Gửi Câu Hỏi

Những tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý và nhận biết

Những tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh là gì? Bạn đã từng nghe về cụm từ này chưa? Thông tin sau sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan. Con bạn cáu kỉnh, thường xuyên quấy khóc đòi bế và bạn không rõ nguyên nhân vì sao? Rất có thể bé đang trải qua tuần khủng hoảng. Cha mẹ không cần phải lo lắng khi thấy con như vậy vì sớm muộn rồi bé cũng trải qua giai đoạn này. Đây là khoảng giai đoạn xen ngang cần thiết để bé tiếp tục phát triển mạnh mẽ và toàn diện.

1/ Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh là gì?

Thuật ngữ những tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh không phải là xa lạ với nhiều ba mẹ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có thể đang hiểu sai về nó. Trong tiếng Anh, những tuần khủng hoảng được gọi là Wonder Weeks, và còn có tên khác là Fussy Weeks hay Stormy Weeks. Wonder week khác với giai đoạn phát triển Growth spurt.

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh là cụm từ dùng để mô tả những giai đoạn phát triển mạnh mẽ của trẻ sơ sinh. Đây là thời điểm mà tất cả trẻ sơ sinh đều phát triển mạnh, đồng thời trải qua giai đoạn phát triển cả thể chất và tinh thần. Bé có biểu hiện quấy khóc khi rời xa vòng tay ba mẹ có thể là những dấu hiệu cho thấy bé sắp có một bước phát triển nhảy vọt.

Nói một cách dễ hiểu hơn, mẹ sẽ thấy bé có những phản ứng và nhận thức phát triển dần lên khi ở các độ tuổi khác nhau. Ví dụ, bé được 8 tuần tuổi, con bắt đầu biết đồ vật xung quanh và người. Khi được 6 tháng tuổi, bé biết phân biết bố mẹ hay người thân...

những tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh

Lịch sử thuật ngữ "tuần khủng hoảng"

Tuần khủng hoảng có liên quan đến những thay đổi trong quá trình phát triển tinh thần của một em bé. Năm 1992, hai nhà nghiên cứu người Hà Lan, Tiến sĩ Frans X. Plooij và vợ là Tiến sĩ Hetty van de Rijt đã xuất bản một cuốn sách có tựa đề Wonder Weeks. Phần lớn nghiên cứu được thực hiện trên các loài linh trưởng vì họ quan sát thấy có rất nhiều điểm tương đồng với con người.

Cuốn sách này tập hợp thông tin về cách trẻ sơ sinh phát triển và cha mẹ có thể làm gì để hỗ trợ các bé. Về sau, thuật ngữ này đã trở nên phổ biến hơn và nhiều phụ huynh bắt đầu tìm hiểu tại trẻ sơ sinh cư xử khác nhau theo từng độ tuổi.

2/ Các dấu hiệu nhận biết tuần khủng hoảng của trẻ

Trẻ sơ sinh phát triển từng bước về thể chất và trí não. Chúng tiến bộ thông qua một loạt các kỹ năng nhất quán phụ thuộc vào nhau. Ví dụ, bé sẽ học cách ngồi, bò, tự đứng và rồi đi bộ.

Trong những tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh, bé sẽ có những dấu hiệu như sau:

+ Quấy khóc, đòi mẹ vỗ về hơn

+ Mất cảm giác ăn ngon, kén ăn và lười ăn

+ Khó ngủ, dễ tỉnh giấc, giấc ngủ không sâu

+ Dễ cáu gắt, bực bội, nghịch và hay ghen khi thấy ba mẹ quan tâm em bé khác

+ Mơ thường xuyên hơn trước đây

+ Muốn ôm vật gì đó khi ngủ khi không có bố mẹ bên cạnh...

nhận biết tuần khủng hoảng thế nào

3/ Những tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh cần biết

Các tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh thường phụ thuộc vào cơ địa của mỗi bé khác nhau. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bé như di truyền, môi trường, giới tính, sinh non...

Những tuần khủng hoảng theo các tháng tuổi

Theo chuyên gia, những tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh sẽ diễn ra vào các tuần như dưới đây. Sự chênh lệch 1 hay 2 tuần có thể sẽ xảy ra, tùy vào mỗi bé ở những điều kiện khác nhau.

+ Tuần thứ 5 (1 tháng tuổi): Nhìn rõ hơn từ khoảng cách 20-30cm, tiết nước mắt thường xuyên hơn trước

+ Tuần thứ 8 (2 tháng tuổi): Bắt đầu khám phá, tò mò và xoay bàn tay, bắt đầu có ý thức cảm nhận những việc bé làm với cơ thể

+ Tuần thứ 12 (3 tháng tuổi): Bé thích chuyển động nhiều hơn

+ Tuần thứ 19 (4 tháng tuổi: Bé biết vỗ tay, có thể nhìn, nghe, ngửi, nếm

+ Tuần thứ 26 (6 tháng tuổi): Biết mọi thứ xung quanh di chuyển ra xa hay ở gần chúng. Bé sẽ quấy khóc khi bạn đi ra xa chúng.

+ Tuần thứ 37 (9-10 tháng tuổi): Biết nhìn, so sánh, thích đi ra ngoài khám phá môi trường xung quanh. Ví dụ, biết con ngựa không giống con chó, con mèo không phải con bò

+ Tuần thứ 46 (11-12 tháng tuổi): Học cách nhận biết và kiểm soát thứ đang cầm: biết cầm thìa để đưa đồ ăn vào miệng

+ Tuần thứ 55 (13-14 tháng tuổi): Biết các chuỗi hành động: đĩa bẩn phải cho vào nước, thích giúp những việc vặt

+ Tuần 64 (16 tháng tuổi): Biết đi

+ Tuần 75 (18 tháng tuổi): Bé không chịu ngủ

+ Tuần 77 (20 tháng tuổi): Bé thích chơi những trò chơi: vẽ, thổi bong bóng, chơi trốn tìm, thích đọc truyện, đạp xe...

những tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh

Đây là hơn 10 tuần khủng hoảng của trẻ, giai đoạn xảy ra từ tuần thứ 5 đến khi bé được 17 tháng tuổi. Mỗi giai đoạn bộc lộ những thay đổi trong quá trình phát triển và nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Trẻ sơ sinh có khả năng phát triển những kỹ năng cụ thể sau khi não bộ của chúng đã hoàn thiện.

Bảng theo dõi tuần khủng hoảng của bé

Để theo dõi lịch tuần khủng hoảng của bé, bạn cần tính tuổi của con mình theo tuần, bắt đầu từ ngày dự sinh. Ví dụ, nếu con bạn dự sinh vào ngày 13/12 nhưng thực tế sinh vào ngày 18/12, bạn sẽ tính tuổi của con từ ngày 13/12 khi sử dụng bảng những tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh.

Tuần tuổi                 Tuần bình thường           Tuần khủng hoảng
0-4.5
4.5-5.5
5.5-7.5
7.5-9.5
9.5-11.5
11.5-12.5
12.5-14.5
14.5-19.5
19.5-22.5
22.5-26.5
26.5-28.5
28.5-30.5 ✓ (có thể là đỉnh điểm)
30.5-33.5
33.5-37.5
37.5-41.5
41.5-46.5
46.5-50.5
50.5-54.5
54.5-59.5
59.5-64.5
64.5-70.5
70.5-75.5
75.5-84

4/ Mẹ cần làm gì để con vượt qua những tuần khủng hoảng

Khi bé trải qua những tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh, ba mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi khi chăm con. Bạn có thể sẽ mất hàng giờ để làm những công việc khác như rửa bát hay gấp quần áo. Đôi khi, bạn cũng sẽ phải dừng việc mình đang làm để dỗ dành một đứa trẻ quấy khóc. Hay bạn cũng sẽ thiếu ngủ nếu bé đang trong tuần khủng hoảng. Dưới đây là những gì mẹ có thể làm để giúp con vượt qua những mốc khủng hoảng Wonder weeks.

những tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh

+ Chăm sóc chính mình: Những tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh sẽ khiến bạn rất mệt mỏi. Trước khi giúp con, bạn phải đảm bảo không được bỏ bê bản thân trước tiên.

+ Ôm ấp và trấn an bé sẽ giúp con cảm thấy dễ chịu hơn

+ Nhắc nhở rằng sự thay đổi này ở con là ngắn hạn. Chúng sẽ vượt qua giai đoạn này sớm và độc lập hơn.

+ Cho trẻ bú để ngủ

+ Cố gắng ở bên con trong những tuần khủng hoảng để tạo cảm giác an toàn cho bé

+ Cho bé ra ngoài đi dạo: Thay đổi khung cảnh có thể giúp tâm trạng của bé thoải mái hơn

Nhìn chung, các bé sẽ thay đổi dần khi càng lớn lên. Chúng sớm hay muộn đều sẽ trải qua những tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh. Là người chăm sóc con, ba mẹ hoàn toàn có thể giúp con vượt qua giai đoạn này để dần phát triển toàn diện một cách suôn sẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9