Gửi Câu Hỏi

Trẻ ngủ chập chờn không sâu giấc do nguyên nhân nào? Cần làm gì

Trẻ ngủ chập chờn không sâu giấc nếu kéo dài và không được khắc phục có thể ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và não bộ của trẻ. Trong một số trường hợp, đây còn có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ gặp tình trạng này?

1/ Tình trạng trẻ ngủ chập chờn không sâu giấc

Những giấc ngủ ngon rất quan trọng với trẻ và cần thiết như thức ăn, nước uống. Ngủ là lúc hệ thần kinh của bé sắp xếp và xử lý các thông tin học được trong ngày, cơ thể tăng sản xuất các hormon cần thiết cho quá trình chuyển hóa và tăng trưởng.

Tuy nhiên, có không ít trẻ ngủ chập chờn không sâu giấc với biểu hiện điển hình là hay giật mình thức giấc về đêm, gắt ngủ, quấy khóc… Về lâu dài, nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ mà cả sức khỏe của cha mẹ, người thân xung quanh cũng bị tác động.

trẻ ngủ chập chờn không sâu giấc

2/ Nguyên nhân trẻ ngủ chập chờn không sâu giấc

Nguyên nhân sinh lý

Cũng như người lớn, giấc ngủ của trẻ được chia thành 2 pha:

  • Pha REM (rapid eye movement - chuyển động mắt nhanh): mặc dù vẫn ngủ nhưng não bộ lại ở trạng thái tăng hoạt động, thở nhanh và nhịp tim nhanh, dễ thức giấc khi có tác động từ bên ngoài.
  • Pha Non-REM (non rapid eye movement - không chuyển động mắt nhanh) được chia thành 4 giai đoạn: buồn ngủ - ngủ lơ mơ - ngủ sâu - ngủ rất sâu. Pha REM sẽ xen kẽ giữa các giai đoạn của Pha Non-REM.

Ở người lớn, giấc ngủ REM chỉ chiếm khoảng 25%. Trong khi ở trẻ em tỷ lệ này lên tới 50%. Đó cũng là nguyên nhân khiến trẻ ngủ chập chờn không sâu giấc, dễ giật mình tỉnh giấc khi có các tác động từ bên ngoài.

Bên cạnh đó, một loạt các thay đổi trên hành trình phát triển cũng ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ của trẻ như: ốm sốt khi mọc răng, đường tiêu hóa chưa thích nghi kịp khi bước vào giai đoạn ăn dặm nên trẻ khó chịu… hay trẻ ăn quá đói hoặc quá no, trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày…

Nguyên nhân bệnh lý

  • Thiếu dinh dưỡng: Canxi, magie, kẽm, sắt… Như trẻ thiếu sắt sẽ mắc phải hội chứng chân không yên, trong giai đoạn đầu của giấc ngủ trẻ hay bị giật chân, có tính chu kỳ và trẻ không ý thức được, trẻ thường xuyên thay đổi vị trí trên giường. Hội chứng này khiến trẻ mệt mỏi, hay ngủ vào ban ngày và trẻ ngủ không sâu giấc về đêm.
  • Trẻ bị các bệnh đường hô hấp (cảm cúm, dị ứng, hen suyễn, viêm phổi…) nên khó thở, mệt mỏi. Trẻ phải cố gắng thở nên đêm ngủ chập chờn không sâu giấc.
  • Trẻ mắc các bệnh lý ảnh hưởng tới giấc ngủ khác như: trào ngược dạ dày, viêm tai giữa, các bệnh lý thần kinh (tự kỷ, tăng động giảm chú ý…). Điển hình như có đến 50-80% trẻ tự kỷ khó ngủ. Nghiên cứu cho thấy ở trẻ tự kỷ, trẻ tăng động giảm chú ý có sự rối loạn trong việc tiết melatonin - hormon điều chỉnh nhịp sinh học ngày đêm của cơ thể.
  • Trẻ hay bị mộng du.
  • Trẻ gặp ác mộng, khiến bé sợ hãi, kích động, ngủ không ngon hay giật mình tỉnh giấc.
  • Trẻ béo phì: các cơ đường thở phì đại làm trẻ khó thở, trẻ hay thở bằng miệng, ra mồ hôi về đêm, tiểu dầm… Đặc biệt, trẻ béo phì rất dễ thiếu sắt, tỷ lệ trẻ béo phì thiếu sắt lên tới 20% và gấp 3 lần so với trẻ bình thường.
  • Trẻ mắc chứng ngưng thở khi ngủ: đây là tình trạng nguy hiểm vì trẻ có thể ngưng thở tới hơn 10s. Trẻ thường có các biểu hiện ngáy to, ngủ mở miệng và buồn ngủ quá mức vào ban ngày.

Nguyên nhân do sinh hoạt

  • Không gian ngủ có nhiều yếu tố khiến trẻ dễ tỉnh giấc: ánh sáng mạnh, tiếng ồn.
  • Trẻ tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử trước khi ngủ. Ánh sáng xanh từ các thiết bị này sẽ ức chế cơ thể trẻ tiết ra melatonin, dẫn tới việc trẻ khó ngủ, ngủ trằn trọc, dễ thức giấc về đêm.
  • Điều kiện vệ sinh nơi ngủ kém: ẩm ướt, có côn trùng… khiến bé ngứa ngáy khó chịu.
  • Trẻ ngủ ban ngày nhiều hay giấc ngủ ngày rơi vào chiều muộn, sát giờ ngủ tối của trẻ.
  • Trẻ phụ thuộc vào việc ru ngủ, bế bồng… nên khi không có sự hỗ trợ này thì không tự ngủ được.

Thiết bị điện tử gây hại cho giấc ngủ

3/ Khi bé ngủ chập chờn không sâu giấc cần làm gì

Khi trẻ ngủ chập chờn không sâu giấc, trước hết bạn cần tìm rõ nguyên nhân khó ngủ của trẻ để loại bỏ hay cải thiện chúng. VD như:

  • Thiết lập không gian ngủ thoái mái cho trẻ.
  • Rèn cho trẻ thói quen tự ngủ.
  • Tập cho trẻ phân biệt ngày đêm.
  • Không cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
  • Khi bé bị nghẹt mũi, nên rửa mũi cho bé với nước muối sinh lý 0,9% hoặc muối ưu trương 3%. Nếu con nghẹt nhiều nên ưu tiên dùng muối ưu trương 3% để hiệu quả làm loãng dịch nhầy, giảm viêm mũi tốt hơn.
  • Bổ sung cho bé đầy đủ các vi chất dinh dưỡng qua thực phẩm hay các loại thực phẩm bổ sung, đặc biệt là canxi, sắt, kẽm, magie.
  • Cần cho trẻ đi khám khi nghi ngờ các bệnh lý nghiêm trọng về thần kinh hay tiêu hóa.

trẻ ngủ chập chờn không sâu giấc

Với các trẻ bị rối loạn hệ thần kinh (tự kỷ, tăng động giảm chú ý...), hay các bé bị chập chờn khó ngủ, ngủ không sâu giấc thường xuyên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho trẻ để khắc phục tình trạng này, ngăn chặn sớm những tác động tiêu cực do thiếu ngủ gây ra. Melatonin là một hormon được tuyến tùng trong cơ thể tiết ra vào ban đêm để giúp trẻ dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Các nghiên cứu gần đây đều cho thấy, bổ sung melatonin là giải pháp an toàn và hiệu quả để thiết lập lại nhịp sinh học bình thường cho bé so với các loại thảo dược.

Trên đây là nguyên nhân cũng như các giải pháp gợi ý cho tình trạng trẻ ngủ chập chờn không sâu giấc. Hãy áp dụng chúng đều đặn từ ngay hôm nay để trẻ sớm có một giấc ngủ ngon, cơ thể phát triển khỏe mạnh nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9