Gửi Câu Hỏi

Những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt để thấu hiểu con hơn

Hiểu được những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt, cha mẹ sẽ hiểu con và biết cách chăm sóc con tốt hơn. Dưới đây là 5 khó khăn chính mà trẻ tự kỷ thường gặp phải.

1/ Những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt

Thiếu tương tác xã hội, giảm sự chú ý và tương tác

Tự kỷ là một dạng rối loạn thần kinh biểu hiện sớm với triệu chứng điển hình là thiếu tương tác xã hội. Đây cũng là một trong những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt chính và là nguồn cơn cho những khó khăn khác.

Trẻ em với chứng rối loạn tự kỷ cho thấy sự đổ vỡ nghiêm trọng trong khả năng hình thành những ràng buộc xã hội của chúng. Các nhà nghiên cứu cho rằng những cá nhân mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ này không có khả năng phát triển sự hiểu biết về trạng thái tâm trí con người.

những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt

Trong các tình huống thông thường, trẻ em sẽ phát triển những gì được gọi là nguyên tắc của tâm trí. Ban đầu, chúng lý giải thế giới chỉ từ tầm nhìn riêng của chúng. Tuy nhiên, với tiến trình phát triển nhanh giữa giai đoạn 3, 4 tuổi, trẻ em phát triển thêm sự hiểu biết rằng những người khác nhau có kiến thức, đức tin và dự định khác nhau.

Nhưng những cá nhân mắc chứng rối loạn tự kỷ thiếu khả năng phát triển sự hiểu biết này. Không có nguyên tắc của tâm trí, không có sự chú ý tới những gì xung, không thể hiểu và dự đoán hành vi của người khác quanh, nên trẻ khó tương tác lại như:

  • Không thể đáp lại tên khi ai đó gọi
  • Không biết giao tiếp bằng mắt: không nhìn thẳng vào người đối diện hoặc nhìn như không có ai ở đó
  • Không phân biệt được người lạ, người quen
  • Không mỉm cười hoặc vẫy tay chào ai đó
  • Không theo mẹ, không biết ba mẹ đi đâu về
  • Không biết bày tỏ cảm xúc

Từ đó, trẻ rất khó thiết lập các mối quan hệ xã hội. 

trẻ khó thiết lập các mối quan hệ xã hội

Trẻ tự kỷ phát triển theo tốc độ chậm và tiến trình riêng

Khó khăn của trẻ tự kỷ (ASD) mà ai cũng có thể thấy rõ là trẻ phát triển với một tốc độ khác, chậm hơn nhiều so với trẻ bình thường.

Ví dụ điển hình là ở khả năng phát triển ngôn ngữ, trẻ ASD có thể bắt đầu sử dụng các từ đơn lẻ vào khoảng 12 tháng tuổi nhưng sau đó không có sự bùng nổ về ngôn ngữ như trẻ bình thường. Chúng có thể mất tới vài tháng để học thêm vài từ đơn lẻ khác, đến 3, 4 tuổi hoặc lớn hơn để kết hợp các cụm từ đơn lẻ này thành cụm từ ngắn.

Trẻ thường nói các âm đơn, thiếu ngữ điệu, nói một mình, có khi phát âm những âm vô nghĩa...

Hoặc trẻ tự kỷ có thể dán nhãn các bộ phận trên cơ thể mình nhưng lại gặp khó khăn khi xác định chúng trên bộ phận trong ảnh.

Khó khăn để nhìn được "bức tranh lớn"

Khó khăn tiếp theo ảnh hưởng tới khả năng học tập của trẻ tự kỷ là các bé dễ bị lạc vào các chi tiết thay vì nhìn bức tranh lớn toàn cảnh. Do đó, khi đọc xong một câu chuyện, trẻ có thể nhớ được các chi tiết nhỏ nhưng lại không hiểu được ý nghĩa của nó.

Dễ gặp vấn đề về tiêu hóa

Những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt thường dễ mắc phải có xu hướng dễ gặp các vấn đề về dạ dày như: đau bụng, táo bón, tiêu chảy, trào ngược dạ dày... hơn bình thường.

Rối loạn giấc ngủ - khó khăn của 40 đến 80% trẻ tự kỷ

Phần lớn, 40 - 80% cha mẹ có con mắc tự kỷ phàn nàn rằng trẻ gặp khó khăn trong các vấn đề liên quan đến giấc ngủ, trẻ khó đi vào giấc ngủ và hay thức giấc về đêm, hay dậy sớm vào buổi sáng. Một số còn cho biết trẻ chỉ ngủ khoảng 3 - 4 giờ mỗi đêm.

Nguyên nhân chính được xác định là do sự tiết hormon melatonin ở trẻ tự kỷ ít hơn bình thường. Đây là một hormone được tiết ra bởi tuyến tùng trong cơ thể. Chúng được tăng tiết vào ban đêm, lưu thông trong máu như một tín hiệu thời gian quan trọng để báo với các cơ quan đã đến giờ đi ngủ.

Và ban ngày, dưới tác động của ánh sáng mặt trời chúng suy giảm và ngưng hoạt động. Tuy nhiên, ở trẻ tự kỷ, sự tiết hormon melatonin này thất thường và hàm lượng cũng thấp hơn, dẫn tới những rối loạn trong giấc ngủ là điều khó tránh khỏi.

những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt

Yếu tố này cần được lưu tâm cách đặc biệt. Bởi chúng không chỉ đơn thuần là thời gian để trẻ và ba mẹ được nghỉ ngơi, mà đóng vai trò quan trọng với sự phát triển não bộ của trẻ. Nghiên cứu cho thấy, khi chất lượng giấc ngủ tốt hơn, nhận thức và các hành vi trong ngày của trẻ cũng được cải thiện.

2/ Cần làm gì khi trẻ tự kỷ ngủ ít

Khi trẻ ngủ ít, cải thiện không gian ngủ luôn là ưu tiên hàng đàu:

  • Không gian ngủ thoải mái, ít ánh sáng và tiếng ồn
  • Cho trẻ lên giường vào các khung giờ cố định
  • Phòng ngủ thoáng mát, nhiệt độ phòng vừa phải
  • Không cho trẻ dùng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
  • Giúp trẻ thư giãn trước khi đi ngủ: massage, đọc sách.

Các chuyên gia cho thấy, cải thiện tốt không gian ngủ giúp tăng hiệu quả giấc ngủ tới khoảng 60%. Tuy nhiên, thường các gia đình rất khó để thực hiện điều này đều đặn để thấy được kết quả, thêm việc trẻ tự kỷ rất nhạy cảm với tác động từ bên ngoài nên việc bổ sung thêm melatonin khoảng 1 - 2mg/ngày 30 phút trước khi đi ngủ thường được khuyến khích.

Hy vọng qua những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt trên đây, bạn đã có thể hiểu con trẻ và thêm thấu hiểu, yêu thương cùng con tốt hơn mỗi ngày. Nếu còn băn khoăn nào, bạn có thể để lại câu hỏi tại đây nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9