Gửi Câu Hỏi

Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì? Các nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì? Nhiều ba mẹ đang rất lo lắng liệu con quấy khóc có phải do chế độ ăn hay không. Hiện tượng quấy khóc vào ban đêm thường xảy ra ở trẻ nhỏ và không phải phụ huynh nào cũng biết xử lý tình trạng này. Nhiều người mới làm cha mẹ không khỏi lúng túng khi chăm sóc con những lúc như vậy. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.

1/ Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì?

Trẻ hay khóc đêm là hiện tượng mà ba mẹ nào cũng gặp phải trong quá trình nuôi con. Một số nhóm vi chất đóng vai trò quan trọng giúp bé ngủ ngon và không trằn trọc.

Vì vậy, nếu thiếu những nhóm vi chất đó, trẻ thường có biểu hiện mệt mỏi, biếng ăn hay suy dinh dưỡng dẫn đến quấy khóc nhiều vào ban đêm. Để biết trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì, hãy tham khảo những thông tin ngay sau đây.

trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì

Thiếu canxi

Canxi đóng vai trò quan trọng để tạo nên xương và răng. Đây là thành phần thiết yếu trong giai đoạn phát triển của trẻ. Nếu thiếu canxi, hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng khiến vỏ não liên tục trong tình trạng "hưng phấn". Do đó, trẻ hay giật mình và quấy khóc nửa đêm.

Thiếu kẽm

Thiếu kẽm cũng khiến cho trẻ ngủ không ngon giấc, quấy khóc thất thường. Kẽm có tác động đến thần kinh trung ương và có khả năng điều hòa giấc ngủ tốt.

Thiếu sắt

Sắt rất cần thiết cho sự sống, cung cấp nhiều chức năng khác nhau như vận chuyển oxy tới các tế bào dưới dạng Hemoglobin. Nếu trẻ hay khóc đêm, cũng có thể đang thiếu chất sắt vì mệt mỏi và ít hoạt động.

Thiếu Magie

Magie tham gia vào chuyển hóa đối với hệ tim mạch, thần kinh. Vi chất này gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe làm rối loạn nhịp tim hay táo bón. Trẻ thiếu magie cũng sẽ có biểu hiện mệt mỏi và quấy khóc nhiều đêm.

trẻ khóc đêm thiếu chất gì

Thiếu Vitamin B12

Vitamin B12 cũng là nhóm dinh dưỡng cần thiết đối với sự phát triển của hệ thần kinh. Khi thiếu vitamin B12, trẻ khóc đêm và ngủ không ngon cũng là tình trạng dễ gặp.

Thiếu Vitamin D

Vitamin D là thành phần rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Không chỉ giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi, phốt pho tại đường tiêu hóa, vitamin D còn giúp trẻ phát triển xương và ổn định giấc ngủ. Vì lý do này, trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì cũng có thể do vitamin thiếu hụt trong cơ thể, dẫn đến giật mình và trăn trở.

2/ Nguyên nhân khiến trẻ hay khóc đêm

Ngoài việc thiếu chất dinh dưỡng, một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến bé khóc đêm thường xuyên. Về cơ bản, ba mẹ đôi khi rất khó xác định được chính xác nguyên do. Tuy nhiên, dưới đây là những lý do phổ biến nhất.

Do đói bụng

Hầu hết trẻ hay khóc đêm là do đang đói. Trong những tháng tuổi đầu tiên, trẻ thường thức giấc 2 lần mỗi đêm đòi bú. Đối với trẻ sơ sinh, vì dạ dày nhỏ nên con cần ăn sau mỗi vài giờ đồng hồ. Vì vậy, nếu ngủ trong tình trạng đói bụng, con sẽ quấy khóc đòi ăn.

Do chưa hình thành chu kỳ ngủ

Trẻ nhỏ chưa có chu kỳ ngủ ổn định như chúng ta. Các chuyên gia chỉ ra rằng em bé sẽ không ngủ một mạch tới sáng cho đến khi được 6 tháng tuổi. Quấy khóc chính là cách mà con báo hiệu tới cha mẹ, và đây là hiện tượng sinh lý bình thường.

do bé chưa hình thành chu kỳ ngủ

Tiêu hóa không tốt

Một số loại đồ ăn có thể khiến con khó tiêu và dị ứng. Do vậy, con bị khó chịu và dẫn đến quấy khóc ban đêm. Ở một số trường hợp khác, có thể con đang được cho uống thuốc trị tiêu hóa nên không ăn ngon và dễ đầy hơi. Hãy để ý bụng con xem có phình to không, xem xét việc đưa con đến gặp bác sĩ nếu thấy có dấu hiệu bất ổn.

Do tiểu dầm

Khi tiểu dầm, con sẽ cọ quậy khó chịu và quấy khóc. Ba mẹ nên chú ý không cho con uống quá nhiều nước hoặc cho con đi tè sau khoảng 1-2 tiếng. Khi thấy con tiểu dầm, cố gắng thay tã ngay để con hết quấy khóc.

Do mắc bệnh

Trẻ gặp một số vấn về bệnh lý như nghẹt mũi, khó thở, sốt hay ho... cũng dễ quấy khóc khi ngủ vào ban đêm. Những triệu chứng này khiến con cảm thấy khó chịu và không thể tiếp tục giấc ngủ ngon của mình.

Do tiếng ồn và không gian phòng

Không gian phòng rất quan trọng góp phần giúp bé ngủ ngon. Nếu nhiệt độ phòng quá nóng hoặc lạnh hay tiếng ồn bên ngoài quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé. Kết quả là trẻ hay quấy khóc cùng với biểu hiện giật mình, khó chịu.

Hoạt động quá mức vào ban ngày

Chơi đùa vào ban ngày quá nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ hay khóc đêm. Lý giải cho điều này, trẻ có khả năng ức chế kém, và hệ thần kinh chưa hoàn thiện. Do vậy, nếu trẻ hoạt động nhiều vào ban ngày, não bộ sẽ còn ở trạng thái hưng phấn khiến con dễ sợ hãi và giật mình quấy khóc.

Trẻ mọc răng

Trong thời gian mọc răng, trẻ cũng khó chịu hơn thường ngày. Khi ngủ, con hay cáu kỉnh và bồn chồn. Đây là lý do khiến con hay quấy khóc ban đêm. Để biết con có đang mọc răng không, ba mẹ hãy để ý gò má, nướu hoặc cằm xem có sưng đỏ hay con có sốt nhẹ không.

Ngoài những lý do phổ cập trên, cách mẹ ru con ngủ cũng là một lý do dễ khiến trẻ hay khóc đêm. Cụ thể, nếu mẹ thường bế ru con ngủ sẽ vô tình tạo nên thói quen phụ thuộc cho trẻ. Điều này nghĩa rằng nếu rời xa vòng tay mẹ, con sẽ dễ quấy khóc hơn.

3/ Trẻ hay khóc đêm phải làm sao

Trẻ hay khóc đêm sẽ khiến ba mẹ "ăn không ngon, ngủ không yên". Không những lo lắng cho sức khỏe của con, phụ huynh cũng sẽ rất vất vả khi hàng đêm phải chăm sóc trẻ. Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, các mẹ nên thực hiện những giải pháp phù hợp giúp bé ngủ ngon và ít quấy khóc hơn.

Dạy trẻ phân biệt ngày và đêm

Cha mẹ hãy tập cho trẻ quên đi việc "ngủ ngày - thức đêm". Vào ban ngày, mẹ nên mở cửa sổ hé ánh sáng để báo thức cho con đã đến giờ thức dậy. Ngược lại, vào ban đêm, mẹ nên tắt đèn và để bé biết đến giờ cần đi ngủ. Linh hoạt điều chỉnh ánh sáng trong phòng chính là một cách để giúp con phân biệt ngày và đêm.

Cho bé chơi đùa ít hơn vào ban ngày

Vận động quá mức vào ban ngày sẽ khiến con hay bị giật mình quấy khóc vào ban đêm. Do vậy, tốt nhất là mẹ không được để bé đùa nghịch nhiều khi thức.

Tạo không gian ngủ lý tưởng

Hãy đảm bảo không gian phòng ngủ yên tĩnh và nhiệt độ phòng hợp lý. Đây là yếu tố giúp con hạn chế tối đa tình trạng quấy khóc khi đang ngủ. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý vị trí ngủ của con vì đôi khi bé không quen nếu thay đổi chỗ nằm, và hay bị khó chịu dẫn đến trằn trọc, khó ngủ.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng chỉ ra một số mẹo vặt dưới đây sẽ giúp mẹ chăm sóc tốt hơn cho trẻ hay khóc đêm.

+ Không cho trẻ ăn quá no và cũng không để trẻ bị đói trước khi đi ngủ

+ Thường xuyên thay tã cho trẻ, và chú ý cho trẻ đi tiểu để tránh tiểu dầm

+ Bảo đảm giường và ga sạch sẽ thơm tho, tránh gây kích ứng cho trẻ

+ Rèn luyện cho con một lối sống lành mạnh, chế độ ăn đủ chất

+ Không để con ngủ quá nhiều vào ban ngày, để tránh con thức đêm nhiều hơn

+ Khi bé ngủ, chú ý không làm ồn và có những hoạt động vui đùa quá mức làm con dễ giật mình

Nhìn chung, không dễ để kết luận trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì nhưng ba mẹ có thể hoàn toàn xây dựng một chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng cho con. Hãy áp dụng một số giải pháp phù hợp để giúp bé ngủ ngon giấc hơn, qua đó, hạn chế hiện tượng quấy khóc ban đêm ở trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9