Trẻ ngủ mở mắt là dấu hiệu cho thấy điều gì bất thường mà ba mẹ không biết? Hay đó đơn giản chỉ là hiện tượng tự nhiên không đáng lo ngại? Nhiều ba mẹ thích nhìn chằm chằm lúc con ngủ, và họ chắc chắn sẽ thấy lồng ngực bé nhỏ trồi lên và xẹp xuống của con. Thế nhưng, em bé đang ngủ lại có vẻ như đang nhìn lại bạn là sao? Một vài bà mẹ bắt đầu băn khoăn không biết có nên đánh thức bé không hay để con tiếp tục ngủ. Dưới đây là những giải đáp thắc mắc mà bạn có thể tham khảo.
1/ Tại sao trẻ ngủ mở mắt?
Thực tế, trẻ ngủ mở mắt không phải là hiện tượng hiếm gặp nên bạn không cần quá lo lắng. Một thuật ngữ y tế "chứng ngủ đêm" được định nghĩa cho tình trạng này. Đến hiện nay, các nghiên cứu vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác khiến con mở mắt trong khi ngủ. Tuy nhiên, một số lý do tiềm ẩn có thể hiểu như sau:
Do di truyền
Nếu ba hoặc mẹ thường ngủ nhưng vẫn mở mắt, nhiều khả năng con bạn cũng vậy. Con cái có thể nhận bất kỳ đặc điểm nào do di truyền từ những người sinh ra mình.
Hệ thần kinh phát triển
Việc trẻ ngủ mở mắt có thể do hệ thần kinh kết hợp với mô hình ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) đang phát triển. Thông thường, trẻ sơ sinh trải qua thời gian ngủ REM lâu hơn người lớn và chuyển động của mắt trong lúc ngủ cũng xảy ra nhiều hơn.
Trẻ ngủ mở mắt do dị tật
Trong những trường hợp cực kỳ hiếm gặp, bé có thể không nhắm được mí mắt do dị tật bẩm sinh. Ở tình trạng này, con có thể cần sự can thiệp của phẫu thuật để khắc phục vấn đề.
Tuy nhiên, ba mẹ không nên quá lo lắng vì hiện tượng trẻ ngủ nhưng vẫn mở mắt do dị tật là vô cùng hiếm gặp. Đây là nguyên nhân không thể bỏ qua, được kể đến nhằm nhắc nhở ba mẹ cần đề phòng, không được chủ quan.
2/ Khi trẻ ngủ mở mắt có gây hại gì không
Cách mà trẻ ngủ mở mắt một phần hay toàn phần đều được xem là lành mạnh và vô hại. Nhiều bà mẹ lo lắng và thấy kỳ lạ nên đã đến gặp chuyên gia. Câu trả lời của các bác sĩ cũng sẽ tương tự rằng hiện tượng này vẫn thường xảy ra ở trẻ sơ sinh.
Ngủ mở mắt - được gọi là chứng ngủ đêm trong y học, là vô hại. Nó khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và không chỉ ra rằng con bạn có vấn đề về giấc ngủ.
Nhiều chuyên gia tin rằng đó là do tâm trí của em bé rất phấn khích và bận rộn trong giai đoạn REM dài của giấc ngủ. Trẻ sơ sinh dành hơn 50% thời gian trong giai đoạn REM và tâm trí của chúng vẫn đang phát triển tích cực. Khi lớn lên, kiểu ngủ của chúng thay đổi để trở nên giống người lớn hơn, nghĩa là ít quấy khóc hơn trong thời gian ngủ trưa và ít thức giấc hơn vào ban đêm.
3/ Mẹ cần làm gì khi bé ngủ mở mắt thường xuyên
Không có gì cần lo lắng về việc trẻ ngủ mở mắt một phần, nhưng với những người mới làm mẹ, họ có thể tự hỏi làm thế nào để con mình ngủ khi nhắm mắt. Có một số cách mà mẹ có thể giúp trẻ nhắm mắt khi ngủ:
Tắt tất cả ánh sáng
Trong lúc trẻ ngủ, hãy tắt tất cả các loại đèn, hoặc ánh sáng chói. Đây là những yếu tố hàng đầu quấy rầy trẻ khiến con ngủ nhưng vẫn không nhắm mắt. Ngoài ra, việc giảm độ sáng trong phòng ngủ cũng giúp em bé nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn, mà không cần tác động ru ngủ quá nhiều từ người mẹ.
Tạo chu kỳ thời gian ăn, chơi và ngủ
Thiết lập một chu kỳ thời gian rất quan trọng cho bé. Nó sẽ giúp em bé tập đi vào giấc ngủ mà không bị gián đoạn bởi những phần còn lại là ăn và chơi. Việc tạo thói quen cho bé cũng giúp con phân biệt được thời gian ngày và đêm, chơi và ngủ một cách rõ ràng.
Hạn chế chơi đùa nhiều vào ban ngày
Vui đùa quá nhiều vào ban ngày có thể khiến bé vẫn còn phấn khích vào ban đêm. Điều này sẽ khiến con ngủ nhưng vẫn mở mắt, "thao thức" được chơi đùa. Do vậy, ba mẹ nên chú ý không cho bé đùa nghịch quá nhiều vào ban ngày để con ngủ ngon hơn với đôi mắt hoàn toàn khép lại.
Dùng ngón tay vuốt mí trẻ ngủ mở mắt
Sau khi thấy bé đã ngủ khá sâu, mẹ có thể dùng ngón tay nhẹ nhàng khép mí mắt bé lại. Lưu ý cử động và làm thao tác thật nhẹ nhàng để tránh gây ra hiện tượng giật mình và quấy khóc ở trẻ.
Thời điểm nên gặp bác sĩ
Khi bé đã được 18 tháng tuổi nhưng vẫn xuất hiện tình trạng ngủ mở mắt, các mẹ cần cân nhắc đưa con đến gặp bác sĩ. Hiện tượng lúc này có thể không còn là bình thường và tự nhiên, mà nó có thể do nguyên nhân liên quan đến dị tật hoặc bệnh lý. Để chắc chắn, hãy cho con đến cơ sở y tế sớm nhất để được điều trị.
Về cơ bản, bạn không cần lo lắng khi trẻ ngủ mở mắt vì đó là điều bình thường. Tuy nhiên, hãy theo dõi thời gian và độ tuổi của con xem hiện tượng này kéo dài đến khi nào. Như đã giải thích, nếu trẻ vẫn ngủ mở mắt sau 18 tháng tuổi, con có thể bị mắt dị dạng mí mắt mặc dù đây là trường hợp rất hiếm gặp. Tóm lại, nên đưa con đi khám lúc này để được điều trị sớm và hiệu quả nhất.