Khi nào nên tập cho trẻ bỏ bú đêm và mẹ nên tập điều này cho bé như thế nào? Có những lưu ý gì khi tập bỏ bú đêm cho bé?... Bé ngủ ngon sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết!
1/ Khi nào nên tập cho trẻ bỏ bú đêm?
Khi nào nên tập cho trẻ bỏ bú đêm là điều được nhiều ba mẹ quan tâm. Vì việc bé bú đêm thường xuyên có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ và tâm lý của mẹ, nhưng đây lại là một phần quan trọng không thể thiếu trong những tháng đầu đời của trẻ. Các cữ bú đêm giúp thiết lập và duy trì nguồn sữa cần thiết, đảm bảo trẻ sơ sinh nhận được đầy đủ tất cả nguồn sữa để phát triển.
Nếu bạn cảm thấy thoải mái với việc cho bé ăn đêm thì không cần vội vàng loại bỏ điều này nhé. Nhưng nếu nó gây ra nhiều bất tiện và làm xáo trộn cuộc sống, tâm lý của bản thân thì mẹ hãy cân nhắc tới điều này. Sau 12 tháng với trẻ bú mẹ và sau 6 tháng với trẻ bú sữa công thức là các mốc thời gian mà mẹ có thể tham khảo.
- Bé bú đêm ngắn (cữ bú < 5 phút hoặc < 60ml): mẹ loại bỏ dần cữ bú đêm bằng cách ngừng cho bé bú hoàn toàn, giúp bé ổn định lại giấc ngủ bằng các kỹ thuật của một giấc ngủ khoa học
- Bé bú đêm lâu hơn: giảm dần thời gian cho bé bú trong 5 - 7 đêm. Ví dụ như giảm thời gian cho bé bú 2 phút mỗi đêm (nếu bé thường bú 10 phút > xuống 8 phút trong 2 đêm tiếp theo > xuống 6 phút trong 2 đêm tiếp > ...). Nếu bé khó chịu, quấy khóc nhiều thì bạn có thể ngừng việc cai sữa một thời gian rồi bắt đầu lại sau một thời gian
2/ Tạo sao nên tập cho trẻ bỏ bú đêm?
Khi nào nên tập cho trẻ bỏ bú đêm không chỉ mang lại những lợi ích cho mẹ, giúp giấc ngủ của mẹ được trọn vẹn hơn mà còn tốt cho bé, hạn chế nguy cơ sâu răng do việc ăn đêm. Mặt khác, khi bé lớn hơn thì đường tiêu hoá cũng dần hoàn thiện, thể tích dạ dày lớn hơn để dự trữ được nhiều thức ăn hơn nên việc bú đêm cũng không còn cần thiết. Do đó, mẹ hoàn toàn có thể tập cho bé bỏ bú đêm nhé.
3/ Những lưu ý khi tập cho trẻ bỏ bú đêm
Khi tập cho trẻ bỏ bú đêm, mẹ hãy lưu ý:
- Cai bú đêm cho trẻ một cách từ từ, tránh vội vàng, đột ngột vì trẻ vốn đang coi điều này là một thói quen và nguồn an ủi
- Thêm thời gian cho bé ăn vào ban ngày và bao gồm một lần bú no ngay trước khi đi ngủ vào buổi tối
- Nên nhờ sự trợ giúp của người thân: bé có thể thức dậy giữa đêm ngay cả khi không đói, như do giấc ngủ của trẻ chưa hoàn thiện, không thoải mái, sợ hãi, nóng hoặc lạnh, cảm thấy cần được an ủi và kết nối, đang mọc răng, đang ốm... Do đó không phải lúc nào mẹ cũng là người đến với bé (VD: thay bỉm, theo dõi bé...), hãy để bố hoặc một thành viên khác trong gia đình đến an ủi và giúp đỡ con trong quá trình cai sữa
- Khắc phục tốt các vấn đề có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, bao gồm cả các bệnh lý (nghẹt mũi, sổ mũi, khô mũi, ngứa...)
- Nên đặt bé lên giường ngủ khi con còn thức, điều này sẽ giúp bé ý thức được không gian trước khi ngủ và khi tỉnh giấc giữa đêm thì không thấy xa lạ, dễ ngủ trở lại hơn
- Khi bé được 6 tháng tuổi, hãy cho bé ăn dặm, tiếp xúc với thức ăn đặc để giúp bé no lâu hơn
Bên cạnh đó, nếu bé thường khó ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc, hay thức giấc về đêm... thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho con.
Melatonin là một hormon nội sinh được tiết ra tự nhiên trong cơ thể và đóng vai trò mật thiết nhất với giấc ngủ. Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung melatonin cho hiệu quả cải thiện chất lượng giấc ngủ nhanh ngay từ những ngày đầu sử dụng, giúp dễ ngủ và ngủ ngon sâu giấc. Đặc biệt, melatonin không phải là thuốc ngủ, không ảnh hưởng đến hệ thần kinh...
Ở trẻ nhỏ, melatoin tinh khiết dạng nhỏ giọt sẽ là lựa chọn hiệu quả, an toàn và tiện dụng nhất.
Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc khi nào nên tập cho trẻ bỏ bú đêm và có thêm cho mình những kinh nghiệm cai bú đêm cho bé hiệu quả!
Tài liệu tham khảo:
- https://raisingchildren.net.au/babies/sleep/settling-routines/night-weaning
- https://www.laleche.org.uk/breastfeeding-at-night/