Gửi Câu Hỏi

Trẻ bị tăng động giảm chú ý nên ăn gì, kiêng gì để tăng tập trung

Trẻ bị tăng động giảm chú ý nên ăn gì, kiêng gì? Mặc dù chưa có giải pháp điều trị tăng động giảm chú ý dứt điểm, nhưng nhiều khảo sát cho thấy một chế độ ăn tăng cường hay giảm bớt các thực phẩm nhất định có thể giúp giảm các triệu chứng, trẻ tập trung hơn trong học tập và cuộc sống.

1/ Trẻ bị tăng động giảm chú ý nên ăn gì

Các loại thực phẩm khác nhau có thể ảnh hưởng đến năng lượng và sự tập trung của trẻ theo các mức độ khác nhau. Một số thực phẩm nhất định có thể tốt hơn cho trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD). Thông thường, đây là những thực phẩm giúp duy trì năng lượng và giữ lượng đường trong máu ổn định.

Thực phẩm giàu protein

trẻ bị tăng động giảm chú ý nên ăn gì

Protein (chất đạm) là dinh dưỡng thiết yếu cho các cơ quan trong cơ thể và ngay cả não bộ. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh. Nghiên cứu khoa học đã khẳng định, khi não bộ không được cung cấp đủ protein có thể khiến trí não khó duy trì hoạt động và nhanh chóng trở nên mệt mỏi. Chính vì thế, bạn hãy nhớ protein trong danh sách trẻ bị tăng động giảm chú ý nên ăn gì này nhé.

Bên cạnh đó, protein trong bữa ăn cũng ngăn ngừa sự tăng vọt của đường trong máu. Một số nhà khoa học cho rằng những đợt tăng đột ngột này là nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng hiếu động ở trẻ.

Một số thực phẩm giàu protein mà bạn có thể tham khảo như: Thịt, cá, trứng, sữa, quả hạch, đậu…

Carbohydrate phức tạp

Carbohydrate phức tạp

Giống như protein, Carbohydrate phức tạp có thể giúp ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến. Carbohydrate phức tạp là các loại thực phẩm có từ 3 loại đường trở lên, hay còn gọi là nhóm thực phẩm giàu Carbohydrate tốt. Nhiều thực phẩm chứa dinh dưỡng này như:

  • Trái cây
  • Rau
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Gạo lứt
  • Đậu

Không giống như Carbohydrate đơn giản (chỉ chứa 1 hoặc 2 loại dường đơn) có tính chât chuyển hóa năng lượng nhanh, làm tăng đột ngột lường đường trong máu. Carbohydrate phức tạp chuyển hóa chậm nên giúp duy trì đường huyết và năng lượng cơ thể trẻ ổn định.

Vitamin và khoáng chất

trẻ bị tăng động giảm chú ý nên ăn gì

Một số nghiên cứu cho thấy các triệu chứng của tăng động giảm chú ý có thể liên quan tới các chất dinh dưỡng như: sắt, magiê, kẽm, vitamin B-6, và vitamin D.

Như sắt là một coenzyme tổng hợp dopamin - một loại hormon trong não bộ có tác dụng mang lại cảm giác hạnh phúc, trí nhớ, khả năng tập trung, động lực.

Nghiên cứu bởi Eric Konofal, MD, PhD và cộng sự (Khoa Tâm lý Trẻ em và Vị thành niên, Bệnh viện Robert Debré, Pháp) cho thấy nồng độ ferritin huyết thanh (đánh giá lượng sắt dự trữ) ở trẻ ADHD thấp hơn. Sự thiếu hụt này lên tới 84%, so với chỉ 18% ở trẻ bình thường. Những đứa trẻ bị thiếu sắt nặng nhất là những đứa trẻ kém chú ý, bốc đồng và hiếu động. Kết quả còn cho thấy rằng lượng sắt dự trữ thấp có thể giải thích tới 30% mức độ nghiêm trọng của ADHD.

Vậy trẻ bị tăng động giảm chú ý nên ăn gì giàu sắt? Có nhiều thực phẩm giàu hàm lượng sắt như: thịt bò, gan, đậu… Tuy nhiên, vì sắt trong thực phẩm dễ bị ức chế hấp thu bởi các chất khác trong thức ăn, nên để trẻ đáp ứng đủ sắt, bạn có thể cân nhắc cho bé dùng thêm các sản phẩm bổ sung. Các loại sắt hữu cơ như: sắt bisglycinate, Sắt Fumarate, Sắt Polymaltose… là các thành phần thông dụng hiện nay. Trong đó, sắt bisglycinate được đánh giá an toàn và hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, giống như sắt thì kẽm, magie và vitamin B6 cũng có ảnh hưởng tới mức dopamin trong não để giúp cải thiện sự tỉnh táo và tăng cường sự tập trung cho trẻ. Bạn có thể tìm thấy các chất dinh dưỡng này trong các loại thực phẩm như:

  • Kẽm : thịt, động vật có vỏ, đậu, các loại hạt.
  • Magiê : hạt bí ngô , hạnh nhân, rau bina, đậu phộng.
  • Vitamin B6 : trứng, cá, đậu phộng, khoai tây.
  • Vitamin D : cá béo, gan bò, lòng đỏ trứng.

Thực phẩm giúp cơ thể sản sinh melatonin

Để làm rõ hơn cho vấn đề trẻ bị tăng động giảm chú ý nên ăn gì thì việc ổn định cho các bé giấc ngủ cũng rất quan trọng. Melatonin là một "hormone giấc ngủ" nội sinh được tuyến tùng trong cơ thể tiết ra. Về chiều tối, melatonin mới bắt đầu được sản sinh, đi vào máu để báo tới từng cơ quan đã đến giờ đi ngủ.

Không phải trẻ tăng động giảm chú ý nào cũng gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ. Nhưng trong một nghiên cứu, có tới 50% cha mẹ cho biết con họ bị ADHD khó ngủ, gặp ác mộng hoặc các vấn đề giấc ngủ khác như ngưng thở khi ngủ.

Giấc ngủ ngon tốt cho não bộ phát triển
Giấc ngủ ngon tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ

Giấc ngủ có vai trò quan trọng với sự phát triển não bộ và ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi trong ngày của trẻ. Nếu con bạn chẳng may rơi vào trường hợp này thì một số thực phẩm sau sẽ hữu ích cho bé. Các thực phẩm này sẽ giúp cơ thể trẻ tăng cường sản sinh melatonin một cách tự nhiên:

  • Dứa
  • Chuối
  • Cam
  • Bột yến mạch
  • Ngô
  • Cơm
  • Khoai tây
  • Lúa mạch

Ngoài ra, nếu việc bổ sung dinh dưỡng kém hiệu quả, hoặc rối loạn giấc ngủ ở trẻ đã kéo dài thì bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin trực tiếp từ các loại sản phẩm bổ sung cho bé. Nghiên cứu cho thấy, bổ sung melatonin cho hiệu quả nhanh và an toàn, cải thiện tích cực trên giấc ngủ và hành vi trong ngày của trẻ.

Omega 3

trẻ bị tăng động giảm chú ý nên ăn gì

Trẻ em bị tăng động giảm chú ý có thể bị giảm lượng chất béo omega-3 (DHA, EPA). Một số nghiên cứu tin cậy cho thấy tiêu thụ nhiều omega-3 hơn có thể giúp cải thiện phần nào triệu chứng bốc đồng, khó tập trung ở trẻ.

Một số nguồn thực phẩm giàu omega-3 như: cá (cá hồi, cá ngừ…), quả óc chó, hạt chia, hạt lanh.

Vai trò của Omega-3 trong việc cải thiện sự chú ý, tập trung và trí đã được nhiều người nhắc tới. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng aixt béo có lợi này hay bất kỳ thực phẩm bổ sung nào khác cũng không thể thay thế cho thuốc điều trị ADHD. Hãy tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ bạn nhé.

2/ Các loại thực phẩm cần kiêng đối với trẻ tăng động

Bên cạnh việc trẻ bị tăng động giảm chú ý nên ăn gì thì cũng có một số loại thực phẩm mà trẻ cần tránh để cảm thấy tốt hơn.

Đường

đường
Trẻ tăng động giảm chú ý nên kiêng đường

Đường cũng là một loại Carbohydrate nhưng thuộc nhóm Carbohydrate đơn giản. Tiêu thụ thực phẩm nhiều đường có thể làm tăng đột ngột lường đường trong máu và ảnh hưởng tới mức năng lượng của trẻ. Một số cha mẹ còn báo cáo rằng, ăn nhiều đường làm tăng các triệu chứng hiếu động thoái quá ở trẻ tăng động giảm chú ý.

Điều này có thể ảnh hưởng với mức độ khác nhau tùy từng trẻ. Nhưng dù sao, hạn chế đường vẫn là một lựa chọn tốt để giúp giảm nguy cơ sâu răng, béo phì và tiểu đường ở trẻ.

Carbohydrate đơn giản khác

Carbohydrate đơn giản dễ tiêu hóa và có thể làm thay đổi lượng đường trong máu nhanh chóng, ảnh hưởng đến trạng thái năng lượng của trẻ. Do đó, bạn chỉ nên cho trẻ tiêu thụ chúng với mức vừa phải.

Một số thực phẩm chứa nhiều Carbohydrate đơn giản này như:

  • Kẹo
  • Bánh mì trắng
  • Gạo trắng
  • Khoai tây gọt vỏ, khoai tây chiên
  • Nước ngọt

Caffein

Một lượng nhỏ Caffein có thể giúp trẻ tăng động giảm chú ý tăng tập trung. Tuy nhiên, Caffein lại có thể làm tăng tác dụng của một số loại thuốc ADHD lẫn tác dụng phụ của chúng. Chính vì thế, bạn nên hạn chế cho trẻ tăng động giảm chú ý sử dụng Caffein, đặc biệt khi đang dùng thuốc điều trị.

Chất phụ gia hóa học

Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo rằng trẻ em nên tránh những chất phụ gia, đặc biệt là màu thực phẩm bởi vì chúng có thể làm tăng các triệu chứng tăng động giảm chú ý.

trẻ bị tăng động giảm chú ý nên ăn gì

Hiện nay, hầu hết các thực phẩm ăn nhanh đều có chứa các loại phụ gia này, như: kẹo bánh, nước ngọt, nước trái cây đóng chai…

Để trẻ hạn chế các thức ăn nhanh ngon miệng này ngay không phải là điều dễ dàng. Nhưng bạn hãy khắc phục chúng dần dần bằng việc thay thế bởi các thức ăn giàu dinh dưỡng, tốt cho trẻ nhé.

Hy vọng bạn đã hiểu rõ về trẻ bị tăng động giảm chú ý nên ăn gì, kiêng gì qua bài viết trên đây. Nếu có điều gì còn làm bạn băn khoăn, bạn có thể để lại câu hỏi tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9