.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, số lượng trẻ em bị trầm cảm lo lắng đã tăng lên qua thời gian. Trong đó, có tới 3.2% trẻ em từ 3-17 tuổi được chuẩn đoán mắc trầm cảm. Làm thế nào để biết con bạn có mắc bệnh này không?

1/ Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em

Các dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em thường khác nhau. Do đó, nhiều trẻ bị trầm cảm nhưng không được chẩn đoán hoặc không được điều trị vì chúng giống như những thay đổi bình thường của cảm xúc và tâm lý. Về cơ bản, các triệu chứng của bệnh trầm cảm xoay quanh nỗi buồn, cảm giác vô vọng và thay đổi tâm trạng.

dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em

Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em ít hơn 12 tuổi

Tùy thuộc vào độ tuổi khác nhau, trẻ em bị trầm cảm sẽ có biểu hiện cũng khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng trầm cảm ở trẻ 12 tuổi hoặc nhỏ hơn.

+ Giảm mức độ hứng thú với hoạt động yêu thích

+ Khó bắt đầu và duy trì mối quan hệ

+ Nhạy cảm khi bị từ chối hoặc thất bại

+ Nhận điểm thấp đột ngột

+ Thường xuyên buồn bã, khóc, vô vọng

+ Cáu kỉnh nhiều, nổi giận, sợ hãi, ám ảnh về cái chết

+ Cố gắng trốn khỏi nha, suy nghĩ tự sát hoặc tự làm hại bản thân

cách nhận biết trẻ bị trầm cảm

Dấu hiệu trầm cảm ở thanh thiếu niên

Các dấu hiệu trầm cảm ở thanh thiếu niên từ 13 đến 18 tuổi có thể bao gồm tất cả những dấu hiệu trên, và còn có thêm một số triệu chứng sau:

+ Quan tâm đến các chủ đề liên quan đến cái chết

+ Hay cảm thấy tội lỗi

+ Cảm giác vô dụng hoặc tự hận

+ Đưa ra những quyết định rắc rối

Các chuyên gia cũng lưu ý rằng đôi khi trẻ em cáu kỉnh là điều bình thường vì con đã quá mệt mỏi hoặc căng thẳng. Tuy nhiên, nếu bé nóng nảy bất thường tới vài tháng, đây có thể xem là một dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em.

2/ Bệnh trầm cảm ở trẻ em là gì

Trầm cảm ở trẻ em là một chứng rối loạn tâm trạng có thể khiến bé cảm thấy buồn bã, cáu kỉnh hay tuyệt vọng. Bệnh này gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, ăn uống và các mối quan hệ. Trầm cảm cũng có thể khiến trẻ mất hứng thú với sở thích hay hoạt động mà bé đã từng rất yêu thích. Trong những trường hợp nghiêm trọng, trầm cảm có thể dẫn đến suy nghĩ tự tử.

Theo chẩn đoán, nếu các triệu chứng ở trẻ kéo dài 2 tuần hoặc hơn, có thể con đang bị trầm cảm. Mặc dù đây là một bệnh lý nghiêm trọng, song vẫn có thể điều trị được.

bệnh trầm cảm ở trẻ em là gì

3/ Nguyên nhân trầm cảm ở trẻ em

Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, phổ biến như:

+ Sử dụng rượu, ma túy

+ Do môi trường (gồm gia đình, bạn bè, các mối quan hệ khác)

+ Do tiền sử gia đình có người bị trầm cảm

+ Do trẻ mắc bệnh lý

+ Gặp phải những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống

4/ Các chứng trầm cảm ở trẻ nhỏ thường gặp

Trẻ em có thể gặp những loại trầm cảm và kiểu rối loạn tâm trạng khác nhau. Chuyên gia sức khỏe tâm thần đã đưa ra một số chẩn đoán về các chứng trầm cảm dựa trên các dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em như sau.

Rối loạn trầm cảm chủ yếu

Đây là một chứng trầm cảm thường kéo dài trên 2 tuần ở trẻ nhỏ. Mặc dù chứng rối loạn này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng vẫn phổ biến nhất ở độ tuổi sau dậy thì. Khi trẻ em mắc chứng này sẽ bao gồm một trong những biểu hiện đã nêu bên trên, ví dụ như: mất ngủ, mệt mỏi, mất tập trung, hay suy nghĩ đến cái chết, cảm giác vô dụng...

các chứng thường gặp

Rối loạn khí sắc

Rối loạn khí sắc cũng được coi là một chứng trầm cảm ở trẻ nhỏ thường gặp. Loại bệnh này sẽ kéo dài trung bình trong khoảng 5 năm. Trẻ mắc chứng trầm cảm này có các biểu hiện như chán ăn, đau nửa đầu, ít năng lượng, hay tuyệt vọng, không tập trung, giảm hứng thú đối với sở thích...

Rối loạn tâm trạng hỗn hợp

Đây là kiểu trầm cảm thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 6-10 tuổi, có liên quan đến sự khó chịu liên tục. Trẻ em mắc chứng này thường có biểu hiện hiếu động thái quá, lo âu, giận dữ, giảm chú ý.... trong khoảng 3 lần 1 tuần.

Rối loạn cảm xúc theo mùa

Trẻ em mắc chứng trầm cảm này sẽ có những dấu hiệu của bệnh chủ yếu vào thời điểm ánh sáng ban ngày ngắn hơn (đó là lúc trời mùa đông).

5/ Cách điều trị trầm cảm ở trẻ em

Điều trị trầm cảm ở trẻ em cũng tương tự như cách chữa cho người lớn. Theo đó, có thể là liệu pháp tâm lý hoặc dùng thuốc. Theo các bác sĩ, đầu tiên, nên thử áp dụng liệu pháp tâm lý trước sau đó mới xem xét dùng thuốc chống trầm cảm bổ sung nếu như trẻ không có cải thiện. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em được điều trị hiệu quả nhất nếu liệu pháp tâm lý và thuốc được kết hợp với nhau.

cách điều trị

Liệu pháp về hành vi nhận thức là loại phổ biến mà nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tính hiệu quả của nó trong việc điều trị trầm cảm ở trẻ em. Đối với trẻ có kỹ năng ngôn ngữ hạn chế, liệu pháp vui chơi chính là cách tiếp cận phù hợp. Hãy xem xét một số cách làm sau để phần nào giảm đi triệu chứng trầm cảm ở con.

Nói chuyện với con

Đầu tiên, ba mẹ hãy thường xuyên hỏi con về việc con đang làm. Bằng một cách nào đó, ba mẹ hãy thể hiện mối quan tâm đến con để trẻ sẵn sàng và thoải mái chia sẻ những gì đang xảy ra.

Thông thường, trẻ nhỏ đều rất khó diễn đạt cảm xúc của mình thành lời. Thanh thiếu niên và thiếu niên có thể thấy xấu hổ khi thừa nhận cảm giác trầm cảm. Cho dù trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào, cha mẹ hãy cố gắng đặt câu hỏi một cách yêu thương để trẻ có thể dễ dàng nói ra.

Nhờ sự giúp đỡ từ người khác

Hãy nói chuyện với giáo viên, hay bất kỳ ai khác tiếp xúc với con bạn thường xuyên.Bạn có thể hỏi họ liệu con có bất kỳ thay đổi nào trong hành vi và tâm trạng hay không. Hơn nữa, bạn nên nhờ giáo viên để mắt đến trẻ và cho bạn biết nếu có bất kỳ hành vi bất thường nào ở con.

dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em

Tham khảo ý kiến của chuyên gia

Cha mẹ hãy gặp gỡ các chuyên gia sức khỏe tâm thần: nhà tư vấn, nhà trị liệu, bác sĩ tâm thần... để thảo luận những lo lắng về con bạn. Từ đó, chuyên gia có thể biết được các dấu hiệu của bệnh trầm cảm và đưa ra lời khuyên áp dụng liệu pháp hay thuốc đối với con.

Là cha mẹ, đôi khi chúng ta không muốn thừa nhận rằng con bị trầm cảm. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất rằng bạn phải hiểu về loại bệnh này và xác định điều trị cho con để bé có thể tiếp tục phát triển thể chất và tinh thần một cách lành mạnh.

6/ Khám trầm cảm cho trẻ ở đâu

Chẩn đoán và điều trị sớm bệnh trầm cảm là một việc nên làm để giúp bé nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống. Khi phát hiện thấy con đang có những dấu hiệu bị trầm cảm, hay bị rối loạn cảm xúc chưa rõ nguyên nhân, ba mẹ hãy đưa con đến khám bác sĩ để thực hiện biện pháp hỗ trợ.

Để tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc, ba mẹ hãy tìm đúng bác sĩ chuyên khao để khám cho con mình. Tham khảo một số địa chỉ chuyên khoa Tâm thần tại Hà Nội sau đây:

+ Phòng khám, Tư vấn và Điều trị ngoại trú (Viện sức khỏe tâm thần Quốc gia)

+ Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1

+ Khoa Sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Lão khoa Trung ương

+ Khoa Tâm thần - Bệnh viện Quân Y 103...

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh trầm cảm thường xuất hiện cùng lúc với nhiều loại bệnh thể chất khác. Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em có thể khiến con mắc bệnh tâm thần nghiêm trọng hơn về sau. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị sớm cho trẻ trầm cảm là rất quan trọng đối với bất kỳ bậc phụ huynh nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9