Gửi Câu Hỏi

Trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt có sao không? Mẹ phải làm gì

Trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt là hiện tượng khiến nhiều ba mẹ lo ngại vì không biết đây là một phản xạ bình thường hay bất thường. Khi bé bị giật mình trong lúc ngủ có thể do tiếng động lớn hay được di chuyển vị trí một cách đột ngột. Khi tình trạng này xảy ra, trẻ có thể khóc hoặc không khóc. Phản ứng giật mình hoảng hốt được coi là phản xạ tự nhiên (Moro) của trẻ và thường sẽ kết thúc sau vài tháng. Tuy nhiên, biểu hiện này của trẻ sơ sinh đang khiến không ít cha mẹ lo lắng vì họ cho rằng con đang mắc bệnh lý nào đó.

1/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt

Các chuyên gia cho rằng tình trạng trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt sẽ biến mất khi con được 6 tháng tuổi. Về cơ bản, chúng ta có thể hiểu được giật mình chính là cách cơ thể phản ứng với nguy hiểm. Biểu hiện này ở trẻ sơ sinh xảy ra rõ rệt vì trẻ mới bước ra môi trường bên ngoài và chưa thể thích nghi.

Tuy nhiên, đó chỉ là cách hiểu chung nhất và việc trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình còn xuất phát từ nhiều tác động xung quanh.

Môi trường ngủ không tốt

Tiếng ồn, âm thanh lớn, phòng ngủ bí, ánh sáng quá chói... chính là những yếu tố hàng đầu có thể gây ra hiện tượng trẻ hay giật mình hoảng sợ trong giấc ngủ. Khi đang ngủ một giấc khá sâu, những tiếng động lớn sẽ bất ngờ đánh thức trẻ một cách dễ dàng. Kết quả là, trẻ sơ sinh giật mình để phản ứng với cảm giác mà chúng thấy không an toàn.

Bị va chạm bất ngờ

Côn trùng cắn, hay ai đó va phải vào bé lúc con đang ngủ cũng khiến trẻ giật mình hoảng hốt. Nhiều bà mẹ có thói quen vỗ mông, hay sờ má trẻ sơ sinh nhưng điều này cũng có thể khiến con giật mình.

trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt

Do đổi vị trí ngủ

Việc đổi tư thế hay vị trí ngủ cũng khiến bé giật mình. Theo lý giải, bé đang nằm trên một vị trí quen thuộc nên việc giật mình hoảng hốt khi được bế sang chỗ khác là chuyện đương nhiên.

Do bị đói

Đói cũng có thể là nguyên nhẫn dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt. Dạ dày của em bé là rất nhỏ, do vậy không thể chứa nhiều thức ăn. Khi cơn đói cồn cào, em bé sẽ giật mình và cần bú sữa mẹ ngay.

Bé mơ thấy ác mộng

Không chỉ người lớn, trẻ sơ sinh khi gặp ác mộng cũng dễ giật mình hoảng hốt. Theo khoa học, hiện tượng này xảy ra trong giai đoạn giấc ngủ REM. Trong khoảng thời gian này, bé chưa ngủ sâu và có cảm giác đang rơi tự do. Vì vậy, con sẽ sợ hãi dẫn đến giật mình.

bé mơ thấy ác mộng

Nguy cơ mắc bệnh lý

Một nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt là bé bị mắc bệnh lý như viêm đường hô hấp, khó thở, rối loạn tiêu hóa, dị ứng. Mặc dù trường hợp này hiếm khi xảy ra, nhưng cũng không thể bỏ qua. Những căn bệnh này sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và bất an. Lúc đi ngủ, trẻ sẽ dễ bị giật mình và quấy khóc, ngay cả lúc thức dậy.

2/ Trẻ hay giật mình hoảng hốt có sao không?

Trẻ sơ sinh thường có cảm giác thiếu an toàn khi mới bước ra khỏi bụng mẹ. Do vậy, việc giật mình hoảng hốt trong lúc ngủ là chuyện dễ hiểu. Thậm chí, phản xạ giật mình này còn rất quan trọng và không thể thiếu với bé.

Theo nhiều nghiên cứu, giật mình chính là một biểu hiện có liên quan đến hệ thần kinh khỏe mạnh ở trẻ sơ sinh. Đây là cách mà cơ thể phản ứng với những tác động bên ngoài, và điều này cho thấy bộ não con hoạt động bình thường.

trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt

Có thể nói hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình và sợ hãi là bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên vì thế mà chủ quan. Bạn hãy thường xuyên quan sát biểu hiện của bé, và cần đưa con đi khám nếu thấy xuất hiện triệu chứng ho, sốt, khó thở...

3/ Khi trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt mẹ cần làm gì

Tương ứng với các nguyên nhân khiết trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt đã liệt kê ở trên, dưới đây là các giải pháp mẹ có thể làm để giúp giảm thiểu tình trạng này ở con.

Đảm bảo môi trường ngủ sạch sẽ, thông thoáng

Không gian phòng ngủ thông thoáng đóng vai trò quan trọng giúp em bé ngủ ngon và ít bị giật mình. Trong quá trình bé ngủ, các mẹ cũng cần lưu ý tránh gây nên những tác động và tiếng ồn lớn khiến bé giật mình tỉnh giấc. Hãy tắt mọi âm thanh và vặn nhỏ âm lượng xuống mức thấp nhất có thể. Tất cả các thành viên gia đình cũng nên điều chỉnh sinh hoạt của mình để tạo nên một không gian tĩnh lặng.

Đặt bé xuống giường khi con buồn ngủ

Như đã lý giải, bé đang ngủ sâu giấc bỗng được bế rời khỏi vị trí ngủ sẽ gây ra hiện tượng giật mình. Để tránh khả năng này, khi thấy bé buồn ngủ, hãy đặt con xuống nôi hoặc giường ngay. Cách làm này không chỉ giúp con không có cảm giác chơi vơi dẫn đến giật mình, mà còn giúp bé không quá phụ thuộc vào mẹ.

đặt con xuống giường khi buồn ngủ

Cho con bú no

Trước khi đi ngủ, mẹ hãy cho trẻ bú đủ no để con không bị đói khi vừa nằm xuống ngủ. Khi thấy bé tỉnh giấc, quấy khóc nửa đêm, hãy cho bé bú sữa vì rất có thể con đang đói bụng.

Quấn khăn cho bé

Khi bước ra môi trường ngoài bụng mẹ, bé thường xuyên có cảm giác thiếu an toàn. Do đó, việc trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt là điều dễ hiểu. Một giải pháp để hạn chế tình trạng này mà mẹ nên làm là dùng khăn mỏng êm ái quấn em bé. Bạn không nên quấn quá chặt để tránh gây khó thở và khó chịu cho con.

Không để bé chơi đùa quá nhiều ban ngày

Việc vui đùa quá nhiều vào ban ngày sẽ khiến bộ não còn hưng phấn. Kết quả là trẻ dễ bị giật mình vào ban đêm vì đang mơ màng điều gì đó. Do vậy, ba mẹ nên hạn chế cho bé chơi đùa nhiều để giúp con có giấc ngủ sâu và ngon hơn vào ban đêm.

trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt

Trong trường hợp thấy bé giật mình hoảng hốt và có kèm theo biểu hiện sốt, ho, khó thở, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Bằng cách này, trẻ sẽ được điều trị hợp lý và nhanh chóng quay lại nhịp sống bình thường.

Về cơ bản, trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt là hiện tượng tự nhiên và ba mẹ không nên lo lắng. Hãy áp dụng những giải pháp phù hợp để hạn chế biểu hiện này, giúp bé ngủ ngon hơn. Ngoài ra, cần quan sát kỹ lưỡng những triệu chứng nguy hiểm có thể xảy ra để kịp thời đưa bé đi viện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9