Gửi Câu Hỏi

Trẻ hay lắc đầu gãi tai khi ngủ thường do nguyên nhân gì?

Tuy chưa thể giao tiếp trọn vẹn bằng lời nói nhưng ba mẹ có thể hiểu con hơn qua việc bé ăn, bú, ngủ... Trẻ hay lắc đầu gãi tai khi ngủ cũng là một trong những dấu hiệu như thế.

1/ Trẻ hay lắc đầu gãi tai khi ngủ do nguyên nhân gì?

trẻ hay lắc đầu gãi tai khi ngủ

Ít nhiều các ba mẹ đều có thể thấy trẻ hay lắc đầu gãi tai khi ngủ. May mắn khi chúng phần lớn đến từ các nguyên nhân có thể dễ dàng khắc phục được như:

  • Nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh
  • Giường ngủ của trẻ không thoải mái
  • Tã của trẻ bị bẩn
  • Trẻ bị nổi mụn trên đầu hay quanh tai

Hay thậm chí, một số trẻ có hành vi này một cách nhịp nhàng để xoa dịu và tự ru ngủ, để dễ ngủ hơn.

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp trẻ hay lắc đầu gãi tai khi ngủ là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn, như:

  • Nhiễm trùng tai, viêm tai giữa: Vì trẻ chưa có đủ khả năng ngôn ngữ để giải thích cho ba mẹ hiểu bé đang cảm thấy thế nào nên nhiễm trùng tai phát hiện tương đối khó khăn. Nhưng nhiễm trùng tai khá phổ biến ở trẻ, đặc biệt sau khi bé bị cảm lạnh, cảm cúm. Trẻ thường sốt, thờ ơ, biếng ăn, khó ngủ kèm theo. Trẻ có thể khó nghe nhưng sẽ bình thường trở lại sau khi bé hết nhiễm trùng và tai không còn chất lỏng
  • Hội chứng tự kỷ: nếu trẻ lắc đầu thường xuyên và kéo dài, cả khi ngủ lẫn khi thức và kèm theo các dấu hiệu dưới đây thì ba mẹ nên đưa bé đi khám để loại trừ nguyên nhân này, như trẻ không phản ứng với tiếng gọi, giọng nói của ba mẹ, không cười, không giao tiếp, có ánh mắt khác thường, lặp lại các hành vi và chuyển động một cách ám ảnh...
  • ...

2/ Khi trẻ lắc đầu gãi tai khi ngủ nên làm gì?

trẻ hay lắc đầu gãi tai khi ngủ

Phần lớn trẻ hay lắc đầu gãi tai khi ngủ là hiện tượng bình thường của trẻ để thể hiện sự khó chịu do cơ thể không thoải mái (do môi trường ngủ, do bệnh lý viêm tai giữa). Do đó mẹ hãy chú ý thiết lập không gian ngủ tốt cho bé:

  • Chuẩn bị giường, nệm ngủ thoải mái
  • Cho bé mặc đồ thoáng mát
  • Không gian yên tĩnh, ít ánh sáng
  • Sử dụng các sản phẩm tắm gội lành tính, an toàn, không gây kích ứng da

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng hạn chế hành động lắc đầu, gãi tai trước mặt trẻ để tránh việc trẻ bắt chước và lặp lại hành vi này lúc ngủ. Ba mẹ nên dành thời gian vui chơi cùng bé để giúp con vui vẻ, giảm căng thẳng, giải phóng bớt năng lượng dư thừa.

Và điều quan trọng là mẹ cần quan sát các dấu hiệu kèm theo của con, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây thì mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để được kiểm tra làm rõ:

  • Các triệu chứng của nhiễm trùng hoặc chấn thương: Sốt, vết trầy xước, bầm tím, phát ban...
  • Bằng chứng của một cú ngã khiến đầu của bé bị tổn thương
  • Tình trạng lắc đầu, gãi tai diễn ra trong ngày và trở nên rõ rệt hơn khi bé căng thẳng hoặc kích động
  • Trẻ có hành vi đập đầu vào cũi hoặc tường
  • Ba mẹ gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng mắt với trẻ
  • Trẻ uể oải, khó thức dậy
  • Chân và cơ cứng lại, không kiểm soát được chuyển động, lắc lư, bồn chồn, khó thở

Nếu trẻ ngủ ít, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay trằn trọc... thì mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho con.

trẻ hay lắc đầu gãi tai khi ngủ

Các nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy, melatonin mang lại hiệu quả cải thiện chất lượng giấc ngủ nhanh ngay từ những ngày đầu sử dụng, cơ thể dễ ngủ, ngủ ngon sâu giấc mà sáng dậy tỉnh táo. Melaotnin hoạt động theo cơ chế sinh lý của cơ thể, an toàn, không ảnh hưởng đến hệ thần kinh, không gây lệ thuộc.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về những nguyên nhân khiến trẻ hay lắc đầu gãi tai khi ngủ và biết cách xử trí phù hợp. Tuy đây là hiện tượng phổ biến và thường không nghiêm trọng, nhưng ba mẹ vẫn nên dành thời gian theo dõi sức khoẻ của con để phát hiện kịp thời các bất thường xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9