Gửi Câu Hỏi

3 Sự khác biệt giữa trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa mẹ cần biết

Dẫu biết rằng giấc ngủ có vai trò quan trọng nhưng việc tập cho trẻ ngủ trưa không phải lúc nào cũng dễ dàng. Vậy có sự khác biệt giữa trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa nào? Và ba mẹ nên làm gì để rèn thói quen ngủ trưa cho trẻ?

1/ Sự khác biệt giữa trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa

Giấc ngủ ngắn buổi trưa không chỉ là khoảng thời gian để trẻ nghỉ ngơi, sạc lại năng lượng giữa ngày mà còn có tác dụng tuyệt vời với sức khỏe thể chất và tâm trạng của trẻ.

sự khác biệt giữa trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa

Qua quan sát, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy có 3 sự khác biệt giữa trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa chính là:

  • Trẻ có trí nhớ, khả năng học tập tốt hơn: Một nghiên cứu trên trẻ mẫu giáo cho thấy ngủ trưa giúp trẻ chơi trò chơi trí nhớ tốt hơn.
  • Thể trạng khỏe mạnh hơn: Nghiên cứu cho thấy những trẻ ngủ không đủ giấc hay ngủ không điều độ có tỷ lệ béo phì cao hơn. Khi ngủ không đủ, trẻ có xu hướng ăn nhiều hơn và dễ lựa chọn các thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Mặt khác, khi thiếu năng lượng, trẻ khó có thể vận động và tập thể dục đầy đủ - yếu tố quan trọng cho cơ thể khỏe mạnh.
  • Tâm trạng tốt hơn: Khoa học đã chứng minh rằng khi bỏ qua giấc ngủ ngắn buổi trưa, trẻ thường ít vui vẻ, lo lắng hơn và dễ phản ứng tiêu cực hơn với những sự kiện khó chịu.

Đặc biệt, khi không ngủ trưa đủ, có thể trẻ sẽ khó ngủ hơn vào ban đêm. Điều này càng làm cho giấc ngủ và sức khỏe nói chung của trẻ bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Vậy trẻ cần ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày?

Mặc dù nhu cầu ngủ ở mỗi trẻ là khác nhau, nhưng các chuyên gia khuyến cáo:

  • Trẻ sơ sinh (0 – 3 tháng): 14 - 17 giờ.Trẻ có xu hướng ngủ liên tục và thức dậy sau mỗi vài giờ để ăn.
  • Trẻ sơ sinh (4 – 12 tháng): 12 – 16 giờ. Khoảng 4 tháng tuổi, nhịp sinh học của trẻ bắt đầu ổn định hơn. Hầu hết trẻ sơ sinh ngủ lâu hơn vào ban đêm và có 2 - 3 giấc ngủ ngắn ban ngày.
  • Trẻ mới biết đi (1 – 2 tuổi): 11 – 14 giờ. Hầu hết trẻ mới biết đi giảm từ hai giấc ngủ ngắn mỗi ngày xuống còn một giấc ngủ ngắn, thường diễn ra vào đầu giờ chiều và kéo dài khoảng 3 giờ.
  • Mẫu giáo (3 – 5 tuổi): 10 – 13 giờ. Nhiều trẻ mẫu giáo đã ngủ đủ giấc vào ban đêm và không phải lúc nào cũng cần ngủ trưa. Nhưng trẻ vẫn được hưởng lợi từ các giấc ngủ ngắn này.
  • Tuổi đi học (6 – 12 tuổi): 9 – 12 giờ. Trẻ em trên 6 tuổi nên ngủ đủ giấc vào ban đêm và có thể không cần ngủ trưa nữa. Nhưng những giấc ngủ này vẫn có thể mang lại lợi ích với sức khỏe sau này của trẻ. Vì vậy ba mẹ vẫn nên giữ cho con các giấc ngủ trưa ngắn khoảng 30 phút.

Với trẻ từ 3 tuổi trở đi và việc tập ngủ trưa cho trẻ thực sự khó khăn, ba mẹ có thể đánh giá dựa trên các câu hỏi sau:

sự khác biệt giữa trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa

  • Trẻ có biểu hiện buồn ngủ vào ban ngày không?
  • Trẻ có hay cáu kỉnh, nhõng nhẽo, ủ rũ ban ngày, đặc biệt vào giờ chiều tối?
  • Trẻ có khó khăn khi thức dậy buổi sáng?
  • Trẻ có thiếu chú ý, thiếu kiên nhẫn hay hung dữ không?
  • Trẻ có khó tập trung khi làm theo hướng dẫn?

Nếu có bất kỳ câu trả lời CÓ nào, ba mẹ hãy cố gắng thiết lập lại giấc ngủ, đặc biệt là rèn cho trẻ thói quen ngủ buổi trưa nhé! Bên cạnh vấn đề sự khác biệt giữa trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa, hãy tìm hiểu thêm những lời khuyên cho giấc ngủ ngon của bé.

2/ Những lời khuyên để bé ngủ trưa ngon giấc

Cách giúp bé ngủ trưa

  • Giữ cho trẻ có tâm trạng thoải mái: Nên tạo cảm giác thoải mái cho trẻ về giấc ngủ và không nên ép con ngủ ngay. Như ba mẹ có thể cùng con thiết lập thói quen này như một trò chơi giữa ngày. Ngoài ra nếu có thể, ba mẹ nên cho trẻ ngủ trưa vào cùng một thời điểm và ở cùng một vị trí mỗi ngày.
  • Ngủ đúng lúc: Ngay khi thấy trẻ có các dấu hiệu buồn ngủ (dụi mắt, ngáp, mắt lờ đờ...) thì nên đặt trẻ xuống giường ngủ, chuẩn bị không gian ngủ yên tĩnh, ít ánh sáng.
  • Giữ cho giấc ngủ trưa ngắn: tuy có nhiều lợi ích nhưng giấc ngủ trưa càng lâu và càng muộn thì lại khiến trẻ khó ngủ vào ban đêm. Do đó ba mẹ chỉ nên cho trẻ ngủ trưa vừa phải theo nhu cầu và độ tuổi của con.
  • Nên cho trẻ ăn sớm, nghỉ giải lao sau đó ngủ trưa.
  • Không nên để trẻ ngủ trên ghế ô tô.
  • Không nên dựa vào giấc ngủ ngắn của trẻ để làm việc khác vì có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của con. Đặc biệt là trẻ khó đồng thuận khi ba mẹ bắt chúng đi ngủ nhưng bản thân lại không ngủ.
  • Không nên vội vàng lao đến giường khi trẻ tình giấc giữa chừng (hắt hơi, nấc cục, thút thít, thở dài...) trừ khi thấy dấu hiệu không an toàn, trẻ ngủ không thoải mái hoặc trẻ đói.

Nếu trẻ khó ngủ trưa kèm theo giấc ngủ ban đêm bị ảnh hưởng thường xuyên (khó ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc...) thì ba mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho trẻ. Đây là hormon giấc ngủ được tiết ra tự nhiên trong cơ thể, có tác dụng chính trong việc điều hòa giấc ngủ. Nó cũng có mặt trong các thực phẩm như gạo, yến mạch, óc chó, kiwi, chuối...

Trẻ ngủ ngon với Melatonin

Nghiên cứu cho thấy, bổ sung melatonin giúp trẻ dễ ngủ, ngủ ngon sâu giấc và cải thiện hành vi trong ngày. Vì tuân theo cơ chế sinh học tự nhiên của cơ thể nên hiệu quả có thể thấy rõ ngay từ những ngày đầu sử dụng. Đặc biệt, melatonin an toàn, không gây lệ thuộc cho trẻ.

Về cơ bản, giấc ngủ có vai trò rất quan trọng với sự phát triển thể chất, trí tuệ và cả tâm lý của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hy vọng qua sự khác biệt giữa trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa cùng những mẹo nhỏ trên đây, ba mẹ sẽ áp dụng chúng hiệu quả để giúp con có được những giấc ngủ ngon cùng sự phát triển toàn diện.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.webmd.com/parenting/raising-fit-kids/recharge/kids-naps
  2. https://kidshealth.org/en/parents/naps.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9