Gửi Câu Hỏi

Tại sao trẻ dậy chơi đêm thường xuyên? Ba mẹ cần làm gì?

Ở một số trẻ, đặc biệt trong 3 tháng đầu hoặc lúc mới biết đi sẽ có những ngày thức dậy giữa đêm chỉ để chơi, con không đói nhưng cũng không chịu ngủ lại. Vậy tại sao trẻ dậy chơi đêm? Hãy cùng Bé ngủ ngon khám phá nhé!

1/ Tại sao trẻ dậy chơi đêm?

Trẻ dậy chơi đêm một cách rất thoải mái, nhiều khi con thức dậy mà chỉ nằm đó nhìn xung quanh và không chịu ngủ lại. Vậy tại sao trẻ dậy chơi đêm?

tại sao trẻ dậy chơi đêm

Có nhiều nguyên nhân trẻ hay dậy đêm, bao gồm:

  • Do quá trình tiết melatonin và cortison nội sinh trong cơ thể trẻ: Giữa đêm, khoảng 3, 4h sáng là thời điểm mà melatonin (hormon giấc ngủ) trong cơ thể trẻ bắt đầu giảm tiết, và cortisol (hormon kích thích năng lượng đối phó trước các khủng hoảng trong cuộc sống) bắt đầu được tiết ra. Lúc này, trẻ sẽ tỉnh táo hơn nên chỉ cần một kích thích nhỏ cũng có thể làm con tỉnh giấc và dậy chơi giữa đêm.
  • Các kích thích từ môi trường xung quanh: Nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh, tiếng ồn, ánh sáng
  • Trẻ mọc răng, trẻ mắc bệnh đường hô hấp (nghẹt mũi, đau họng, sốt, nhiễm trùng tai…)
  • Trẻ đang trải qua một sự thay đổi lớn: tập ngồi bô, mới biết đi, cai sữa, chuyển sang giường mới, nơi ở mới, người giữ trẻ mới… Điều này có thể khiến trẻ lo lắng vào ban ngày và chuyển sang bồn chồn, ngủ không sâu giấc và dễ thức dậy về đêm
  • Trẻ đã ngủ quá nhiều vào ban ngày
  • Trẻ sơ sinh dưới 18 tháng có hệ não bộ còn non nớt, trong giai đoạn đình hình. Do đó với trẻ dưới 1 tuổi giấc ngủ còn chập chờn, bé vẫn còn nhớ nếp sinh hoạt khi còn đang trong bụng mẹ

2/ Trẻ dậy chơi đêm nhiều có sao không?

Trẻ thức dậy về đêm nhiều có sao không

Thông thường, việc trẻ thức dậy vào ban đêm, con chơi thoải mái mà không kèm theo các dấu hiệu khó chịu, quấy khóc là tình trạng bình thường.

Nhưng nếu mẹ vẫn còn nhiều lo lắng tại sao trẻ dậy chơi đêm nhiều thì để chắc chắn hơn, mẹ hãy quan sát các dấu hiệu sức khỏe khác của con nhé. Nếu con vẫn bú tốt, vui chơi bình thường, tăng trưởng đều đặn theo tiêu chuẩn, không có dấu hiệu mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày thì không có gì đáng lo ngại cả.

Giấc ngủ của trẻ là các giấc ngủ nông hơn so với người lớn, việc trẻ trằn trọc, dễ thức dậy về đêm là hoàn toàn bình thường. Nếu như ở người lớn, thường chúng ta sẽ ngủ một giấc khoảng 90 phút rồi ý thức bắt đầu trỗi dậy, nhưng sau đó nhanh chóng rơi vào giấc ngủ tiếp theo. Mỗi đêm chúng ta cũng tỉnh giấc 2 - 3 lần nhưng thường không nhớ được vì các giấc ngủ rất gần nhau. Trong khi đó, giấc ngủ ở trẻ có chu kỳ ngắn hơn, chỉ khoảng 60 phút.

Thực tế, trẻ sơ sinh còn thức dậy thường xuyên hơn số lần mà cha mẹ nhận ra. Nhiều lần trẻ dậy đêm một cách tự nhiên, tương đối yên tĩnh và tự ngủ trở lại được.

Có tài liệu còn cho thấy những bé thức dậy thường xuyên trong đêm thường có trí thông minh và sức khỏe tinh thần tốt hơn.

Tuy nhiên, nếu bé thức dậy chơi giữa đêm nhiều và ảnh hưởng đến sức khỏe ban ngày như: ngủ gật, mệt mỏi, dễ cáu gắt… thì cha mẹ nên thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho trẻ.

Melatonin

Các nghiên cứu cho thấy bổ sung melatonin trong thời gian ngắn là an toàn và hiệu quả trong việc cải thiện giấc ngủ, thiết lập lại nhịp sinh học tự nhiên. Dùng melatonin trước giờ đi ngủ khoảng 30 - 45 phút sẽ giúp trẻ dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Nhờ hoạt động theo cơ chế tiết melatonin tự nhiên của cơ thể mà hiệu quả có thể thấy nhanh ngay từ những ngày đầu sử dụng. Tuy nhiên, với trẻ rối loạn giấc ngủ lâu ngày thì ba mẹ nên dùng liên tục 21 - 30 ngày để trẻ rèn luyện được thói quen ngủ tốt.

3/ Cần làm gì khi trẻ hay dậy chơi giữa đêm?

tại sao trẻ dậy chơi đêm

Khi trẻ hay thức dậy chơi đêm, dù đây là tình trạng bình thường, sức khỏe, sinh hoạt trong ngày của con vẫn bình thường thì chúng ta nên hỗ trợ con có một giấc ngủ ngon và trọn vẹn hơn, bằng các cách như:

Đảm bảo trẻ đã thức đủ lâu trong ngày

Tại sao trẻ dậy chơi đêm nhiều khi xuất phát từ việc con đã ngủ nhiều trong ngày, nên con khó đi vào giấc ngủ ban đêm, hay tỉnh dậy chơi giữa đêm và khó ngủ lại được.

Để cân bằng giữa thời gian thức và ngủ tốt hơn, mẹ nên:

  • Chuyên giấc ngủ ngắn cuối cùng trong ngày lên sớm hơn
  • Đánh thức trẻ dậy sớm hơn vào buổi sáng và cả giấc ngủ ngắn buổi trưa
  • Cho trẻ đi ngủ buổi tối muộn hơn

Thiết lập không gian ngủ tốt

Một không gian ngủ tốt sẽ giúp bé ngủ ngon và dễ ngủ trở lại khi thức dậy giữa đêm:

  • Điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong phòng ngủ phù hợp
  • Không gian ngủ yên tĩnh, thoáng mát, độ sáng tối thiểu. Nếu môi trường xung quanh có phần ồn ào (VD: gần chợ, đường lớn...) thì mẹ có thể dùng tiếng ồn trắng để trẻ dễ ngủ và hạn chế việc nghe thấy bất kỳ âm thanh nào có thể khiến con giật mình.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với bất kỳ thiết bị điện tử nào 1 - 2h trước khi đi ngủ. Vì ánh sáng xanh từ các thiết bị này sẽ ức chế quá trình tiết melatonin, khiến trẻ khó ngủ và dễ căng thẳng khi ngủ
  • Cho trẻ mặc quần áo thoải mái
  • Massage, đọc sách... giúp trẻ thư giãn trước khi ngủ
  • Tránh chơi trong khi tắm vào buổi tối: mặc dù vui đùa trong lúc tắm là tốt nhưng nếu chơi, nhiều hoạt động mạnh trong lúc tắm có thể khiến bé tỉnh táo và quá phấn khích vào ban đêm. Đây cũng là lý do tại sao trẻ ngủ muộn
  • Cho trẻ hoạt động nhiều hơn vào ban ngày trước ánh sáng mặt trời tự nhiên để trẻ phân biệt được sự khác biệt giữa ngày - đêm

Bên cạnh đó, nếu trẻ có thức dậy giữa đêm để bú, đi vệ sinh, thay tã... thì ba mẹ cũng hãy thực hiện nhẹ nhàng trong không gian yên tĩnh và ánh sáng tối thiểu nhé. Chúng ta chỉ nên sử dụng ánh sáng vàng nhẹ vào lúc này.

Khi trẻ có thức dậy chơi về đêm, mẹ chỉ nên đứng từ xa quan sát để đảm bảo con vẫn an toàn, không nên vội bế bé lên ngay hay nói chuyện với con.

Nếu trẻ đang nghẹt mũi, sổ mũi... hay gặp các khó chịu khác thì ba mẹ cũng hãy giải quyết tốt chúng. Nhỏ mũi cho bé với nước muối sinh lý hay muối ưu trương sẽ giúp loại bỏ dịch nhầy, thông thoáng đường thở cho con một cách an toàn và hiệu quả.

Ngoài ra, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như: co giật, sợ hãi hoặc bất an suốt đêm hoặc thậm chí cả ngày. Đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý cần điều trị.

Mong rằng qua bài viết, ba mẹ đã hiểu rõ tại sao trẻ dậy chơi đêm và bớt đôi phần lo lắng. Và đừng quên áp dụng các hướng dẫn trên đây để trẻ ngủ ngoan, tròn giấc hơn mẹ nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9