Gửi Câu Hỏi

Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ có sao không? Mẹo dân gian cho bé

Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ là tình trạng khá phổ biến, nhất là ở trẻ sơ sinh. Ba mẹ chăm con thấy hiện tượng này chắc chắn cảm thấy lo lắng vì không biết liệu con có đang mắc bệnh gì không.

Theo một nghiên cứu thực hiện năm 2012, có tới 12% trong tổng 6381 trẻ em từ 7-11 tuổi bị đổ mồ hôi ban đêm. Về cơ bản, đổ mồ hôi khi ngủ có thể xảy ra với trẻ em ở mọi lứa tuổi.

Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu là dạng đổ mồ hôi cục bộ (được gọi là Local sweating). Điều này nghĩa rằng bé chỉ ra mồ hôi ở da đầu hoặc toàn bộ đầu, mặt hoặc cổ. Các mẹ có thể thấy gối của con ướt, trong khi giường vẫn khô ráo.

Ra mồ hôi trộm là dấu hiệu của bệnh lý nào mà cơ thể con đang muốn mẹ biết? Hãy tìm hiểu những thông tin sau đây để hiểu hơn về vấn đề này.

1/ Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ là bệnh gì?

Hiện tượng trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ thường xuất phát từ sinh lý. Tuy nhiên, cũng không thể ngoại trừ khả năng con đang mắc phải bệnh lý nào đó. Theo các thông tin về y tế, bé ra mồ hôi trộm có thể mắc một trong những loại bệnh dưới đây.

Cảm lạnh thông thường

Trẻ đổ mồ hôi khi ngủ có thể do bé đang mắc bệnh cảm lạnh. Thông thường, trẻ em dưới 6 tuổi là đối tượng dễ mắc cảm lạnh nhất. Triệu chứng của loại bệnh này thường kéo dài hơn 1 tuần.

Ngoài đổ mô hôi ở đầu, trẻ còn có các triệu chứng khác như: nghẹt mũi, sổ mũi, hắt xì, tắc nghẽn xoang, đau họng, ho, đau nhức cơ thể.

Bệnh về mũi, họng và phổi

Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ cũng có thể liên quan đến sức khỏe mũi, cổ họng và phổi. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ em mắc các chứng bệnh này cũng sẽ bị đổ mồ hôi trộm vào ban đêm.

trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ

Nghiên cứu y tế chỉ ra rằng trẻ em đổ mồ hôi khi ngủ có nhiều khả năng gặp vấn đề về sức khỏe như: hen suyễn, dị ứng, chảy nước mũi do dị ứng, viêm amidan... Hầu hết các trường hợp này đều có liên quan đến hệ thống thở.

Thay đổi nội tiết tố

Trẻ lớn hơn khi ra mồ hôi trộm ở đầu có thể do thay đổi nội tiết tố. Tuổi dậy thì có thể khiến con đổ mồ hôi nhiều hơn và thường chỉ ra mồ hôi ở đầu khi ngủ. Nếu con có mùi cơ thể, nhiều khả năng do con đã đến tuổi dậy thì. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ra mồ hôi.

Thiếu hụt dinh dưỡng

Trẻ bị thiếu canxi, vitamin D hay một số khoáng chất thiết yếu khác cũng dễ ra mồ hôi trộm trong lúc ngủ. Canxi đóng vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh và sự phát triển hệ xương ở trẻ. Vì vậy, khi bé còi xương, con sẽ hay đổ mồ hôi và quấy khóc, chậm lớn.

do thiếu hụt dinh dưỡng

Viêm phổi

Nếu nghiêm trọng hơn, trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ có thể đang bị viêm phổi do hít phải bụi hoặc nấm mốc. Bệnh này phổ biến hơn ở trẻ em bị hen suyễn và mắc bệnh dị ứng khác.

Ngoài biểu hiện ra mồ hôi, con mắc viêm phổi còn có dấu hiệu: ớn lạnh, hụt hơi, ho, sốt, mệt mỏi...

Ung thư

Đây là loại bệnh rất khó xảy ra đối với trẻ chỉ bị ra mồ hôi ban đêm. Nếu bé mắc ung thư hạch hoặc bệnh tương tự khác, con sẽ đổ mồ hôi khi bệnh bắt đầu chuyển biến xấu. Bé có thể sẽ bộc lộ các triệu chứng khác như: sốt, kém ăn, buồn nôn, khó thở, ho.

2/ Khi bé ra mồ hôi trộm ở đầu ảnh hưởng gì đến sức khỏe

Nếu ra mồ hồi trộm ở đầu nhiều, sức khỏe của con ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây nên những biến chứng xấu, làm chậm sự phát triển bình thường ở trẻ.

Viêm đường hô hấp

Mồ hôi thoát ra ngoài đồng nghĩa với hiện tượng lỗ chân lông bị hở. Khi đó, vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Nếu mồ hôi không được lau khô, trẻ sẽ bị nhiễm lạnh và mắc bệnh viêm đường hô hấp.

mồ hôi trộm khiến bé dễ bị viêm đường hô hấp

Mồ hôi trộm khiến trẻ mất nước và muối

Trẻ ra mồ hôi ở đầu cũng sẽ khiến cơ thể mất nước và muối. Hiểu một cách đơn giản, cơ thể đổ bao nhiêu mồ hôi sẽ mất đi một lượng nước ngần đó. Hơn nữa, lượng muối cũng thoát ra ngoài cùng nước và khiến con thiếu muối trầm trọng.

Bé dễ bị còi xương

Thiếu canxi có thể khiến con ra mồ hồi nhiều lúc ngủ. Khi tình trạng này kéo dài, mồ hôi kèm theo canxi thoát ra ngoài sẽ khiến con thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng. Con có thể bị còi xương nếu thiếu lượng lớn canxi.

3/ Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ cho trẻ

Để chấm dứt hiện tượng trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ, các mẹ nên thực hiện một số phương pháp trị mồ hôi trộm được nhiều chuyên gia chia sẻ. Dưới đây là một số mẹo dân gian đơn giản giúp chữa mồ hôi trộm ở trẻ, ba mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho con mình.

+ Dùng gối làm từ lá đinh lăng: Loại lá này có khả năng thấm hút mồ hôi và giúp bé ngủ ngon không gián đoạn. Các mẹ hãy làm gối cho bé từ lá đinh lăng và sử dụng cho con trong vòng 8 tháng - 1 năm để đảm bảo vệ sinh.

+ Dùng lá dâu non làm canh: Lá dâu tằm có vị đắng, ngọt, mát, và có tác dụng tán phong nhiệt. Đây là yếu tố giúp lá dâu trở thành nguyên liệu tuyệt vời để sử dụng cho bài thuốc trị mồ hôi trộm hiệu quả.

+ Cho bé uống nước rau má: Nước rau má giúp thanh nhiệt và hạn chế mồ hôi ở trẻ rất tốt.

+ Nấu chè đậu xanh và táo đỏ: Trong khi đậu xanh giúp thanh nhiệt, bồi bổ và giải độc, táo đỏ giúp tăng sức đề kháng và tiêu hóa thức ăn.

+ Cho con ăn cháo đậu đen: Món ăn này giúp làm mát cơ thể và cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ rất tốt. Táo đỏ nấu cùng cháo sẽ giúp con ngủ ngon giấc hơn.

+ Nấu cháo gốc hẹ: Hẹ có tính ấm thường được dùng chữa đau tức ngực và bụng. Ngoài ra, vị thuốc này còn giúp điều trị chứng mồ hôi trộm hiệu quả ở trẻ nhỏ.

4/ Đối với trẻ ra mồ hôi trộm tắm lá gì

Trẻ ra mồ hôi trộm có thể tắm bằng một số loại lá có công dụng làm mát cơ thể và trị chứng nóng trong tốt. Dưới đây là một vài gợi ý cho mẹ tham khảo để sử dụng tắm cho con.

Tắm lá dâu

Lá dâu giúp làm mát và trị mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ rất hiệu quả. Các mẹ có thể cho con tắm lá dâu để chấm dứt tình trạng đổ mồ hôi ở đầu.

Thực hiện:

+ Rửa sạch 200g lá dâu tằm bánh tẻ và đun với 2 lít nước có chút muối

+ Dùng nước này để tắm cho trẻ hàng ngày

Xông hơi bằng lá lốt

Lá lốt cũng là một vị thuốc hiệu quả trong việc trị mồ hôi trộm ở trẻ. Không chỉ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lá lốt còn chữa âm hư và giúp bổ thận.

trẻ ra mồ hôi trộm tắm lá gì

Thực hiện:

+ Rửa sạch 100g thân và lá của lá lốt rồi đun với 2 lít nước có muối

+ Để nước nguội rồi xông hơi cho bé.

Tắm lá đinh lăng

Lá đinh lăng có tác dụng tốt với cơ thể trẻ nhỏ đang ra mồ hôi trộm. Loại thảo dược này có thể chữa mẩn đay, làm mát cơ thể và bổ máu. Ba mẹ có thể tắm cho bé bằng lá này để trị mồ hôi trộm.

trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ

Thực hiện:

+ Rửa sạch một nắm lá đinh lăng rồi đun với 2 lít nước sôi

+ Để nước nguội rồi tắm cho trẻ

+ Lau người cho bé bằng khăn sạch

Nhìn chung, trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ là hiện tượng thường gặp trong quá trình chăm sóc con. Mặc dù ban đầu chưa gây nguy hiểm nhưng nếu kéo dài, tình trạng này sẽ khiến con gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Các mẹ hãy thử một trong những mẹo đề cập trên để giúp con nhanh chóng hết mồ hôi trộm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9