Gửi Câu Hỏi

Trẻ ngủ li bì khó đánh thức do nguyên nhân nào? Cách xử trí

Trẻ ngủ li bì khó đánh thức là bé đang ngủ ngon, đang mệt mỏi hay lại là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý nào đó? Và mẹ nên làm thế nào để đánh thức bé dậy bú sữa?

1/ Nguyên nhân trẻ ngủ li bì khó đánh thức

trẻ ngủ li bì khó đánh thức

Nguyên nhân sinh lý

Khi trẻ ngủ li bì khó đánh thức, trước hết mẹ hãy kiểm tra lại xem bé có đang gặp một trong các nguyên nhân sinh lý nào sau đây. Các trường hợp này thường không nghiêm trọng và chỉ cần điều chỉnh lại giấc ngủ, sinh hoạt cho bé mà thôi mẹ nhé:

  • Trẻ đã thức quá nhiều vào ban ngày
  • Trẻ hoạt động quá mức cả ngày dài nên dễ bị mất sức và mệt mỏi, ngủ li bì
  • Không gian ngủ quá nóng, quá lạnh...
  • Trẻ vừa tiêm phòng xong: sau tiêm 24 - 48h, trẻ thường có xu hướng ngủ nhiều hơn bình thường, mệt mỏi, ngủ khó đánh thức, bỏ bữa

Nguyên nhân bệnh lý

Trẻ ngủ li bì khó đánh thức

Trong một số trường hợp, trẻ ngủ li bì khó đánh thức có thể là dấu hiệu của các bệnh lý, nhất là khi chúng xảy ra nhiều lần, lặp lại mà không liên quan đến các yếu tố khách quan bên ngoài:

  • Huyết áp thấp bẩm sinh, khiến trẻ dễ chóng mặt và buồn ngủ
  • Mất nước, thường xảy ra khi bé bị ốm sốt. Trẻ mệt mỏi, lờ đờ, ngủ li bì, da khô, chân tay lạnh toát, mắt trũng, tiểu ít...
  • Thiếu oxy, khiến trẻ ngủ nhiều hơn bình thường và khó đánh thức. Nếu lâu dài, nó còn có thể ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể, gây thiếu máu não, xuất huyết não... thậm chí là tử vong
  • Viêm màng não: sốt, đau đầu, cứng gáy, hôn mê sâu, ngủ li bì, thóp phồng, nôn, co giật... (trẻ < 5 tuổi). Và sốt có hoặc không kèm theo các triệu chứng trên với trẻ < 6 tháng. Thông thường, trong các ngày đầu tiên bé thường sốt, biếng ăn, buồn nôn, ho, chảy nước mũi... nghiêm trọng hơn là co giật, giảm vận động tay chân...
  • Nhiễm trùng (mắt, miệng, da, dạ dày, đường hô hấp...)

2/ Cách xử lý khi trẻ ngủ lì bì thế nào?

Làm gì khi bé ngủ li bì

Nếu trẻ ngủ li bì khó đánh thức và liên quan đến các nguyên nhân sinh lý, vẫn chơi ngoan, bú tốt, lên cân đều thì mẹ không cần lo lắng quá và hãy điều chỉnh lại giờ giấc sinh hoạt của con hợp lý hơn nhé.

Bên cạnh đó, mẹ có thể áp dụng một số mẹo để đánh thức bé như:

  • Cởi tã: để giúp vùng mông bé được thông thoáng và mát mẻ, tỉnh dậy dễ dàng hơn
  • Massage, lau mồ hôi cho bé, nhất là khi bé sốt bằng khăn ấm. Chọn cho bé quần áo ngủ thoải mái, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt
  • Di chuyển tay chân của trẻ, xoa má bé...
  • Nói chuyện, hát nhẹ nhàng cho bé nghe

Ngoài ra, nếu nghi ngờ việc bé ngủ li bì do các yếu tố bệnh lý, cha mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra và điều trị nhanh chóng. Các dấu hiệu mà mẹ nên để ý gồm:

  • Trẻ ngủ giấc dài trong ngày, đặc biệt sau 6 tháng
  • Tổng thời gian ngủ trong ngày nhiều hơn bình thường
  • Trẻ khó thở, hơi thở yếu khi ngủ
  • Mắt lờ đờ, dễ buồn ngủ, chậm chạp
  • Uể oải, kém vui tươi, không có năng lượng
  • Khó thức dậy, không bị kích thích bởi các yếu tố xung quanh như ánh sáng, âm thanh

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ ngủ li bì khó đánh thức, về nguyên nhân cũng như cách xử trí sao cho phù hợp. Nếu còn điều gì băn khoăn về giấc ngủ hay sức khoẻ của bé, mẹ hãy để lại câu hỏi trong phần bình luận nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9