Có rất nhiều trẻ tăng động giảm chú ý gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ. Trẻ thường xuyên mất ngủ, khó ngủ, trằn trọc, quấy khóc về đêm. Chính giấc ngủ thiếu chọn vẹn này lại khiến trẻ càng trở nên hiếu động, bốc đồng và thiếu tập trung vào ban ngày. Vậy phải làm sao để trẻ cải thiện giấc ngủ tốt hơn?
Nếu bé nhà bạn đang gặp phải những tình trạng trên, bạn hãy sớm hỏi Bác sĩ điều trị về việc cân nhắc sử dụng melatonin cho bé nhé. Và để hiểu rõ hơn về những lợi ích đặc biệt mà melatonin mang lại, hãy theo dõi thêm bài viết dưới đây.
1. Melatonin giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn ở trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD)
Melatonin là một hormon nội sinh được tiết ra bởi tuyến tùng trong cơ thể. Chúng tăng tiết vào ban đêm và giảm tiết vào ban ngày. Khi nồng độ melatonin trong máu tăng sẽ là một tín hiệu để báo với cơ thể rằng đã tới giờ đi ngủ.
Thế nhưng, ở trẻ ADHD có sự chậm trễ trong việc khởi phát melatonin. Nghiên cứu cho thấy, sự thời gian khởi phát này ở người lớn bình thường vào khoảng 9:30 p.m. Với bệnh nhân ADHD sẽ chậm hơn 1 giờ và gặp ở 25% - 50% bệnh nhân. Ở trẻ em ADHD thì thời gian này khoảng 10:15 p.m. Đồng nghĩa với trẻ mắc ADHD sẽ đi ngủ muộn hơn bình thường.
Các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ định bổ sung melatonin ngoại sinh là giải pháp nhanh chóng và đơn giản để khắc phục tình trạng này nhờ việc bù đắp melatonin thiếu hụt. Bổ sung melatonin rút ngắn thời gian cần thiết để đi vào giấc ngủ, tăng thời gian ngủ, cải thiện hành vi trong ngày cũng được quan sát thấy.
Tham khảo thêm: Hiệu quả và an toàn của Melatonin ở trẻ em Rối loạn phổ tự kỷ và Tăng động giảm chú ý - Đánh giá tài liệu
Bạn có thể bổ sung melatonin cho trẻ dưới sự hướng dẫn của Bác sĩ nhi khoa hoặc Bác sĩ điều trị để giúp trẻ đi vào giấc ngủ dễ hơn và ngủ ngon hơn.
2. Hạn chế tác dụng phụ của Methylphenidate (MPH)
Methylphenidate (MPH) là thuốc điều trị đầu tiên cho trẻ tăng động giảm chú ý. Chúng có tác dụng kích thích hệ thống thần kinh trung ương giúp người bệnh tăng khả năng chú ý, tập trung và kiểm soát các vấn đề hành vi. Tuy nhiên, MPH gây tác dụng phụ liên quan là khó ngủ, tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ và được chỉ định dùng vào buổi sáng để hạn chế tác dụng không mong muốn này.
Năm 2018, một nghiên cứu đã được thực hiện tại Anh trên 74 trẻ đang được điều trị với MPH. Mức độ nghiêm trọng của rối loạn giấc ngủ đã được ghi lại vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu và sau đó ít nhất 4 tuần, và đánh giá theo thang điểm Likert. Trẻ được bổ sung melatonin với liều 1,85 ± 0,84mg /ngày.
Kết quả cho thấy, mức độ nghiêm trọng của rối loạn giấc ngủ đã giảm từ 3,41 ± 0,70 lúc ban đầu xuống 2,13 ± 1,05 (P<0,001). 60,8% bệnh nhân đáp ứng với điều trị bằng melatonin. Ở trẻ ADHD có vấn đề về giấc ngủ sau khi được điều trị bằng MPH, melatonin có thể là một giải pháp điều trị hiệu quả và an toàn, không phân biệt tuổi tác, giới tính và bệnh kèm theo. Bạn có thể tham khảo thêm trong nghiên cứu gốc tại: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6410756/
3. An toàn cho trẻ
Hiệu quả của Melatonin trong cải thiện, nâng cao chất lượng giấc ngủ đã rất rõ ràng. Và việc bổ sung melatonin trong thời gian ngắn dường như an toàn với hầu hết tất cả mọi người, các tác dụng phụ có thể xuất hiện như: buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu, kích động,... nhưng chỉ thoáng qua và chiếm tỷ lệ nhỏ.
Với trẻ tăng động giảm chú ý thì thời gian cần thiết sử dụng melatonin lâu hơn. Do đó, một số nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện để đánh giá tinh an toàn này.
Năm 2009, Michel Hoebert và cộng sự đã thực hiện một thử nghiệm lâm sàng ngầu nhiên về hiệu quả của melatonin với thời gian theo dõi lên tới 3,7 năm. Tỷ lệ phản hồi là 93% (94/101). 65% trẻ vẫn sử dụng melatonin hàng ngày và 12% thỉnh thoảng. Việc ngưng điều trị tạm thời dẫn đến tình trạng chậm ngủ ở 92% trẻ em. 9% trẻ có thể ngưng melatonin hoàn toàn. Điều trị bằng melatonin dài hạn được đánh giá có hiệu quả trong việc chống lại các vấn đề về giấc ngủ ở 88% trường hợp. Cải thiện hành vi và tâm trạng lần lượt là 71% và 61%. (Link: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19486273/)
Melatonin vẫn là một liệu pháp hiệu quả và an toàn về lâu dài khi điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ ADHD. Bổ sung melatonin không làm thay đổi quá trình tiết melatonin nội sinh trong cơ thể và không giảm tác dụng khi sử dụng lâu dài.
Tuy nhiên, vì bản chất sinh học ở trẻ ADHD, việc ngưng điều trị bằng melatonin thường dẫn đến tái phát chứng ngủ muộn nên cần tiếp tục điều trị với melatonin, ngay cả sau vài năm điều trị. Do đó, bạn cần duy trì theo liệu trình điều trị Bác sĩ đã hướng dẫn cho bé.
Lưu ý: Mặc dù melatonin được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả rõ rệt nhưng nó không phải là thuốc mà thuộc nhóm thực phẩm chức năng không cần kê đơn. Cho tới nay, melatonin vẫn được coi là an toàn và dung nạp tốt cho trẻ.
Tìm hiểu thêm: Melatonin là thuốc gì