Gửi Câu Hỏi

Nhắm mắt nhưng không ngủ được: Nguyên nhân cùng Giải pháp

Nhắm mắt nhưng không ngủ được nếu diễn ra thường xuyên còn làm ảnh hưởng tới các sinh hoạt ban ngày, khiến bạn mệt mỏi, khó tập trung, giảm trí nhớ... Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này và bạn có thể làm gì để khắc phục nó cho trẻ?

1/ Nguyên nhân nhắm mắt nhưng không ngủ được

Nhắm mắt nhưng không ngủ được

Với hầu hết mọi người trong điều kiện ngủ lý tưởng, sẽ mất khoảng 5 - 20 phút để chìm vào giấc ngủ. Nếu ít hơn 5 phút để chìm vào giấc ngủ, bạn có thể bị thiếu ngủ hoặc mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu cảm thấy mệt mỏi và mất hơn 30 phút chợp mắt mới có thể ngủ được thì đây có thể là dấu hiệu của mất ngủ hoặc căng thẳng.

Nhắm mắt nhưng không ngủ được có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, phổ biến như:

  • Quá trình tiết melatonin trong cơ thể còn chưa hoàn thiện: điều này sẽ gặp ở trẻ sơ sinh trước 3 tháng tuổi, các bé thường ngủ ngày cày đêm, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc về đêm... Khi 3, 4 tháng tuổi, đặc biệt là sau 6 tháng tuổi thì quá trình này sẽ dần hoàn thiện, bé ngủ ngon và sâu giấc hơn về đêm. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường mà ba mẹ không cần lo lắng quá nhé
  • Quá trình tiết melatonin trong cơ thể bị rối loạn: thường do thói quen sử dụng thiết bị điện tử về đêm, jet lag (rối loạn giấc ngủ tạm thời do bay nhanh chóng qua nhiều múi giờ). Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử sẽ ức chế quá trình tiết melatonin của cơ thể và khiến bạn bị khó ngủ
  • Rối loạn giấc ngủ: do căng thẳng, lo lắng, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, hội chứng chân không yên
  • Tình trạng sức khoẻ tâm thần: trầm cảm, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), tự kỷ...
  • Do sử dụng các chất kích thích như caffein gần giờ đi ngủ
  • Ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào ban ngày
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: steroid, thuốc chống trầm cảm...

Nghiên cứu cho thấy, dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì rối loạn giấc ngủ cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và tác động xấu đến hoạt động ban ngày, ảnh hưởng đến tính tập trung trong công việc, suy giảm trí nhớ, khó điều chỉnh cảm xúc, dễ mệt mỏi... Ở trẻ em, rối loạn giấc ngủ, ngủ không đủ giấc còn có thể ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ và khả năng học tập của con.

2/ Cách giúp trẻ nhắm mắt dễ ngủ hơn

Làm sao để bé ngủ ngon hơn

Để giúp trẻ nhắm mắt nhưng không ngủ được có thể dễ ngủ và ngủ ngon hơn, trước hết ba mẹ cần chú ý chuẩn bị cho trẻ một không gian ngủ tốt:

  • Không gian yên tĩnh, ít ánh sáng
  • Chuẩn bị giường ngủ thoải mái, gọn gàng và ngăn nắp
  • Cho bé mặc đồ ngủ thoáng mát
  • Không cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử ít nhất 1 - 2 tiếng trước giờ đi ngủ
  • Khi trẻ thức giấc về đêm, hãy đứng xa và quan sát trẻ thay vì đến dỗ dành bé ngủ lại ngay lập tức. Vì phân lớn trường hợp trẻ có thể tự ngủ lại được mà không cần sự trợ giúp của ba mẹ. Khi chúng ta đến dỗ dành bé, điều này còn làm con phụ thuộc và không chịu ngủ lại nếu không có ba mẹ
  • Tuân thủ một lịch đi ngủ và thức dậy nhất quán, kể cả ngày cuối tuần và các dịp nghỉ lễ
  • Tắm nước nóng: tăng nhiệt độ bên ngoài làm cơ thể chuyển sang chế độ làm mát từ bên trong, giúp bạn ngủ ngon hơn
  • Giảm một chút nhiệt độ ngay trước khi đi ngủ
  • Đọc sách cho bé trước khi đi ngủ và không nên quá 20 phút. Nếu sau đó trẻ vẫn thức thì bạn hãy đưa bé ra khỏi giường và đọc ở một nơi khác cho đến khi con cảm thấy sẵn sàng đi ngủ
  • Sử dụng tiếng ồn trắng để giúp não bộ thư giãn và che đậy những âm thanh gây phiền nhiễu. Mặt khác, tiếng ồn trắng là tín hiệu giấc ngủ mà bạn có thể sử dụng ở một không gian ngủ khác (VD: đi du lịch, đi về quê...) để tạo cảm giác quen thuộc như khi ngủ ở nhà
  • Tránh cho bé ăn quá no, đặc biệt là các thực phẩm giàu protein, dầu mỡ cần nhiều thời gian tiêu hoá trước khi đi ngủ
  • Có thể cho bé ăn một bữa ăn nhẹ chứa carbohydrate nếu con không ngủ được và đói, như ngũ cốc, bánh quy làm từ ngũ cốc... Chúng sẽ giúp cơ thể giải phóng serotonin - tiền chất của melatonin là hormon giấc ngủ

Melatonin giúp bé ngủ ngon

Bên cạnh đó, nếu trẻ thường xuyên khó ngủ, nhắm mắt nhưng không ngủ được, ngủ ít... thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho con. Đây là hormon giấc ngủ tự nhiên được tiết ra bởi tuyến tùng trong cơ thể, tăng tiết vào ban đêm và giảm tiết vào ban ngày như một tín hiệu thời gian để các cơ quan trong cơ thể biết giờ đi ngủ hay thức dậy.

Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung melatonin cho hiệu quả cải thiện chất lượng giấc ngủ nhanh ngay từ những ngày đầu sử dụng, bé dễ ngủ và ngủ ngon sâu giấc hơn. Đặc biệt, melatonin an toàn, không gây lệ thuộc, không ảnh hưởng tới hệ thần kinh của trẻ.

Nhắm mắt nhưng không ngủ được có thể chỉ thoáng qua do yếu tố khách quan nào đó tạm thời và tự hết được. Nhưng nếu nó lặp lại hay khiến bạn mệt mỏi trong ngày thì hãy khắc phục sớm, bởi khắc phục từ đầu sẽ mang lại hiệu quả tốt và nhanh chóng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9