Trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ không? Bởi chậm nói, khó khăn trong ngôn ngữ, giao tiếp là dấu hiệu nhận biết điển hình của chứng tự kỷ này.
1/ Trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ không?
Để trả lời cho câu hỏi trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ, trước hết chúng ta cần nắm về cột mốc phát triển ngôn ngữ bình thường ở trẻ:
- 6-8 tháng: trẻ biết bập bẹ, lặp đi lặp lại các âm tiết đơn điệu hoặc kết hợp (ma, da, ga, e, im, ada…).
- 9-18 tháng: trẻ nói được một từ hoàn chỉnh và khoảng 10 từ trong vốn từ vựng.
- 18-24 tháng: trẻ nói được câu đơn giản 2 từ và có khoảng 50 từ trong vốn từ vựng.
- 24-30 tháng: trẻ nói được câu gồm nhiều từ kết hợp và có hơn 300 từ trong vốn từ vựng.
- Sau 30 tháng: trẻ nói được câu gồm nhiều từ kết hợp, xuất hiện thêm các cấu trúc ngữ pháp và vốn từ mở rộng lên khoảng 1000 từ. Trẻ sẽ được coi là chậm nói khi chưa đạt các cột mốc phát triển này. Tuy nhiên, điều này phổ biến ở cả trẻ tự kỷ lẫn trẻ không phải tự kỷ. Chính vì thế mà trẻ chậm nói có phải tự kỷ không? Câu trả lời là không chắc chắn, và bạn cần thêm các dấu hiệu khác để khẳng định chắc chắn điều này.
2/ Cách phân biệt trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ
Để phân biệt trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ thường rất dễ dàng vì có sự khác biệt rất lớn giữa chứng chậm nói ở trẻ tự kỷ và các dạng chậm phát triển khác. Ở trẻ chậm nói đơn thuần, trẻ có thể đạt được các cột mốc phát triển ngôn ngữ bình thường nhưng với tốc độ chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Nhưng trong giai đoạn này, trẻ vẫn được thúc đẩy bởi các phản ứng xã hội từ những người xung quanh. Các bé vẫn muốn thiết lập mối quan hệ với cha mẹ, bạn bè. Như:
- Có phản ứng khi ai đó gọi tên, bắt chuyện.
- Biết giao tiếp bằng mắt.
- Có xu hướng bắt chước hành động của người khác.
- Có khả năng dành nhiều thời gian hơn trong việc quan sát mọi người hơn là quan sát mọi thứ đồ vật xung quanh.
- Có xu hướng kết nối xã hội, nên sẽ cảm thấy buồn chán hoặc cô đơn khi bị bỏ lại một mình.
Còn ở trẻ tự kỷ, không chỉ là vấn đề ngôn ngữ, trẻ còn gặp khó khăn trong việc thiết lập bất kỳ kết nối xã hội nào:
- Không phản ứng khi ai đó gọi tên, bắt chuyện.
- Không biết giao tiếp bằng mắt.
- Hiếm khi hoặc không bao giờ bắt chước hành động của người khác.
- Quan tâm tới mọi thứ hơn là mọi người.
- Bằng lòng khi bị bỏ lại một mình.
- Tốc độ phát triển ngôn ngữ rất chậm, trẻ thường chỉ nói được các từ đơn lẻ, lặp đi lặp lại các cụm từ mà trẻ nghe được, sử dụng các từ ngữ có vẻ kỳ quặc.
3/ Cần làm gì đối với trẻ chậm nói?
Với trẻ chậm nói có các dấu hiệu tự kỷ khác kèm theo thì bạn nên cho bé đi khám để được đánh giá đúng mức độ bệnh và có các biện pháp can thiệp sớm từ đầu. Điều này sẽ giúp trẻ có được cơ hội tốt nhất để đạt được các kỹ năng giao tiếp cơ bản và hòa nhập cuộc sống dễ dàng hơn.
Trẻ chậm nói có thể đơn giản là con chưa bắt kịp các cột mốc phát triển nhưng cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng về thể chất và trí tuệ nào đó, và tự kỷ chỉ là một trong số đó. Việc đầu tiên bạn cần làm là xác định rõ nguyên nhân chậm nói của trẻ để có hướng giải quyết đúng đắn.
Để xác định chính xác trẻ chậm nói có phải bị từ kỷ hay không, cha mẹ nên lưu ý một vài bệnh lý khác cũng có thể khiến trẻ chậm nói như:
- Rối loạn ngôn ngữ và lời nói.
- Mất thính lực: khi nghe không rõ hoặc méo tiếng sẽ gây khó khăn cho trẻ trong việc hình thành từ ngữ. Trẻ chậm nói hoặc chậm phát triển ngôn ngữ cũng có thể là một trong các dấu hiệu cho thấy mất thính lực.
- Các vấn đề về miệng: vì dụ như bệnh ankyloglossia (bệnh cứng lưỡi). Trẻ không thể phát âm vì cử động lưỡi bị hạn chế, đặc biệt với một số âm thanh như: D, L, R, S, T, Z và Th.
- Khuyết tật trí tuệ và các vấn đề thần kinh. Trong một số trường hợp sẽ cần tới sự trợ giúp của các bác sĩ. Do đó, bạn nên cho bé đi khám để biết được chính xác nguyên nhân khiến trẻ chậm nói.
Khi trẻ chậm nói đơn thuần, không xuất phát từ bệnh lý nào cả thì bạn nên áp dụng các cách dạy trẻ tập nói, như:
- Bắt đầu từ những âm thanh đơn giản như bố, mẹ… Bạn phát âm trước để trẻ học theo. Nên kết hợp với hành động, hình ảnh để giúp trẻ tạo được sự liên kết và ghi nhớ tốt hơn. VD: nói cái gì sẽ chỉ tay cho họ thấy cái đó.
- Đọc sách cho trẻ nghe để mở rộng vốn từ. Giải thích cho trẻ những chỗ chưa hiểu. Nên lựa chọn các sách có hình ảnh sinh động, màu sắc tươi sáng và phù hợp với sở thích của trẻ.
- Liên tục thay đổi vật dụng, môi trường tập nói để giúp trẻ hứng thú.
- Hạn chế xem tivi và các thiết bị điện tử. Khi xem, hãy cố gắng ngồi cùng trẻ và cùng bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ.
Trên đây là câu trả lời chi tiết cho câu hỏi trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ không, để phân biệt điều này thường khá dễ dàng. Nhưng chậm nói cũng có thể do nguyên nhân tâm lý hoặc bệnh lý khác, vì vậy bạn nên cho bé đi khám sớm để xác định chính xác nguyên nhân và có giải pháp xử lý phù hợp.