Gửi Câu Hỏi

Trẻ bị tăng động giảm chú ý: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị

Tình trạng trẻ bị tăng động giảm chú ý đang ngày càng gia tăng. Trước các biểu hiện của trẻ, liệu đây là dấu hiệu của tăng động giảm chú ý hay đơn thuần chỉ là con hiếu động, hoạt bát? Cùng tìm hiểu về chứng tăng động giảm chú ý qua những thông tin chi tiết dưới đây nhé.

1/ Trẻ bị tăng động giảm chú ý là thế nào?

Trẻ bị tăng động giảm chú ý (Attention Deficit/Hyperactivity Disorder- ADHD) là một dạng rối loạn phát triển hệ thần kinh, với 2 biểu hiện cơ bản là “tăng động” - hiếu động quá mức, và “giảm chú ý” - giảm khả năng tập trung. Hiện nay, tăng động giảm chú ý đang có xu hướng ngày càng gia tăng.

trẻ bị tăng động giảm chú ý

2/ Nguyên nhân gây chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân rối loạn tăng động giảm chú ý cụ thể là gì, nhưng có một vài yếu tố nghi ngờ là nguyên nhân của rối loạn này, chúng làm mất cân bằng các hóa chất trong não, như:

  • Do di truyền
  • Do bệnh lý khi mang thai
  • Do tổn thương não khi sinh
  • Do bệnh lý sau sinh
  • Do môi trường:
    • Môi trường ồn ào, đông đúc, lộn xộn…
    • Trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử: xem phim, chơi game, nghiện internet
    • Ô nhiễm môi trường: phơi nhiễm chì, rượu, thuốc lá, cocain

3/ Các triệu chứng khi trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý

Dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-IV-TR (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) của Mỹ thì trẻ bị tăng động giảm chú ý thường có các triệu chứng cụ thể như sau:

Giảm chú ý

Trẻ được xác định là giảm chú ý khi có ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý sau, và kéo dài ít nhất 6 tháng:

  • Thường khó chú ý kỹ vào các chi tiết. Hoặc hay phạm lỗi do cẩu thả trong học tập/ công việc/ các hoạt động khác
  • Thường khó khăn để duy trì sự chú ý khi thực hiện các nhiệm vụ hoặc vui chơi
  • Thường có biểu hiện như không lắng nghe những gì người khác nói
  • Thường không thể làm theo toàn bộ chỉ dẫn hoặc không hoàn thành bài tập ở trường/ công việc trong gia đình (không phải vì chống đối hoặc không hiểu được các chỉ dẫn
  • Thường khó khăn trong việc tổ chức, sắp xếp công việc hay các hoạt động.
  • Thường tránh né, không thích hoặc miễn cưỡng thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi tính kiên trì (như làm bài tập)
  • Thường hay đánh mất những vật dụng cần thiết (như vở bài tập, bút chì, sách, đồ chơi…)
  • Thường dễ sao nhãng trước những kích thích bên ngoài.
  • Thường quên các hoạt động hằng ngày

các triệu chứng

Tăng động

Trẻ được xác định là tăng động khi có ít nhất 6 triệu chứng của tăng hoạt động - xung động và kéo dài ít nhất 6 tháng:

  • Tăng hoạt động:
    • Hoạt động chân tay liên tục, không thể ngồi yên.
    • Tự ý rời khỏi chỗ trong lớp hoặc các tình huống khác mà cần phải ngồi yên.
    • Thường xuyên chạy loanh quanh hoặc leo trèo quá mức trong các tình huống mà điều đó là không thích hợp (ở thanh thiếu niên có thể chỉ biểu hiện cảm giác bồn chồn)
    • Thường khó khăn khi chơi hoặc các hoạt động cần giữ yên lặng
    • Thường hoạt động liên tục hoặc hoạt động như được “gắn động cơ”
  • Xung động
    • Thường buột miệng nói câu trả lời trước khi câu hỏi kết thúc.
    • Thường khó khăn khi chờ đợi đến lượt trong các trò chơi lần lượt, xếp hàng hoặc trong các tình huống sinh hoạt nhóm
    • Thường ngắt lời hoặc chen ngang vào vấn đề/ hoạt động của người khác Khi trẻ có biểu hiện của tăng động, giảm chú ý hay cả hai, bạn cần đưa trẻ đi khám ngay. Khi tình trạng còn nhẹ, có thể con chỉ cần thực hiện các biện pháp tâm lý và chưa cần sử dụng đến thuốc.

4/ Chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em có mấy dạng?

Trẻ bị tăng động giảm chú ý có 3 dạng

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-IV-TR, ấn bản thứ 5 (DSM - 5) thì trẻ bị tăng động giảm chú ý được chia ra làm 3 dạng:

  • Giảm chú ý
  • Tăng động / bốc đồng
  • Phối hợp 2 dạng trên

Tỷ lệ giảm chú ý ngang nhau ở cả 2 giới, nhưng tỷ lệ tăng động/ bốc đồng ở bé trai cao gấp 2 - 9 lần bé gái.

5/ Cách điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ em

Liệu pháp tâm lý, không dùng thuốc

  • Khi nói chuyện với trẻ, hãy nói rõ ràng yêu cầu của bạn trước, sau đó bảo trẻ nhắc lại. Tránh cung cấp quá nhiều thông tin hay yêu cầu trẻ làm nhiều việc cùng lúc bởi có thể làm trẻ mất tập trung. Cũng tránh kéo dài quá lâu một công việc.
  • Nên cho trẻ chơi trò chơi tĩnh, tư duy. Tránh các trò chơi bạo lực – Tạo môi trường yên tĩnh khi trẻ học tập.
  • Cùng trẻ lên thời gian biểu học tập, thói quen hàng ngày và nhắc nhở trẻ thực hiện
  • Luôn nhắc trẻ bị tăng động giảm chú ý các quy tắc trước khi đến nơi công cộng
  • Cho trẻ hoạt động thể dục vừa sức. Nếu được, hãy cho trẻ tập thiền hoặc Yoga để rèn sự tập trung tốt hơn
  • Chấp nhận các hạn chế của trẻ, tránh chế diễu
  • Khen thưởng, động viên khi trẻ có hành vi tốt – Khi trẻ mắc lỗi, kiên trì nhắc nhở, giải thích, nhẹ nhàng nhưng dứt khoát. – Động viên trẻ tham gia các sinh hoạt nhóm, đoàn thể. – Thông báo cho giáo viên về tình hình của trẻ
  • Hỗ trợ và tư vấn gia đình để cùng biết cách quan tâm đúng tới trẻ
  • Tìm hiệu và áp dụng các bài tập tăng cường vận động, trò chơi trị liệu giúp trẻ giải tỏa căng thẳng và rèn tính kiên trì, sự tập trung

trẻ bị tăng động giảm chú ý

Dùng thuốc cho trẻ bị tăng động giảm chú ý

Thông thường, nhóm thuốc hướng thần thường được lựa chọn trong trường hợp này. Hoạt chất điển hình có thể kể tới như: methylphenidate, dextroamphetamine. Liều lượng sẽ phụ thuộc vào tình trạng và đáp ứng của từng trẻ. Vì vậy, bạn hãy tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ và tái khám định kỳ. 

Tuy nhiên, các loại thuốc này thường để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, đau đầu... Chính vì thế, việc áp dụng các liệu pháp không dùng thuốc mới là ưu tiên hàng đầu và được áp dụng trong mọi trường hợp.

Nếu trẻ tăng động giảm chú ý kèm theo các đợt rối loạn giấc ngủ, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho trẻ. Melatonin sẽ giúp trẻ dễ ngủ và ngủ ngon sâu giấc hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho não bộ xử lý và sắp xếp lại các thông tin trong ngày. Nghiên cứu lâu dài trên trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ tự kỷ cho thấy melatonin cho hiệu quả nhanh trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ và cải thiện hành vi trong ngày cho trẻ.

Mong rằng qua những thông tin về trẻ bị tăng động giảm chú ý trên đây, bạn đã hiểu hơn về tình trạng của con. Nếu còn băn khoăn nào, bạn có thể để lại câu hỏi tại đây nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9