Gửi Câu Hỏi

Trẻ sơ sinh bú đêm nhiều hơn ngày vì sao? Ba mẹ nên làm gì?

Trẻ sơ sinh bú đêm nhiều hơn ngày có phải hiện tượng bình thường không và ba mẹ nên làm gì? Dẫu biết rằng nếp ăn, nếp ngủ ở trẻ sơ sinh khác biệt nhiều so với người lớn, nhưng khi tình trạng này xảy ra thường xuyên lại ảnh hưởng nhiều tới cả sinh hoạt, giấc ngủ của mẹ. Bé ngủ ngon sẽ cùng mẹ tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết.

1/ Tại sao trẻ sơ sinh bú đêm nhiều hơn ngày?

Trẻ sơ sinh bú đêm nhiều hơn ngày

Số lần bú đêm ở trẻ sơ sinh sẽ giảm dần theo độ tuổi, điển hình như:

  • Trẻ < 2 tháng: thường bú 2 lần/đêm
  • Trẻ 2 - 3 tháng: thường bú 1 lần/đêm
  • Trẻ từ 4 tháng tuổi: phần lớn trẻ sẽ ngủ được hơn 7 tiếng mà không cần bú đêm

Do dạ dày của trẻ sơ sinh còn nhỏ, chưa trữ được nhiều sữa nên để duy trì năng lượng cần thiết, trẻ sơ sinh bú đêm là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Thế nhưng, số lần bú nên trong giới hạn khoảng 1 - 2 lần mỗi đêm hay giảm dần theo thời gian.

Trẻ sơ sinh bú đêm nhiều hơn ngày khá ít gặp và thường đến từ các nguyên nhân như:

  • Trẻ chìm vào giấc ngủ say khi đang bú bình hoặc bú mẹ, dẫn tới ký ức cuối cùng của trẻ trước khi đi ngủ là được bú, ti mẹ hoặc ti bình trở thành một vật an toàn của bé. Do đó khi thức giấc ban đêm, trẻ luôn có xu hướng đòi bú
  • Trẻ được cho ăn quá nhiều vào ban ngày, luôn được cho ăn mỗi khi khóc, dẫn tới khoảng cách giữa các cữ bú luôn ngắn. Từ đó trẻ quen với việc được bú nhiều lần và áp dụng thói quen này vào cả giấc ngủ ban đêm

2/ Bé bú đêm nhiều có tốt không?

Trẻ sơ sinh bú đêm nhiều hơn ngày

Trẻ sơ sinh bú đêm nhiều hơn ngày phần lớn đền từ thói quen sinh hoạt chưa hợp lý. Nên thực tế điều này không tốt cho sức khỏe của con lẫn ba mẹ (vì phải thức nhiều lần trong đêm, ảnh hưởng nhiều hơn tới giấc ngủ). Nó có thể làm:

  • Tăng nguy cơ hít sặc: vì bé bú xong lại nằm ngay nên dễ trào ngược hơn, dịch có thể bị tràn lên và hít vào phổi
  • Tăng nguy cơ sâu răng
  • Gián đoạn giấc ngủ, trẻ khó ngủ lại và ảnh hưởng tới quá trình tiết hormon tăng trưởng vào ban đêm của cơ thể

3/ Có nên cho trẻ sơ sinh bú vào ban đêm không?

Việc cho trẻ bú đều ở giai đoạn sơ sinh là cần thiết nhưng ta cũng cần lưu ý:

  • Chỉ nên cho trẻ sơ sinh bú khoảng 1 - 2 lần mỗi đêm và không nên đánh thức trẻ dậy để bú
  • Cho trẻ bú đủ chứ không nên cho trẻ bú quá no, khiến bụng căng tức và khó ngủ
  • Khi bú đêm, nên đặt bé trong tư thế nằm nghiêng để tránh tình trạng sặc sữa. Nếu mẹ bế bé thì nên đặt con nằm nghiêng để phần cằm bé chạm vào bầu ngực mẹ
  • Khi cho bé bú đêm, mẹ vẫn nên giữ không gian yên tĩnh, ít ánh sáng để trẻ dễ ngủ lại được
  • Nên cắt giảm bú đêm khi trẻ bước sang tháng thứ 7

Nếu trẻ trên 4 tháng và vẫn đòi bú đêm nhiều thì ba mẹ nên:

  • Giãn dần các cữ bú vào ban ngày để tạo thói quen trong các cữ bú cho bé. Nếu ban đêm trẻ dậy khóc đòi bú thì mẹ có thể dùng núm giả
  • Đặt trẻ xuống giường ngủ khi con còn tỉnh, không để bé ngủ say khi đang bú
  • Không cho trẻ ôm bình sữa trong giường ngủ

Melatonin giúp trẻ ngủ ngon

Nếu tình trạng trẻ bú nhiều về đêm vẫn diễn ra, kèm theo con khó ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc thì ba mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho con. Đây là một hormon giấc ngủ được tiết ra tự nhiên trong cơ thể để điều chỉnh nhịp sinh học ngày đêm và cũng có mặt trong nhiều thực phẩm như: trà hoa cúc, trà lạc tiên, kiwi, cá, óc chó, hạnh nhân...

Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, bổ sung melatonin là an toàn cho trẻ và giúp trẻ dễ ngủ, ngủ ngon hơn ngay từ những ngày đầu sử dụng. Ở trẻ em, ba mẹ nên chọn melatonin tinh khiết nhỏ giọt để hiệu tốt và dễ dùng hơn.

Mong rằng bài viết đã giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ sơ sinh bú đêm nhiều hơn ngày. Nếu trẻ hơn 4 tháng và vẫn gặp tình trạng bú đêm, ba mẹ hãy áp dụng ngay các mẹo nhỏ trên đây để giúp con hình thành được chu kỳ bú đúng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9