Trẻ chậm nói nên bổ sung gì để sớm bắt kịp các cột mốc tăng trưởng? Dù xuất phát từ các lý do khác nhau nhưng thực hành các bài tập nói thường xuyên và dinh dưỡng đầy đủ lại là yêu cầu chung của tất cả các bé. Dưới đây là các gợi ý dinh dưỡng mà bạn có thể tham khảo.
1/ Trẻ chậm nói nên bổ sung gì?
Chế độ dinh dưỡng tối ưu có thể giúp trẻ phát huy hết tiềm năng não bộ, cải thiện tâm trạng và hành vi. Với trẻ chậm nói nên bổ sung gì? Dưới đây có 5 nhóm thực phẩm thiết yếu cho trí não mà bạn nên bổ sung cho bé:
1.1. Carbohydrate phức tạp:
Khác với Carbohydrate đơn giản chỉ có một hoặc hai phân tử đường, Carbohydrate phức tạp có từ 3 phân tử đường trở lên. Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, trong đó có não bộ. Bên cạnh đó, vì quá trình tiêu hóa Carbohydrate phức tạp diễn ra khá chậm nên chúng còn có vai trò ổn định đường huyết trong cơ thể. Với trẻ chậm nói, cung cấp đủ năng lượng cho não bộ là yếu tố quan trọng đầu tiên bạn cần hướng tới.
Có nhiều thực phẩm chứa Carbohydrate phức tạp bạn có thể tham khảo như: gạo lứt, bí đỏ, khoai tây, khoai lang, đậu đen, đậu xanh, yến mạch…
1.2. Chất béo thiết yếu (Omega 3):
Có 3 chất béo thiết yếu cho não bộ là Omega 3 - 6 - 9. Tuy nhiên, Omega 6 dễ dàng bổ sung từ thức ăn, Omega 9 cơ thể tự tổng hợp được, nên bạn cần tập trung bổ sung Omega 3 cho trẻ là chính.
Omega 3 là chất béo thiết yếu giúp màng tế bào não khỏe mạnh và tạo điều kiện giao tiếp giữa các tế bào não. Một số nghiên cứu cho thấy những phụ nữ khi mang thai ăn cá hoặc sử dụng dầu cá có con cái đạt điểm số cao hơn trong các bài kiểm tra trí thông minh thời thơ ấu.
Omega 3 cũng được dùng để hỗ trợ điều trị giảm trí nhớ nhẹ, cải thiện chứng trầm cảm. Cũng vì thế mà bổ sung Omega 3 sẽ giúp trẻ nhanh nhạy hơn khi học ngôn ngữ, những trẻ chậm nói nên bổ sung gì thì Omega 3 là vô cùng cần thiết.
Bạn nên bổ cho trẻ ăn nhiều cá để cung cấp chất béo quan trọng này, như: cá hồi, cá mòi, cá thu, cá cơm, cá ba sa…
1.3. Phospholipid
Phospholipid là thành phần chính của tất cả các màng tế bào não và lớp vỏ myelin bao bọc quanh dây thần kinh - đóng vai trò dẫn truyền các tín hiệu thần kinh từ màng tế bào vào bên trong tế bào. Chính vì thế, Phospholipid giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển tốt hơn.
Bạn có thể tham khảo các thực phẩm giàu Phospholipid như: lòng đỏ trứng, đậu phộng, sữa, dầu thực vật…
1.4. Axit amin
Tình trạng trẻ chậm nói nên bổ sung gì không thể không kể đến Axit amin. Nó có tác dụng giúp não bộ tỉnh táo, minh mẫn và thư giãn. Axit amin có nhiều loại, trong đó có 2 loại đóng vai trò quan trọng với não bộ là tryptophan và tyrosine.
Tryptophan là một axit amin thiết yếu tham gia vào cấu trúc của rất nhiều các phân tử sinh học như: enzyme, serotonin, melatonin và chất dẫn truyền thần kinh. Cơ thể không tự tổng hợp Tryptophan được. Do đó, bạn cần bổ sung dinh dưỡng này cho trẻ qua các thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa, pho mai, hạt hướng dương, hạt bí đỏ, đậu phộng, đậu nành, tảo biển…
Tyrosine là axit amin giúp xây dựng protein và là tiền chất của mốt số chất dẫn truyền thần kinh. Tuy đây là axit amin không thiết yếu mà cơ thể tự tổng hợp được, nhưng bổ sung Tyrosine nhiều hơn từ chế độ ăn vẫn có thể mang đến một số lợi ích cho trẻ, đặc biệt với sự phát triển não bộ. Các thực phẩm chứa nhiều Tyrosine như: thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, pho mai, sữa Kefir), cá được đánh bắt tự nhiên, gia cầm thả vườn, các loại quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt…
1.5. Vitamin và khoáng chất
Vai trò của vitamin và khoáng chất với sự phát triển não bộ so với các dinh dưỡng kể trên ít được nhắc tới hơn, nhưng thiếu hụt chúng sẽ làm chậm quá trình bài tiết kim loại nặng - độc tố của não bộ - ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, một số vi khoáng còn có lợi ích đặc biệt trên não bộ như:
- Vitamin B1, B6: giúp duy trì các kết nối thần kinh. Có nhiều trong: ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trứng gà, thịt bò , thịt gà,..
- Kẽm và magie: giúp cơ thể tăng cường tổng hợp dopamin - một hormone trong não liên quan tới việc tạo cảm giác hạnh phúc, tăng cường trí nhớ, khả năng tập trung. Kẽm và magie có nhiều trong: thịt, đậu, hạnh nhân, đậu phộng, rau bina…
- Sắt: không chỉ có vai trò tạo máu, sắt còn có vai trò thiết yếu trong sự phát triển của hệ thần kinh và hoạt động miễn dịch. Thiếu sắt dẫn tới suy giảm nhận thức cũng như thành tích học tập kém. Các thực phẩm giàu sắt bạn nên cho trẻ bổ sung thêm như: thịt đỏ, gan, trứng, trái cây khô…
2/ Lưu ý khi bổ sung thực phẩm và dinh dưỡng cho trẻ chậm nói
Không chỉ trẻ chậm nói nên bổ sung gì mà chất lượng nguồn thực phẩm cũng khá quan trọng. Để đảm bảo đáp ứng đủ hàm lượng dinh dưỡng cho trẻ, bạn nên:
- Chọn ngũ cốc nguyên hạt và không chứa gluten như: gạo lứt, lúa mạch, kê, yến mạch, lúa mì nguyên cám, ngô…
- Chọn trái cây tươi.
- Hạn chế chế biến quá kỹ thực phẩm.
- Tránh cho trẻ ăn thức ăn nhanh nhiều đường, dầu mỡ bởi chúng thường ít dinh dưỡng, khó tiêu hóa.
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia nhân tạo. Tùy thuộc vào sự nhạy cảm của trẻ mà các phụ gia này có thể gây mất cân bằng sinh hóa trong cơ thể, ảnh hưởng tới cách thức hoạt động của não bộ và giấc ngủ của trẻ.
Giấc ngủ không chỉ đơn thuần là thời điểm để cơ thể trẻ nghỉ ngơi sau một ngày dài, mà đó còn là lúc não bộ bé xử lý và sắp xếp lại các thông tin nhận được trong ngày. Do đó, bạn hãy quan tâm hơn tới giấc ngủ của con. Nếu trẻ chậm nói khó ngủ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho trẻ để con dễ ngủ, ngủ ngon sâu giấc, tạo điều kiện cho não bộ phát triển tốt hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý thêm tới thói quen ăn uống của bé như:
- Cho trẻ sử dụng cốc uống: Khả năng nói tốt phụ thuộc vào sự phối hợp linh hoạt của môi, lưỡi và hàm. Khi dạy trẻ uống bằng cốc thông thường (không phải qua ống hút hay bình sữa) sẽ giúp bé rèn luyện kỹ năng kiểm soát độ rộng và tốc độ đóng mở hàm tốt hơn. Bạn có thể cho trẻ tập uống bằng cốc ngay từ khi 5 tháng tuổi.
- Tạo thói quen ăn uống tốt cho trẻ như: cắn từng miếng nhỏ thức ăn, nhai kỹ hay uống nước bằng cốc. Những điều bình thường mà ông bà, cha mẹ chúng ta vẫn thường làm này lại đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành kỹ năng vận động miệng tốt cho lời nói. Như khi cắn bằng răng cửa, trẻ sẽ học được cách dùng lưỡi hút thức ăn vào trong miệng để nhai và nuốt. Vì thế, hãy rèn luyện cho trẻ các thói quen ăn uống cơ bản này ngay từ khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm.
Trên đây các gợi ý cho trẻ chậm nói nên bổ sung gì. Hãy lưu lại và áp dụng chúng vào thực đơn hàng ngày, cùng áp dụng các bài tập nói đều đặn để bé sớm bắt kịp các mốc phát triển nhé.