Gửi Câu Hỏi

Nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc thế nào? Bằng chứng Khoa học

Có thể nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc không? Tin vui khi ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra mối liên quan giữa hai điều này.

1/ Nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc thế nào?

Ngay cả khi bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu khác thường thì cha mẹ vẫn thường phải theo dõi và chờ đợi thêm để biết được kết quả chắc chắn. Với trường hợp tự kỷ, các dấu hiệu khác thường có thể nhận thấy trong 1, 2 năm đầu tiên, nhưng độ tuổi trung bình để chẩn đoán chính xác phải tới 4, 5 tuổi.

Tại Viện Hassenfeld Child Health Innovation Institute của Đại Học Brown, các nghiên cứu ban đầu cho thấy có thể nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc sớm ngay từ 1 tháng tuổi. Có thêm dấu hiệu để nhận biết sớm hơn sẽ giúp cha mẹ bớt hoang mang, lo lắng và trẻ được can thiệp sớm ngay từ đầu.

nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc
Dấu hiệu các nguy cơ trẻ tự kỷ có thể nhận biết qua tiếng khóc từ giai đoạn sơ sinh

Mặc dù tiếng khóc không được định nghĩa chính thức như một ngôn ngữ nhưng chúng lại được trẻ sơ sinh sử dụng như công cụ để giao tiếp với cha mẹ. Nghiên cứu cho thấy ngay từ những tháng đầu tiên này, những đứa trẻ sau này được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ sẽ tạo ra kiểu khóc khác với những trẻ bình thường và trẻ khuyết tật phát triển khác.

  • Trẻ có nguy cơ tự kỷ cao phát ra tiếng khóc với âm độ cao hơn, dải tần số rộng hơn (the thé và ồn ào hơn). Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là biểu hiện ban đầu của trạng thái cảm xúc không điển hình, có khả năng liên quan tới việc suy giảm khả năng giao tiếp xã hội.
  • Nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc "khó hiểu". Cha mẹ thường khó khăn để biết được “thông điệp” bé nhắn gửi trong tiếng khóc, dẫn tới việc “giao tiếp có chủ đích” không thành công, thường xảy ra khi trẻ 9 tháng tuổi. Trong khi ở trẻ bình thường cha mẹ có thể dễ dàng giải mã tiếng khóc ấy.
  • Những biểu hiện cám xúc ở trẻ tự kỷ nhiều khi diễn ra rất trái ngược, cảm xúc không ổn định: có khi khí sắc phẳng lặng, có lúc cảm xúc lại quá mức hoặc không phù hợp. Một số trẻ tự kỷ thể hiện sự thay đổi cảm xúc rất nhanh chóng, như là đột nhiên cười hoặc khóc mà không có một lý do rõ ràng nào cả.

nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc

Bên cạnh việc nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc, một vài nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng những trẻ được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ có thể có một số chậm phát triển về vận động, như việc có cánh tay mềm nhẽo và khó ngồi dậy. Lên 2 tuổi, những đứa trẻ trong nhóm tự kỷ thường ít cười và ít khóc hơn khi tương tác với mẹ so với trẻ bình thường. Khi chơi với mẹ, chúng thích giữ đồ chơi của mình hơn là tìm đến những món mới như những đứa trẻ khác.

2/ Nghiên cứu về việc nhận biết trẻ bị tự kỷ qua tiếng khóc

2.1. Âm thanh tiếng khóc không điển hình ở trẻ 6 tháng tuổi có nguy cơ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ

Tác giả: Stephen J Sheinkopf và cộng sự (Khoa Tâm thần & Hành vi Con người và Nhi khoa, Bệnh viện Phụ nữ & Trẻ sơ sinh, Hoa Kỳ).

Nghiên cứu này đã kiểm tra sự khác biệt về đặc điểm âm thanh của tiếng khóc trẻ sơ sinh trong một mẫu trẻ có nguy cơ tự kỷ với nhóm có nguy cơ thấp. Các mẫu ghi âm tiếng khóc thu được từ trẻ 6 tháng tuổi có nguy cơ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD; n = 21) và trẻ có nguy cơ thấp (n = 18) đã được phân tích bằng phần mềm phân tích âm thanh.

Kết quả cho thấy, trẻ có nguy cơ tự kỷ sẽ phát ra tiếng khóc liên quan đến đau với tần số cơ bản (F (0)) cao hơn và thay đổi hơn so với trẻ có nguy cơ thấp. Kết quả này cung cấp bằng chứng sơ bộ rằng sự gián đoạn trong âm thanh tiếng khóc có thể là một phần của dấu hiệu giọng nói không điển hình của chứng tự kỷ trong giai đoạn đầu đời.

(Nghiên cứu: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22890558/)

2.2. Cry, Baby, Cry: Biểu hiện của Sự đau khổ như một dấu ấn sinh học và tín hiệu trong chứng rối loạn phổ tự kỷ

Tác giả: Gianluca Esposito và cộng sự (Italy)

Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra giọng nói của trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ và mô hình chuột bị rối loạn phổ tự kỷ như một dấu hiệu tiềm năng để xác định chứng tự kỷ trước khi các triệu chứng của căn bệnh này xuất hiện.

Kết quả cho thấy, những tiếng gọi sớm không điển hình (tiếng khóc) có thể là dấu hiệu sớm cho chứng rối loạn phổ tự kỷ (hoặc ít nhất là cho một nhóm nhỏ trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ), và do đó có thể hỗ trợ phát hiện sớm chứng bệnh này.

(Nghiên cứu: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5458334/)

Tuy các bằng chứng về mối liên quan giữa tiếng khóc bất thường và chứng tự kỷ ngày càng rõ ràng. Tuy nhiên ngay cả khi có mối liên hệ như thế thì sự khác biệt trong tiếng khóc của trẻ sơ sinh phát triển bình thường và trẻ mắc chứng tự kỷ có thể quá tinh vi để cha mẹ có thể nhận thấy nếu không có phân tích âm thanh bằng máy tính.

Vì vậy, đừng lo lắng quá trước tiếng khóc của con trẻ nhé. Thay vào đó, bạn hãy dành thời gian bên cạnh quan tâm và quan sát con nhiều hơn, bổ sung cho bé dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất. Ngoài ra, hãy lưu ý chăm sóc tới giấc ngủ cho trẻ. Bởi một giấc ngủ liên quan rất nhiều tới sự phát triển não bộ của con.

Hiện tượng ngủ ngày cày đêm là bình thường ở trẻ dưới 3, 4 tháng tuổi. Nhưng nếu 6 tháng tuổi mà trẻ vẫn thường xuyên gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay thức giấc về đêm… hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin tinh khiết cho trẻ. Đây là một hoạt chất tương tự hormone melatonin - điều chỉnh nhịp sinh học - được tiết ra bởi tuyến tùng trong cơ thể. Bổ sung melatonin sẽ giúp trẻ dễ ngủ, ngủ ngon sâu giấc hơn và hình thành lại nhịp sinh học tự nhiên, từ đó rất có lợi cho sự phát triển não bộ của trẻ.

Nếu còn băn khoăn nào về nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc hoặc các triệu chứng bất thường khác, bạn có thể để lại câu hỏi tại đây nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9