Gửi Câu Hỏi

Trẻ con 4 tuổi ngủ ngáy xịt thuốc gì? Lưu ý khi chữa ngủ ngáy

Trẻ con 4 tuổi ngủ ngáy xịt thuốc gì? Hay liệu có phương thuốc nào mà ba mẹ có thể áp dụng để loại bỏ tình trạng này cho bé? Bé ngủ ngon sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết.

1/ Trẻ con 4 tuổi ngủ ngáy xịt thuốc gì?

trẻ con 4 tuổi ngủ ngáy xịt thuốc gì

Thống kê cho thấy, ngáy nhỏ vẫn thỉnh thoảng xảy ra ở 27% trẻ em. Hầu hết các trường hợp là nhẹ, không ảnh hưởng tới sức khoẻ và trẻ ngủ ngáy có thể cải thiện bằng các biện pháp khắc phục tại nhà, thậm chí ngáy nhẹ và không thường xuyên có thể tự biến mất nhanh chóng.

Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ bị ngáy do tắc nghẽn mũi mãn tính, làm tăng tần số ngáy và rối loạn hô hấp khi ngủ thì bác sĩ có thể kê toa uống thuốc để giúp trẻ có thể dễ dàng hít thở bằng mũi hơn. Và trong trường hợp ngưng thở khi ngủ, trẻ có thể cần tới phương pháp CPAP mũi (áp suất dương được đưa vào đường thở liên tục) để cung cấp khí nén vào đường hô hấp thông qua mặt nạ, hay thậm chí là phẫu thuật.

Chính vì thế, trẻ con 4 tuổi ngủ ngáy xịt thuốc gì thì hiện nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị cho tình trạng này. Triệu chứng tưởng chừng đơn giản nhưng có thể xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau và cần các lựa chọn điều trị khác nhau. Nếu tình trạng thường xuyên xảy ra thì mẹ vẫn nên đưa bé đi khám để được bác sĩ kiểm tra, làm rõ nguyên nhân và tư vấn giải pháp phù hợp.

2/ Nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi ngủ ngáy

trẻ con 4 tuổi ngủ ngáy xịt thuốc gì

Vì một lý do nào đó khiến không khí không lưu thông được qua đường thở ở phía sau cổ họng, khi chúng ta hít vào hoặc thở ra sẽ khiến các mô đường thở xung quanh rung động, tạo ra tiềng ồn nghe được và được gọi là ngáy.

Hầu hết mọi người, dù là trẻ em hay người lớn đều thi thoảng bị ngáy. Tiếng ngáy có thể nhỏ và chỉ tồn tại một thời gian ngắn, không ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ hay sức khoẻ.

Nhưng khi ngáy thường xuyên hơn 3 lần/tuần, ngáy to, làm gián đoạn giấc ngủ thì nó có thể là dấu hiệu của ngủ ngáy bệnh lý, do:

  • Amidan và vòm họng bị sưng to làm cản trở đường thở. Đây cũng là nguyên nhân gây rối loạn nhịp thở phổ khi ngủ (SBD) phổ biến nhất ở trẻ
  • Béo phì. Các nghiên cứu cho thấy những trẻ thừa cân có nhiều khả năng ngáy hơn. Béo phì có thể thu hẹp đường thở và làm tăng nguy cơ SBD
  • Cảm cúm, dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp trên: các đợt cảm cúm, dị ứng bùng phát có thể làm viêm mũi và cổ họng, khiến chúng sưng to và tăng nguy cơ ngáy khi ngủ
  • Hen suyễn: vì cũng gây tắc nghẽn một phần đường thở nên hen suyễn có thể gây ngáy
  • Đặc điểm giải phẫu bất thường như lệch vách ngăn mũi, hai lỗ mũi không cách đều nhau, cổ họng hẹp, cuống lưỡi to, cuống họng dài...
  • Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA): trẻ ngừng thở hàng chục lần mỗi đêm khi đường thở bị tắc nghẽn, khiến giấc ngủ bị gián đoạn và tác động tiêu cực đến sức khoẻ thể chất, tâm lý, học tập và hành vi. Hầu hết trẻ OSA đều ngáy nhưng không phải tất cả trẻ ngáy đều mắc OSA

Bên cạnh đó, môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ trẻ con 4 tuổi ngủ ngáy.

3/ Những lưu ý khi chữa ngủ ngáy cho trẻ 4 tuổi

Tuy rằng hiện nay vẫn chưa có giải pháp phù hợp cho trẻ con 4 tuổi ngủ ngáy xịt thuốc gì. Thế nhưng mẹ hoàn toàn có thể áp dụng các giải pháp hỗ trợ trẻ em ngủ ngáy điển hình dưới đây. Trong trường hợp trẻ ngáy nhẹ và thoáng qua thì hoàn toàn có thể khắc phục được.

  • Vệ sinh giấc ngủ cho trẻ: thiết lập thời gian ngủ phù hợp, không gian ngủ thoải mái, yên tĩnh, giảm tiếp xúc với ánh sáng. Mặc dù điều này giống với giải pháp chăm sóc giấc ngủ tại nhà hơn là điều trị nhưng chũng cũng mang lại những lợi ích nhất định cho giấc ngủ nói chung, cũng như chứng ngủ ngáy nói riêng của con
  • Giảm cân với trẻ béo phì, thừa cân
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm (hoặc để một chậu nước trong phòng) khi trời khô hanh hay không gian sử dụng điều hoà thường xuyên, giúp mũi bé không bị khô và dễ thở hơn khi ngủ
  • Tập cho bé ngủ nằm nghiêng và đầu cao hơn thân mình thay vì nằm ngửa
  • Nhỏ mũi cho bé với nước muối sinh lý hoặc nước muối ưu trương 3% (hiệu quả cao hơn trong việc giảm nghẹt, khi mũi nhiều dịch đặc) khi trẻ có triệu chứng khụt khịt, nghẹt mũi, sổ mũi...
  • Giữ trẻ tránh xa khói thuốc
  • Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, giường nệm, chăn màn, gối... của trẻ thường xuyên để tránh các tác nhân gây dị ứng
  • Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên cho trẻ
  • Cho trẻ uống đủ nước và chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng

Ngoài ra, trong một số ít trường hợp thì bác sĩ có thể chỉ định:

  • Phẫu thuật amidan, VA, vòm họng, mũi, hàm, cổ... tuỳ thuộc vào vị trí của các mô làm ngăn chặn đường thở. Thường áp dụng khi trẻ bị rối loạn hô hấp, ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng
  • Thiết bị áp lực đường thở dương (PAP) giúp truyền không khí có áp suất dương qua mặt nạ vào miệng và đường hô hấp. Hầu hết các thiết bị là liên tục (CPAP) hoặc hai cấp độ (BiPAP), phân loại theo cách chúng kiểm soát luồng khí (thường phổ biến hơn trong điều trị cho người lớn)

Các dấu hiệu cho thấy mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ là: trẻ ngáy nhiều hơn 3 lần/tuần, thở hổn hển hoặc khó thở khi ngủ, trẻ da xanh xao, đau đầu buổi sáng, khó tập trung hoặc học tập, trẻ được chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), chậm tăng cân hoặc béo phì...

trẻ con 4 tuổi ngủ ngáy xịt thuốc gì

Ở những trẻ khó ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc... mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho trẻ. Đây là thành phần liên quan mật thiết nhất trong việc điều chỉnh nhịp sinh học ngày - đêm tự nhiên của cơ thể.

Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung melatonin giúp cơ thể dễ ngủ, ngủ ngon sâu giấc, hiệu quả nhanh ngay từ những ngày đầu sử dụng. Đặc biệt khi sáng dậy tỉnh táo và melatonin không ảnh hưởng đến hệ thần kinh, không gây lệ thuộc.

Ngủ ngáy không chỉ gây những khó chịu cho bản thân trẻ mà còn phần nào ảnh hưởng tới giấc ngủ của những thành viên khác trong gia đình. Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về trẻ con 4 tuổi ngủ ngáy xịt thuốc gì, đặc biệt là những điều cần lưu ý khi trị chứng ngủ ngáy cho trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9