Gửi Câu Hỏi

Làm sao để trẻ sơ sinh nằm chơi không khóc? Nguyên nhân trẻ khóc

Trong những tháng đầu đời, việc có những khoảng thời gian, dù ngắn để mẹ có thể làm việc cá nhân đều vô cùng quý giá. Vậy làm sao để trẻ sơ sinh nằm chơi không khóc? Hãy cùng bé ngủ ngon khám phá trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

1/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh nằm chơi hay khóc

Làm sao để trẻ sơ sinh nằm chơi không khóc

Để hiểu rõ làm sao để trẻ sơ sinh nằm chơi không khóc, trước hết chúng ta cần hiểu rằng việc bé khóc khi bỗng dưng bị đặt xuống, để nằm chơi là tâm lý bình thường của các con. Các em bé khoẻ mạnh trong độ tuổi từ 6 - 18 tháng đều có xu hướng bám lấy mẹ thay vì vui vẻ chơi một mình.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh nằm chơi hay khóc trước hết đến từ nhu cầu được an toàn, gắn bó với người thân - đặc biệt là mẹ. Trẻ sẽ bám víu và khóc nếu bạn hoặc những người chăm sóc khác rời xa chúng, dù chỉ trong thời gian ngắn vì lo lắng bị chia cắt. Sự gắn bó này đã được lập trình sẵn. Thậm chí, khi nhận thức rõ hơn về môi trường xung quanh thì trẻ sẽ cảm thấy không an toàn hoặc khó chịu trong những tình huống mới hoặc với những người mới, ngay cả khi bạn ở đó.

Những trẻ không phát triển được sự gắn bó này thường là những bé bị bỏ rơi nghiêm trọng, hoặc bị rối loạn tâm lý như rối loạn phổ tự kỷ, làm chúng mất khả năng tạo mối liên hệ với người khác.

Ngoài ra, tẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ mới biết đi không có khả năng tập trung lâu. Ngay cả khi đó là điều các con cực kỳ yêu thích và say mê thì điều này cũng không thể quá 5 phút.

Nhưng dù lý do là gì thì việc cho trẻ chơi độc lập cũng rất quan trọng. Không chỉ giúp mẹ có thể làm các công việc cần thiết, giảm căng thẳng mà còn thúc đẩy sự phát triển lành mạnh cho trẻ, cho con môi trường để khám phá độc lập.

2/ Làm sao để trẻ sơ sinh nằm chơi không khóc?

Làm sao để trẻ sơ sinh nằm chơi không khóc

Vì xuất phát từ nguyên nhân cần sự gắn bó, cảm giác được an toàn, nên làm sao để trẻ sơ sinh nằm chơi không khóc thì mẹ cần tập trung vào việc giúp bé hiểu và giải quyết cảm xúc của mình để bé cảm thấy an tâm hơn. Để bé biết rằng nếu bạn rời đi thì con vẫn ổn, và rồi bạn sẽ quay lại. Nếu bé lớn hơn thì mẹ hãy nói chuyện với trẻ về những gì đang xảy ra, bạn sẽ đi đâu và khi nào sẽ gặp lại trẻ.

Mỗi trẻ sơ sinh có một tính khí khác nhau. Nhưng ngay cả những trẻ bám víu nhất thì việc dành ra các khoảng thời gian chơi độc lập cũng là điều cần thiết và tốt cho bé.

Thời điểm thích hợp để mẹ bắt đầu rèn cho bé tự nằm chơi là khi con được khoảng 5 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ thường có thể tự ngẩng đầu lên và điều khiển đồ chơi nhưng chưa di chuyển được. Sau đó, mẹ hãy:

  • Đảm bảo rằng bé được nghỉ ngơi, đã được ăn no và đã có nhiều thời gian với cha mẹ trước khi bắt đầu
  • Đảm bảo không gian trẻ tự nằm chơi an toàn, cần có thanh che chắn cẩn thận và tránh các đồ dùng nguy hiểm xung quanh
  • Chỉ chọn một vài đồ chơi phù hợp với sự phát triển của con
  • Nói với trẻ bạn sẽ đi đâu và rồi sẽ quay trở lại. Lưu ý, mẹ hãy nói một cách trung thực về thời gian quay trở lại
  • Nên nói với trẻ về những gì bạn sẽ làm cùng bé sau khi về. Như: khi nào về, mẹ sẽ cùng con chơi đồ chơi/ đến cửa hàng mua đồ ăn cho bữa tối... và thực hiện như thế
  • Để lại một thứ gì đó có tác dụng an ủi bé, như một món đồ chơi yêu thích hay chiếc khăn quàng cổ của mẹ
  • Khi rời xa bé, hãy nói lời tạm biệt một cách tích cực bằng cách mỉm cười, tự tin vui vẻ mặc dù bạn có thể sẽ cảm thấy lo lắng, căng thẳng
  • Hãy ở gần trẻ lúc đầu
  • Nếu bé khóc, hãy đến gần và nhẹ nhàng dỗ dành, cho bé chơi lại đồ chơi
  • Bắt đầu chỉ với 5, 10 phút, sau đó khi trẻ đã quen với mới dài thời gian hơn
  • Bắt đầu trong không gian quen thuộc, sau đó mới tới những bối cảnh ít quen thuộc hơn

Bên cạnh đó, tuỳ từng tháng tuổi mà trẻ sẽ có giai đoạn tự chơi phù hợp riêng:

  • 0 - 6 tháng: tập chơi (lục lạc, sách rối)
  • 6 - 18 tháng: giai đoạn cảm giác vận động nhìn, nghe, nắm, với, mút (vòng xếp, cốc, bàn...)
  • 18 tháng - 3 tuổi: phát triển ngôn ngữ và cảm xúc xã hội
  • 3 - 5 tuổi: độc lập mở rộng

Làm sao để trẻ sơ sinh nằm chơi không khóc

Nếu như trẻ thường xuyên khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ ít... thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin tinh khiết dạng nhỏ giọt cho con. Đây cũng là một hormon giấc ngủ được tiết ra tự nhiên trong cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung melatonin cho hiệu quả cải thiện giấc ngủ nhanh ngay từ những ngày đầu sử dụng, giúp dễ ngủ, ngủ ngon sâu giấc. Đặc biệt, tác động này theo cơ chế sinh lý tự nhiên của cơ thể, an toàn, không gây lệ thuộc và không ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Việc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khóc khi chia tay người chăm sóc chính là điều hoàn toàn tự nhiên. Nhưng khi trẻ lớn hơn, chúng có thể hiểu được rằng mọi người và mọi thứ tồn tại ngay cả khi chúng không nhìn thấy.

Mong rằng câu trả lời cho tình trạng làm sao để trẻ sơ sinh nằm chơi không khóc trên đây đã giúp mẹ có thêm cho mình những kinh nghiệm chăm sóc bé hữu ích, giúp bé có khoảng thời gian tự chơi cần thiết trên hành trình phát triển và mẹ có thêm những khoảng thời gian ngắn cho bản thân.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.nhs.uk/conditions/baby/babys-development/behaviour/separation-anxiety/
  • https://www.childoftheredwoods.com/articles/my-baby-doesnt-want-to-be-alone-ever-and-thats-normal
  • https://www.whattoexpect.com/playroom/playtime-tips/playing-solo.aspx
  • https://babywise.life/blogs/momtalk/benefits-of-independent-play
  • https://babywise.life/blogs/momtalk/independent-play-time-through-the-stages

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9