Gửi Câu Hỏi

Trẻ mấy tháng hết gắt ngủ? Các nguyên nhân và 8 cách xử lý

Trẻ mấy tháng hết gắt ngủ là điều mà nhiều phụ huynh băn khoăn. Tình trạng bé gắt ngủ dữ dội mỗi đêm khiến không ít bà mẹ vất vả để chăm con.

Huyết áp của bạn có thể tăng lên khi nghĩ đến một đứa trẻ đang khóc. Trẻ quấy khóc, gắt gỏng liên tục khiến những người mới làm cha mẹ cảm thấy căng thẳng.

Việc xoa dịu và làm bé hết gắt ngủ có thể được ví như điệu nhảy phức tạp bạn khó lòng thành thạo được. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì điều đó là bình thường. Bài viết dưới đây cung cấp rất nhiều gợi ý sẽ giúp trẻ hết gắt ngủ và có thể ngủ ngon giấc hơn.

1/ Trẻ mấy tháng hết gắt ngủ đến khi nào

Đến giai đoạn nào trẻ mấy tháng hết gắt ngủ để ba mẹ không còn phải lo lắng hàng đêm nữa? Theo một nghiên cứu từ ĐH Tohoku, có đến hơn 50% trẻ thường xuyên quấy khóc và khó ngủ.

Theo ý kiến từ các chuyên gia, trẻ gắt ngủ dữ dội vào 3 tháng đầu đời. Tình trạng bé gắt ngủ cũng diễn ra khi bé gần được 1 tuổi và giảm dần qua thời gian.

Rất khó để đưa ra một con số cho câu hỏi trẻ mấy tháng hết gắt ngủ vì còn phụ thuộc vào nhiều nguyên do. Hơn nữa, mỗi trẻ đều sống trong một môi trường chăm sóc khác nhau và có tính cách khác nhau nên độ gắt ngủ và thời gian hết gắt ngủ cũng không thể giống nhau.

Ở một mặt khác, theo tờ Healthline, mặc dù không thể khẳng định trẻ sẽ không quấy khóc khi càng lớn lên, nhưng thường thì giai đoạn gắt ngủ sẽ kết thúc khi con được 3-4 tháng tuổi.

trẻ mấy tháng hết gắt ngủ

2/ Biểu hiện trẻ gắt ngủ khóc dữ dội

Thông thường, trẻ gắt ngủ khóc dữ dội sẽ có biểu hiện la hét, quấy khóc. Trước đó, con có thể động tác ưỡn lưng, nắm chặt tay và người cứng đơ.

Tuy nhiên, để đi đến đỉnh điểm "gắt ngủ" trên, con sẽ một số tín hiệu khác:

+ Biểu hiện con đã mệt: Lông mày ửng đỏ, mắt xệch, quay đầu khỏi ánh sáng, nhìn vào 1 điểm

+ Biểu hiện con cần đi ngủ ngay: Ngáp sai quai hàm, dụi mắt, giật tai, gắt gỏng

+ Con bị quá giấc: nắm tay chặt, quấy khóc.

3/ Tại sao trẻ gắt ngủ

Trẻ gắt ngủ là hiện tượng thường gặp, có thể do nhiều nguyên nhân ở độ tuổi khác nhau.

tại sao trẻ gắt ngủ

+ Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường ngủ không sâu giấc và có giấc ngủ ngắn ở những tháng đầu đời. Do vậy, rất dễ gặp tình trạng bé gắt ngủ. Ngoài ra, nhóm trẻ này có hệ thần kinh chưa hoàn thiện nên dễ quấy khóc và gắt ngủ.

+ Trẻ nhỏ đang bú sữa mẹ cũng có thể hay gắt ngủ nếu đói bụng.

+ Bé mắc bệnh và cơ thể cảm thấy khó chịu cũng khiến con khó ngủ, cần bố mẹ vỗ về.

Để biết trẻ mấy tháng hết gắt ngủ, ba mẹ cũng cần nắm bắt rõ các nguyên nhân chính khiến trẻ gắt ngủ sau đây.

Do thần kinh bị kích thích

Hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện khiến con dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài. Điều này nghĩa rằng bé sẽ nhạy cảm ngay cả với tiếng động nhẹ và sẽ giật mình, quấy khóc khi ngủ.

Do quá buồn ngủ

Khi quá buồn ngủ, trẻ có thể cảm thấy khó chịu, dẫn đến biểu hiện la hét. Đặc biệt, nếu bé không kịp đi ngủ đúng giấc, trẻ gắt ngủ là hiện tượng dễ xảy ra.

Không gian phòng ngủ không tốt

Đèn quá sáng, nhiệt độ phòng quá lạnh/ nóng hay tiếng ồn ào đều có thể khiến trẻ gắt ngủ dữ dội.

không gian phòng ngủ ko tốt

Ngủ không cố định giờ giấc

Ngủ không đúng giờ cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng gắt ngủ ở trẻ. Điều này đòi hỏi ba mẹ nên chú ý giờ đi ngủ của con để cho bé ngủ sớm đúng như lịch trình.

Do ba mẹ ru ngủ

Ba mẹ bế con và rung lắc để ru bé sẽ khiến con dễ làm nũng và phụ thuộc. Khi rời xa vòng tay mẹ, con sẽ không quen và dễ gắt ngủ, khó chịu.

Ngoài những lý do cơ bản trên, trẻ gắt ngủ nhiều khả năng do thiếu ngủ hoặc khó chịu trong cơ thể. Nếu thấy con quấy khóc nhiều, hãy tìm ra nguyên nhân và đưa bé đi gặp bác sĩ để được chuẩn đoán tình trạng.

4/ Khi trẻ em gắt ngủ phải làm sao?

Tình trạng trẻ gắt ngủ thường xuyên kéo dài khiến nhiều ba mẹ không khỏi lo lắng. Một giấc ngủ ngon là rất quan trọng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của con. Do vậy, phụ huynh không nên chờ trẻ mấy tháng hết gắt ngủ mà hãy chủ động áp dụng một số mẹo để giúp con không bị gắt ngủ. Hãy tham khảo một số phương pháp dưới đây.

Cách 1: Cho bé ăn no trước khi ngủ

Trẻ gắt ngủ dữ dội có thể do con đang bị đói. Vì lý do này, các mẹ nên chủ động cho bé ăn no bụng trước khi đi ngủ. Sau đó, hãy đặt bé xuống giường và nhẹ nhàng xoa lưng để con nhanh chóng đi vào giấc ngủ. Lưu ý rằng mẹ không nên bế con trên tay và ru ngủ vì như vậy, con sẽ dễ gắt ngủ hơn khi rời xa vòng tay mẹ.

trẻ em gắt ngủ phải làm sao

Cách 2: Tạo thói quen ngủ đúng giờ giấc

Trong khoảng 2 tháng đầu đời của trẻ, cha mẹ có thể để bé ngủ theo thời gian mà con muốn. Tuy nhiên, sau thời gian đó, mẹ nên thay đổi và giãn khoảng thời gian giữa giấc ngủ và việc bú nhằm giúp giấc ngủ của trẻ kéo dài hơn.

Cách 3: Chú ý biểu hiện buồn ngủ của bé

Khi trẻ có dấu hiệu lờ đờ, ngáp và buồn ngủ, cha mẹ hãy cho con ăn no ngay. Lý giải cho điều này, trẻ bị đói trong lúc ngủ hoặc quá giấc ngủ, con sẽ mệt mỏi, quấy khóc và thường có biểu hiện gắt ngủ.

Cách 4: Không rung lắc để ru con ngủ

Đu đưa và rung lắc để ru con là những động tác ba mẹ không nên làm. Theo các chuyên gia, bé sẽ ngủ không sâu và lâu dần sẽ phụ thuộc vào sự âu yếm và vỗ về của mẹ mới có thể ngủ được. Do đó, tốt nhất là ba mẹ nên đặt bé trên giường êm ái và để con ngủ tự nhiên.

Cách 5: Không cho con bú lúc ngủ say

Nhiều mẹ bỉm sữa cứ 30 phút - 1 tiếng sẽ cho con bú 1 lần. Tuy nhiên, đây là cách áp dụng máy móc không hợp lý, sẽ khiến giấc ngủ của con bị ảnh hưởng và bé gắt ngủ dữ dội là điều có thể xảy ra.

không cho con bú lúc ngủ say

Cách 6: Đảm bảo không gian ngủ yên tĩnh, thoải mái

Không gian ngủ yên tĩnh cũng là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng giúp con ngủ ngon giấc và ít bị gắt ngủ. Vì vậy, ba mẹ nên để con ngủ trong căn phòng thoải mái và không có tiếng ồn. Sự ồn ào có thể đánh thức con và khiến trẻ khó chịu hơn bình thường.

Cách 7: Để trẻ ngủ ở vị trí quen thuộc

Việc thay đổi chỗ ngủ thường xuyên có thể khiến trẻ hay bị gắt ngủ. Trẻ còn nhỏ nhưng vẫn cảm nhận được mọi thứ xung quanh. Do vậy nếu con nằm không đúng chỗ của mình, trẻ sẽ cọ quậy vì thấy không quen. Để hạn chế gắt ngủ vì nguyên nhân này, hãy cho trẻ ngủ cố định một vị trí.

Cách 8: Bổ sung thực phẩm giúp trẻ ngủ ngon

Một số loại thực phẩm có thể giúp ngủ ngon và xoa dịu giấc ngủ cho bé rất tốt. Để trẻ hết gắt ngủ, các mẹ nên sử dụng những loại đồ ăn chế biến từ lá chùm ngây hay lá Đinh Lăng... hoặc một số bài thuốc tây y được các chuyên gia chia sẻ.

Nhìn chung, trẻ mấy tháng hết gắt ngủ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, khả năng thích nghi, cách chăm sóc con của ba mẹ. Hiểu được nguyên nhân tiềm ẩn khiến con gắt ngủ và quấy khóc sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp thích hợp nhất.

Phụ huynh không cần quá lo lắng vì hiện tượng này vẫn thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ. Hãy cố gắng áp dụng những mẹo gợi ý trên để phần nào hạn chế tình trạng gắt ngủ và quấy khóc ở trẻ. Luôn nhớ rằng một ngày nào đó con sẽ không gắt ngủ nữa. Chúc bạn thành công trong việc giúp bé có giấc ngủ ngon hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9