Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của não bộ. Ở tuổi đi học, trẻ phát triển bình thường cần trung bình 10-11h để ngủ. Tuy nhiên, có đến 80% trẻ tự kỷ có vấn đề về giấc ngủ. Để giúp trẻ ngủ ngon hơn, giảm bớt căng thẳng cho trẻ và gia đình, rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả đáng chú ý của melatonin trong trường hợp này.
1. Melatonin với chứng mất ngủ ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ
Tác giả: Ivy M. Andersen và cộng sự (Phân khoa Rối loạn giấc ngủ, Khoa Thần kinh ĐH Y Vanderbilt, Hoa Kỳ)
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả kinh nghiệm của nhóm BS trong việc sử dụng melatonin để điều trị chứng mất ngủ ở trẻ tự kỷ.
Nội dung nghiên cứu:
107 trẻ em (2-18 tuổi) được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ đã được lựa chọn tham gia nghiên cứu nhận melatonin. Tất cả cha mẹ đều được tư vấn về kỹ thuật vệ sinh giấc ngủ. Dựa trên báo cáo của phụ huynh, phản ứng lâm sàng với melatonin được phân thành 3 mức:
(1) giấc ngủ không còn làm cha mẹ lo lắng
(2) giấc ngủ được cải thiện nhưng vẫn còn làm cha mẹ lo lắng
(3) giấc ngủ tiếp tục là mối bận tâm lớn
(4) giấc ngủ trở nên tồi tệ hơn
Liều melatonin thay đổi từ 0,75 đến 6 mg.
Sau khi bắt đầu sử dụng melatonin:
- 27 phụ huynh (25%) không còn lo lắng về giấc ngủ của trẻ khi tái khám
- 64 phụ huynh (60%) báo cáo giấc ngủ của trẻ được cải thiện mặc dù vẫn còn những lo ngại.
- 14 phụ huynh (13%) cho biết các vấn đề về giấc ngủ của trẻ vẫn là mối quan tâm lớn
- Chỉ có 1 trẻ (1%) có giấc ngủ kém hơn hơn sau khi bắt đầu sử dụng melatonin và 1 trẻ (1%) có phản ứng không xác định.
Chỉ có 3 trẻ gặp tác dụng phụ nhẹ sau khi bắt đầu sử dụng melatonin, bao gồm buồn ngủ vào buổi sáng và tăng đái dầm. Không có báo cáo về sự gia tăng các cơn co giật sau khi bắt đầu sử dụng melatonin ở trẻ em mắc bệnh động kinh từ trước và không có cơn động kinh mới khởi phát.
Kết luận: Melatonin dường như là một phương pháp điều trị chứng mất ngủ an toàn và được dung nạp tốt ở trẻ em mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ.
Link: https://journals.sagepub.com/doi/abs/10.1177/0883073807309783
2. Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng về melatonin cho trẻ em mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ và các vấn đề về giấc ngủ
Tác giả: J. Garstang và cộng sự
Phương pháp: Thử nghiệm mù đôi ngẫu nhiên có kiểm soát giả dược về melatonin trên 11 trẻ em mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Kết quả: 7 trẻ đã hoàn thành nghiên cứu.
Thời gian chờ để đi vào giấc ngủ là:
- 2,6 giờ [95% (CI) 2,28–2,93] ở đường cơ sở
- 1,91 giờ (95% CI 1,78–2,03) với giả dược
- 1,06 giờ (95% CI 0,98–1,13) với melatonin
Số lần thức dậy mỗi đêm là:
- 0,35 (KTC 95% 0,18–0,53) ở đường cơ sở
- 0,26 (KTC 95% 0,20–0,34) với giả dược
- 0,08 (KTC 95% 0,04–0,12) với melatonin
Tổng thời gian ngủ là:
- 8,05 giờ (95% Cl 7,65–8,44) ở đường cơ sở
- 8,75 giờ (95% Cl 8,56–8,98) với giả dược
- 9,84 giờ (95% Cl 9,68–9,99) với melatonin.
Kết luận: Mặc dù cỡ mẫu còn nhỏ do khó khăn trong tuyển dụng những nó vẫn cung cấp bằng chứng cho thấy hiệu quả của melatonin ở trẻ em khó ngủ và tự kỷ. Nhóm nghiên cứu dự đoán nghiên cứu trên quy mô lớn hơn sẽ xác nhận lại điều này.
Link: https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/j.1365-2214.2006.00616.x
3. Melatonin trong các rối loạn phổ tự kỷ: một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp
Tác giả: Daniel A Rossignol và cộng sự.
Mục tiêu: Điều tra các phát hiện liên quan đến melatonin trong các trường hợp rối loạn phổ tự kỷ (ASD), bao gồm rối loạn tự kỷ, hội chứng Asperger, hội chứng Rett và các rối loạn phát triển lan tỏa, không được chỉ định cụ thể.
Phương pháp: Tìm kiếm toàn diện được thực hiện trên các cơ sở dữ liệu PubMed, Google Scholar, CINAHL, EMBASE, Scopus và ERIC từ khi thành lập đến tháng 10/ 2010. 2 người đánh giá đã đánh giá độc lập 35 nghiên cứu đáp ứng các tiêu chí đầu vào. Trong số này, phân tích tổng hợp được thực hiện trên 5 nghiên cứu mù đôi ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược. Chất lượng của các thử nghiệm này được đánh giá bằng cách sử dụng danh sách kiểm tra Downs and Black.
Kết quả:
Phân tích tổng hợp cho thấy những cải thiện đáng kể về thời gian ngủ khi sử dụng melatonin: 73 phút so với ban đầu (Hedge's g 1,97 [95% CI 1,10-2,84], Glass's Δ 1,54 [95% CI 0,64-2,44]); 44 phút so với giả dược (Hedge's g 1,07 [95% CI 0,49-1,65], Glass's Δ 0,93 [95% CI 0,33-1,53]). Thời gian đi vào giấc ngủ sớm hơn 66 phút so với ban đầu (Hedge's g-2,42 [95% CI - 1,67 đến -3,17], Glass’s Δ-2,18 [95% CI -1,58 đến -2,76]; 39 phút so với giả dược (Hedge’s g-2,46 [95% CI -1,96 đến -2,98], Glass’s Δ-1,28 [95% CI -0,67 đến -1,89]) và không phải thức giấc vào ban đêm. Các tác dụng phụ được báo cáo của melatonin là rất ít.
(Một số nghiên cứu bị ảnh hưởng do còn có hạn chế, bao gồm kích thước mẫu nhỏ và sự thay đổi trong các công thức đo lường thông số giấc ngủ).
Link: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21518346/
4. Melatonin và các bệnh đi kèm ở trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ
Tác giả: Katia Gagnon và cộng sự
Mục đích đánh giá: Melatonin đã được sử dụng trong điều trị chứng khó ngủ liên quan đến chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy melatonin có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng khác ngoài giấc ngủ như lo lắng, trầm cảm, đau và rối loạn chức năng tiêu hóa. Điều thú vị là những triệu chứng này thường phổ biến ở những người bị ASD. Bài đánh giá được thực hiện nhằm mục đích làm nổi bật tác dụng tiềm năng của melatonin đối với các triệu chứng này.
Kết luận: Các nghiên cứu trên động vật và con người đã chỉ ra rằng melatonin cải thiện chứng lo âu và rối loạn tiêu hóa. Trong khi các nghiên cứu trên động vật cho thấy kết quả tích cực về xử lý cảm giác nhưng kết quả ở người là không đồng nhất. Lo lắng, rối loạn chức năng xử lý cảm giác và các vấn đề về đường tiêu hóa được biết là có ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ.