Trẻ bị hoảng sợ khi ngủ vào ban đêm là hiện tượng thường gặp. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng và bận tâm.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể phục hồi và phát triển tốt. Do vậy, việc trẻ bị hoảng sợ khi ngủ cũng đồng nghĩa rằng con bị rối loạn giấc ngủ và ngủ không ngon. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin liên quan dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng bé hoảng sợ lúc ngủ.
1/ Hiện tượng trẻ bị hoảng sợ khi ngủ
Khi trẻ bị hoảng sợ khi ngủ có thể được coi là một hình thức rối loạn giấc ngủ. Thông thường, trẻ từ 1-8 tuổi sẽ mắc tình trạng này.
Cụ thể, chúng sẽ có những triệu chứng như vùng dậy và bật khóc chỉ sau vài giờ chợp mắt. Lúc này, con có biểu hiện sợ hãi, căng thẳng nhưng các mẹ cũng không thể dỗ con nín hoặc tỉnh dậy hẳn.
Cơn hoảng hốt này kéo dài trong vòng 10-15 phút. Sau đó, bé sẽ ngủ thiếp đi và tỉnh dậy không có ký ức nào về biểu hiện này.
Một trong những đồn đoán còn cho rằng cơn hoảng sợ chính là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm. Họ lý giải rằng lúc hoảng sợ, tim và nhịp thở sẽ nhanh hơn, đôi khi còn thấy buồn nôn, và khó kiểm soát. Người lớn gặp tình trạng này có thể bị nguy hiểm tính mạng. Trong khi đó, trẻ em sẽ bị ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần.
Nếu trẻ nhỏ nào có cơn hoảng sợ miên man, thường xuyên mất ngủ và có khả năng do động kinh, trẻ cần được xét nghiệm: điện não đồ, điện tâm đồ, nhãn cầu đồ, quay video và điện cơ đồ.
2/ Các nguyên nhân khiến trẻ hay bị hoảng sợ khi ngủ
Trẻ bị hoảng sợ khi ngủ có thể do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là yếu tố bệnh sinh. Theo kết quả từ một số nghiên cứu, các bác sĩ cho rằng trẻ hay hoảng sợ ban đêm là do chu kỳ thức ngủ của não chưa ổn định hoàn toàn.
Cũng có ý kiến cho rằng, trẻ gặp hiện tượng này là do di truyền từ cha mẹ. Sở dĩ cha mẹ có chứng hoảng sợ trong giấc ngủ là do bất ổn trong cuộc sống hay bất hòa trong mối quan hệ gia đình. Nếu người mẹ khi mang thai thường xuyên căng thẳng và lo âu, con cái sinh ra cũng có thể bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, trẻ gặp vấn đề này cũng có thể do động kinh hoặc sang chấn tâm lý. Đây là những biểu hiện nghiệm trọng hơn cần được theo dõi và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
3/ Xử lý tình trạng hoảng sợ khi ngủ ở trẻ em thế nào
Để hạn chế tình trạng hoảng sợ khi ngủ ở trẻ, phụ huynh chăm con cần phải lưu ý nhiều điều. Về cơ bản, trẻ hay hoảng sợ lúc ngủ luôn cần mẹ bên cạnh vỗ về. Lúc này, bạn không nên đánh thức con mà hãy đợi cơn kết thúc, và con sẽ ngủ lại như thường.
Tuy nhiên, các mẹ có thể tham khảo làm một số cách dưới đây để tình trạng hoảng sợ ở trẻ khi ngủ vào ban đêm sẽ xảy ra ít hơn và thậm chí không còn.
Cách 1: Tạo không khí yên tĩnh, êm đềm
Khi cho trẻ đi ngủ, ba mẹ nên chú ý tạo bầu không khí yên tĩnh để giúp con dễ đi vào giấc ngủ. Bằng cách này, con cũng ít rơi vào tình trạng hoảng sợ trong lúc ngủ vì không có tiếng ồn khiến con hay giật mình tỉnh giấc.
Cách 2: Không để trẻ đùa nghịch nhiều vào ban ngày
Thông thường, nếu bé chơi đùa nhiều ban ngày, hiện tượng trẻ bị hoảng sợ khi ngủ sẽ xảy ra thường xuyên. Do vậy, các mẹ không nên để bé đùa nghịch quá mức và cố gắng giúp cơn thư giãn cơ bắp trước khi ngủ. Cùng với đó, hãy dạy con hít thở sâu và đều để bé ngủ ngon hơn.
Cách 3: Chú ý không gian phòng ngủ
Để con có một giấc ngủ ngon không bị phiền nhiễu, ba mẹ cũng nên thực hiện những mẹo phòng ngừa tổn thương. Cụ thể, các mẹ không nên để vật sắc chọn và dễ vỡ gần khu vực con đang nghỉ ngơi. Ngoài ra, cũng nên đóng cửa nhà, cửa số thấp và cửa ở lối đi cầu thang.
Cách 4: Cho bé đi ngủ đúng giờ, đúng tư thế
Hãy hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ cho trẻ để con có tâm lý ổn định và không bị tỉnh đột ngột nửa đêm. Tư thế nằm ngủ cũng rất quan trọng góp phần giúp con ngủ ngon và sâu. Do vậy, hãy chú ý tư thế khi ngủ của bé, đặc biệt không đặt tay trước ngực để tránh gây sức ép lên hệ hô hấp.
Cách 5: Vỗ về an ủi bé
Trẻ bị hoảng sợ khi ngủ thường rất khó để trở lại giấc ngủ bình thường. Lúc này, con rất cần ba mẹ nằm cạnh vỗ về và an ủi để hết quấy khóc.
Đánh thức trẻ trước khi cơn hoảng sợ xảy đến
Các mẹ hãy theo dõi giấc ngủ của con trong 1 tuần và ghi chép lại thời điểm mà cơn hoảng hốt xảy ra. Sau đó, trong khoảng 5 phút trước cơn hoảng sợ bắt đầu đến, mẹ hãy chủ động đánh thức con tỉnh dậy rồi lại cho đi ngủ tiếp. Nếu thực hiện cách này trong vài ngày nhưng không hiệu quả, hãy đưa con đi khám để chuẩn đoán tình trạng và điều trị hợp lý.
Nhìn chung, trẻ bị hoảng sợ khi ngủ vào ban đêm có khả năng do môi trường xung quanh hoặc bệnh lý. Tình trạng này không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng sẽ khiến bé ngủ không con giấc, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của cơ thể. Nếu hiện tượng này diễn ra lâu ngày, ba mẹ không nên chủ quan mà hãy đưa con đi khám để có cách chữa trị phù hợp.