Làm sao để trẻ tự ngủ mà ba mẹ không phải tốn nhiều công sức? Nếu bạn đang gặp khó khăn khi dỗ con ngủ, hãy tham khảo kinh nghiệm cho trẻ tự ngủ trong bài viết dưới đây.
Sau nhiều tháng hoàn thiện kỹ năng dỗ bé ngủ và cho bé ngủ ngon, bạn có đang tự hỏi: Đến khi nào bé có thể tự mình làm điều đó? Có cách nào để tăng tốc quá trình này không? Trẻ quấy khóc và không chịu ngủ vào ban đêm là nỗi ám ảnh khi chăm con của nhiều bà mẹ. Tập cho trẻ tự ngủ không đơn hề đơn giản, đây được xem như "nghệ thuật" dạy con đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực của phụ huynh.
Mặc dù mỗi em bé đều khác nhau và không có giải pháp nào phù hợp với tất cả mọi người, nhưng chúng tôi đã tổng hợp một số mẹo để giúp quá trình này diễn ra nhanh chóng và dễ dàng nhất có thể.
1/ Làm sao để trẻ tự ngủ an toàn và hiệu quả?
Theo nhiều nghiên cứu, những em bé có thể tự ngủ thường có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Không những vậy, thói quen này sẽ còn giúp ích cho con khi lớn lên. Vậy phải làm sao để trẻ tự ngủ nhanh chóng và tự nhiên nhất. Đó là không "bám hơi" của ba mẹ nữa và độc lập hơn khi ngủ, giúp ba mẹ đỡ vất vả trong quá trình chăm con.
Tham khảo những cách dưới đây để giúp trẻ tự ngủ an toàn và hiệu quả.
Phương pháp ăn, chơi, ngủ
Các mẹ có thể triển khai 1 lịch trình ăn, chơi, ngủ theo trình tự giống nhau mỗi ngày. Ở biện pháp này, nhiều bà mẹ lầm tưởng rằng không nên cho con ngủ ngày, và dồn hết giờ ngủ của con vào ban đêm. Quan điểm này hoàn toàn không đúng vì dù là người lớn hay trẻ nhỏ, đều cần có thời gian ngủ ngày để không bị mệt mỏi và khó ngủ vào buổi tối.
Cụ thể, bạn nên cho con thức dậy vào lúc 7h sáng, cho con ăn và chơi đến 8h45. Khi thấy con thức được khoảng gần 2 tiếng, các mẹ nên đặt con xuống giường và rèn cho bé tự ngủ bằng cách để đèn tối và có thể bật nhạc cho con dễ ngủ. Sau đó, khi con ngủ được khoảng 1-2 tiếng, đánh thức con dậy và cho bé ăn - chơi và cuối cùng là ngủ vào ban đêm.
Cố gắng phân bổ thời gian sao cho hợp lý và chú ý không để bé ngủ quá nhiều vào ban ngày.
Phương pháp Control Cry (để khóc có kiểm soát)
Làm sao để trẻ tự ngủ khi mà con vẫn khóc đòi mẹ? Đừng lo lắng, hãy kiên trì trong kế hoạch của mình. Ở biện pháp này, các mẹ không nên vội bế bé lên khi con khóc, mà hãy để bé tự ru ngủ trong khoảng 5 phút.
Nếu thấy con khóc dữ dội, mẹ có thể tiến lại gần và vỗ về khoảng 2 phút sau đó, lại đặt con nằm ngủ dù lúc đó bé tiếp tục khóc hay không. Thực hiện những lần dỗ dành thưa dần từ 5, 10 rồi 15 phút. Cứ như vậy, các mẹ sẽ giúp trẻ tự ngủ mà không cần tác động quá nhiều.
Phương pháp Cry it out (cho con khóc đến khi nào ngủ)
Đây là một trong những mẹo khá hay được áp dụng rộng rãi ở phương Tây. Họ để mặc con trong phòng ngủ, đồng thời không bế ẵm, và tắt đèn đi ra khỏi phòng. Mặc dù con có thể khóc và gào lớn trong 30 phút hoặc hơn, họ vẫn để yên cho con khóc và rồi bé sẽ tự ngủ.
Hiệu quả tối đa của biện pháp này là trẻ sẽ không khóc khi ngủ nữa chỉ sau 2-3 ngày như vậy. Đây cũng được coi là một cách hiệu quả giúp trẻ nhỏ trở nên độc lập ngay từ bé.
2/ Kinh nghiệm tập cho bé tự ngủ từ webtretho
Trên Webtretheo, có không ít thảo luận về việc làm sao để trẻ tự ngủ. Nhiều bà mẹ bỉm sữa đã chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ quá trình tập cho bé tự ngủ. Họ đa phần đều không muốn trẻ khóc nhiều gây ồn ào và khó chịu, do vậy đã thực hiện một số giải pháp khác để giúp con tự ngủ dễ dàng. Ban đầu, những mẹo này chưa thể cho hiệu quả ngay, nhưng về lâu dài, sẽ tạo nên môi trường và thói quen tốt cho con.
Đảm bảo phòng ngủ sạch sẽ thông thoáng
Không gian phòng ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ ngon của con. Để bé có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ, các mẹ cần chú ý đến nhiệt độ phòng hợp lý, mặc quần áo thoải mái (sạch và khô) cho bé.
Giúp bé phân biệt ngày và đêm
Giúp con nhận thức thời điểm ban ngày và ban đêm là rất quan trọng. Khi trời sáng, các mẹ nên đánh thức con dậy và chơi đùa với con. Ngược lại, vào ban đêm, hãy tắt đèn và báo hiệu cho con đã đến giờ đi ngủ. Thói quen sinh hoạt này sẽ ít nhiều góp phần giúp trẻ có khả năng tự ngủ khi đến giờ mà không cần ba mẹ phải dỗ dành.
Cho bé ngậm ti giả
Ở một số trường hợp, nếu bé khó ngủ và hay giật mình, hãy cho con ngậm ti giả để giúp bé cảm thấy an toàn và bớt quấy khóc hơn. Lúc này, con có cảm giác người mẹ đang nằm bên cạnh, nên sẽ an tâm khi ngủ hơn.
3/ Trẻ mấy tháng tự ngủ được
Bên cạnh các vấn đề về việc phải làm sao để trẻ tự ngủ thì kiến thức về giấc ngủ ở trẻ em cũng đặc biệt quan trọng. Em bé có thể tự ngủ là khi con đã điều khiển được cảm xúc của mình. Khi mới sinh ra, con chưa thể điều tiết cảm xúc và luôn cần ba mẹ vỗ về, đung đưa khi ăn hoặc ngủ.
Các chuyên gia cho biết trẻ được 6 tháng tuổi chắc chắn sẽ có khả năng tự ngủ vì lúc này con đã quản lý được cảm xúc của mình. Khi bước sáng tháng tuổi thứ 4, bé bắt đầu có thể ngủ và thức đều đặn hơn, đồng thời thèm bú đêm cũng giảm đi. Những dấu hiệu này là khởi nguồn cho quá trình tự ngủ trong một vài tháng tuổi nữa.
Thế nhưng, không phải trẻ nào cũng có thể tự ngủ khi được 6 tháng tuổi. Ở một số trường hợp, trẻ thậm chí không tự ngủ cho đến lúc 1 tuổi hay có những bé tự ngủ từ rất sớm. Để nắm bắt rõ hơn việc con đã sẵn sàng tự ngủ hay chưa, ba mẹ hãy tham khảo kinh nghiệm từ bác sĩ và những mẹ bỉm sữa khác.
Nhìn chung, thực hiện các biện pháp làm sao để trẻ tự ngủ không khó, nhưng cũng đòi hỏi sự khéo léo và kiên trì từ ba mẹ. Đó là nghệ thuật rèn luyện thói quen sinh hoạt cho con, sẽ góp phần giúp bé phát triển độc lập khi lớn lên. Hãy thử áp dụng những phương pháp kể trên để xem hiệu quả như thế nào đối với con mình. Chúc các mẹ giúp bé tự ngủ thành công!