Gửi Câu Hỏi

Trẻ hay thức giấc lúc 3 giờ sáng do nguyên nhân gì? Các cách xử lý

Trẻ hay thức giấc lúc 3 giờ sáng và có thể kèm theo quấy khóc, ham chơi và không chịu ngủ lại. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ của ba mẹ. Vậy nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì chúng có ảnh hưởng gì đáng lo ngại tới sức khỏe của trẻ không? Và cha mẹ nên làm gì để trẻ ngủ trở lại?

1/ Tại sao trẻ hay thức giấc lúc 3 giờ sáng?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ hay thức giấc lúc 3 giờ sáng, trong đó có nhiều lý do mà bạn có thể kiểm soát được để cải thiện giấc ngủ cho bé, nhưng cũng có nguyên nhân thuộc sinh lý tự nhiên của trẻ mà chúng ta khó thay đổi được.

Do quá trình tiết melatonin và cortison của cơ thể

Cortisol sẽ bắt đầu được cơ thể tiết ra trước khi thức dậy 3 tiếng còn melatonin sẽ từ từ giảm tiết trong đêm. Chính vì thế, khi cơ thể lập trình sẵn thời gian thức dậy là 6 giờ sáng thì trẻ hay thức giấc lúc 3 giờ sáng hơn. Lúc này, trẻ sẽ ở trạng thái hơi tỉnh táo nên chỉ cần một chút kích thích là con có thể tỉnh giấc và khó ngủ trở lại.

Melatonin va cortisol là 2 hormon được cơ thể của trẻ tiết ra tự nhiên:

  • Melatonin: là hormon được tiết ra bởi tuyến tùng để điều chỉnh nhịp sinh học ngày - đêm của cơ thể. Nó được tăng tiết vào ban đêm và giảm tiết vào ban ngày. Khi lưu thông trong máu, melatonin như chiếc loa thông báo đã đến giờ đi ngủ tới các cơ quan trong cơ thể. Cơ thể chúng ta không phải sử dụng đồng hồ hữu hình bên ngoài để biết giờ đi ngủ mà chính nhờ sự tiết đều đặn theo chu kỳ của hormon melatoonin này.
  • Cortisol: là hormon được tiết ra bởi tuyến thượng thận để kích thích năng lượng đối phó trước các khủng hoảng trong cuộc sống. Cụ thể, nó kiểm soát tâm trạng, động lực sống và nỗi sợ hãi của con người. Ngoài ra, Cortisol còn có vai trò trong kiểm soát chu kỳ thức ngủ, giảm phản ứng viêm, điều chỉnh huyết áp…

trẻ hay thức giấc lúc 3 giờ sáng

Do không gian ngủ

3 giờ sáng vốn là thời điểm mà trẻ dễ tỉnh giấc nên bất kỳ sự không thoải mái nào cũng có thể khiến bé thức dậy, như:

  • Nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh.
  • Tiếng ồn.
  • Ánh sáng.
  • Trẻ mọc răng.
  • Trẻ mắc bệnh đường hô hấp: nghẹt mũi, đau họng, sốt, nhiễm trùng tai…
  • Trẻ sợ hãi: bóng tối, ngủ một mình…
  • Trẻ trải qua một sự thay đổi lớn: tập ngồi bô, mới biết đi, cai sữa, chuyển sang giường mới, nơi ở mới, người giữ trẻ mới… Điều này có thể khiến trẻ lo lắng vào ban ngày và chuyển sang bồn chồn, ngủ không được sâu giấc, trẻ hay thức giấc vào ban đêm. Trẻ sẽ trở lại giấc ngủ bình thường khi đã quen với môi trường mới hoặc thành thạo được kỹ năng mới.

Ngoài ra, nếu trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày thì có thể thức dậy nhiều hơn về đêm.

2/ Ngăn ngừa tình trạng thức giấc 3 giờ sáng ở trẻ thế nào?

Để ngăn ngừa trẻ hay thức giấc lúc 3 giờ sáng, cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ một không giản ngủ và thói quen ngủ tốt:

  • Điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong phòng ngủ phù hợp.
  • Đảm bảo không gian ngủ yên tĩnh, thoáng mát, ít ánh sáng.
  • Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ thiết bị điện tử nào 1 - 2h trước khi đi ngủ. Vì ánh sáng xanh từ các thiết bị này sẽ ức chế quá trình tiết melatonin tự nhiên, kích hoạt sản xuất cortisol, khiến trẻ khó ngủ và dễ căng thẳng khi ngủ.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoải mái trước khi đi ngủ.
  • Giải quyết tốt các bệnh liên quan ở trẻ, như nếu trẻ nghẹt mũi, sổ mũi thì bạn hãy nhỏ mũi cho bé với nước muối sinh lý hay muối ưu trương để loại bỏ dịch nhầy, thông thoáng đường thở cho con.
  • Cho trẻ ngủ giấc ngắn ban ngày vừa đủ và không nên ngủ quá muộn về chiều tối.
  • Cho trẻ hoạt động nhiều hơn vào ban ngày trước ánh sáng mặt trời tự nhiên để trẻ phân biệt được sự khác biệt giữa ngày - đêm.
  • Tạo lịch trình ngủ nhất quán và độc lập: Nên đặt trẻ lên giường đi ngủ vào các khung giờ cố định trong ngày và ngay khi trẻ còn thức để con ý thức được giờ ngủ và nơi ngủ. Không nên bế ru trẻ ngủ. Điều này sẽ giúp bé không cảm thấy hoảng sợ, bình tĩnh để đánh giá tình hình khi thức dậy về đêm rằng mình đang ở đâu, trời vẫn còn tối và nhanh chóng tự ngủ lại được.

3/ Khi trẻ thức giấc vào 3 giờ sáng cần làm gì cho con ngủ nhanh

Để con nhanh ngủ lại khi có hiện tượng trẻ hay thức giấc lúc 3 giờ sáng, thức giấc giữa đêm, bạn có thể áp dụng các cách:

  • Đảm bảo không gian ngủ vẫn luôn thoải mái: yên tĩnh, ít ánh sáng, nhiệt độ phòng phù hợp.
  • Không vội vàng dỗ dành để trẻ ngủ lại mà hãy từ từ quan sát, đợi vài phút xem bé có thể tự ngủ lại không.
  • Nếu trẻ khóc, hãy kiểm tra xem trẻ có đang bị ốm hoặc đầy bỉm hay không để nhẹ nhàng thay cho bé.
  • Sử dụng tiếng ôn trắng: tiếng mưa, tiếng quạt…
  • Cho trẻ cảm thấy an toàn: băng cách vỗ nhẹ nhàng vào lưng trẻ và thì thầm "suỵt…", “không sao đâu”. Không nên bế trẻ lên ngay hay nói chuyện nhiều với trẻ.
  • Khi bé đã bình tĩnh trở lại, bạn nên rời khỏi phòng. Nếu trẻ khóc thì bạn nên đợi vài phút trước khi quay lại.
  • Hãy kiên định và duy trì nhất quán các thói quen kể trên để trẻ hình thành được thói quen tự ngủ lại tốt.

trẻ hay thức giấc lúc 3 giờ sáng

Nhìn chung, trẻ hay thức giấc vào 3h sáng phần lớn không có gì đáng lo ngại nên ba mẹ không nên lo lắng quá. Nếu bé hay thức giấc nửa đêm và khó ngủ lại, ảnh hưởng đến nhịp sống ban ngày như: ngủ gật, mệt mỏi, dễ cáu gắt… thì cha mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho trẻ.

Các nghiên cứu cho thấy bổ sung melatonin trong thời gian ngắn là an toàn và hiệu quả cải thiện giấc ngủ cho trẻ rất tốt. Dùng melatonin trước giờ đi ngủ khoảng 30 - 45 phút sẽ giúp trẻ dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Nhờ hoạt động theo cơ chế tiết melatonin tự nhiên của cơ thể mà hiệu quả có thể thấy nhanh ngay từ những ngày đầu sử dụng. Tuy nhiên, với trẻ rối loạn giấc ngủ lâu ngày thì bạn nên dùng liên tục 21 - 30 ngày để trẻ rèn luyện được thói quen ngủ tốt.

trẻ hay thức giấc lúc 3 giờ sáng

Bên cạnh đó, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như: co giật, sợ hãi hoặc bất an suốt đêm hoặc thậm chí cả ngày. Đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý cần điều trị.

Hy vọng qua những thông tin trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về tinh trạng trẻ hay thức giấc lúc 3 giờ sáng và biết cách xử trí phù hợp. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào về giấc ngủ của bé, bạn hãy để lại câu hỏi cho Bé ngủ ngon nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9